Jul 14, 2018
Khi nhắc đến đối tượng mục tiêu, các nhà quản lý thường nghĩ ngay đến đối tượng khách hàng mục tiêu mà quên rằng với một doanh nghiệp, khách hàng hay doanh số không phải là tất cả. Tùy theo mục tiêu kinh doanh của từng giai đoạn phát triển, doanh nghiệp của bạn sẽ cần quan tâm đến các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.
Ví dụ, Alex là một doanh nhân khởi nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng sản phẩm cho start-up của mình. Để có vốn sản xuất, Alex cần gây ấn tượng với các nhà đầu tư để họ rót vốn vào. Khi sản phẩm đã hoàn thiện, sẵn sàng tung ra thị trường, Alex cần gây ấn tượng với các nhà bán lẻ, nhà phân phối để họ chấp nhận đặt sản phẩm đó lên kệ. Khi mục tiêu này đã hoàn thành, Alex mới cần truyền thông đến khách hàng để họ mua sản phẩm, lúc này đã có mặt tại các cửa hàng gần nhất.
Khi công ty phát triển và cổ phần hóa, Alex cần truyền thông đến các cổ đông của công ty. Đồng thời, Alex cũng đã có những ý tưởng khác muốn theo đuổi mà muốn bán bớt cổ phần của mình trong công ty. Anh bắt đầu tìm kiếm và truyền thông đến các nhà đầu tư, công ty có khả năng mua lại cổ phần của anh.
Đầu tiên, hãy xác định công ty của bạn đang ở giai đoạn phát triển nào (mô hình tăng trưởng Greiner là một gợi ý cho bạn). Ở giai đoạn này, mục tiêu của bạn là gì? Để đạt được mục tiêu đó, bạn cần truyền thông đến đối tượng nào? Dưới đây là 8 đối tượng mục tiêu quan trọng mà bạn sẽ cần quan tâm đến.
1. CÁC NHÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM
Các nhà đầu tư mạo hiểm tiếp cận và được tiếp cận bởi hàng trăm doanh nghiệp mỗi năm, và họ, cũng như bạn, có rất ít thời gian. Mỗi nhà đầu tư mạo hiểm sẽ có xu hướng đầu tư vào một “loại” công ty nhất định. Trước khi tìm cách tiếp cận họ, hãy dành thời gian tìm hiểu xem những tiêu chí lựa chọn của họ là gì, và liệu công ty của bạn có phải là “loại” ưa thích của họ hay không để tránh mất thời gian.
Khi bạn đã có được contact của họ, lúc này “vũ khí” truyền thông của bạn sẽ là bản kế hoạch kinh doanh. Một lần nữa, họ sẽ không có nhiều thời gian, vì vậy hãy làm sao để bản kế hoạch của bạn thật súc tích và đi vào trọng điểm. Đội ngũ nhân sự của công ty cũng là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của họ, vì vậy đừng quên làm nổi bật profile của bản thân và những người đang cùng bạn xây dựng công ty.
2. NGÂN HÀNG
Các ngân hàng sẽ quan tâm đến các con số nhiều hơn là ý tưởng kinh doanh hay đội ngũ nhân sự. Với đối tượng này, bạn sẽ cần dành thời gian cho bảng cân đối tài chính và báo cáo dòng tiền. Hãy giải thích thật chi tiết nếu có bất kỳ điểm bất thường nào.3. CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THIÊN THẦN
Các nhà đầu tư thiên thần sẽ không yêu cầu chi tiết, khắt khe như các nhà đầu tư mạo hiểm. Trong khi các nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư dưới danh nghĩa công ty, các nhà đầu tư thiên thần đầu tư với tiền của chính họ, và những người này thường tin tưởng nhiều vào linh cảm và ấn tượng của bản thân. Thay vì một bản kế hoạch chi tiết dài dòng, có thể họ sẽ cảm thấy ấn tượng với sự tận tâm và cố gắng của bạn hơn.
4. ĐỐI TƯỢNG HỢP TÁC TIỀM NĂNG
Nếu bạn được mời hợp tác trong một doanh nghiệp, bạn sẽ quan tâm đến những trách nhiệm phải thực hiện, những quyền lợi sẽ có và quyền làm chủ của mình trong doanh nghiệp đó. Những người mà bạn muốn mời hợp tác cũng sẽ có những mối quan tâm tương tự. Hãy đảm bảo rằng những vấn đề trên được phân chia rạch ròi, nhất là đối với quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm.
5. KHÁCH HÀNG
Như đã nói ở trên, ở nhiều giai đoạn, khách hàng sẽ không phải là ưu tiên hàng đầu của bạn. Tuy nhiên, đây luôn luôn là một nhóm đối tượng mục tiêu quan trọng. Khác với nhà đầu tư hay đối tác, khách hàng không cần phải biết về những khó khăn của bạn. Hãy đảm bảo các thành tựu, chứng nhận của bạn được thông tin đầy đủ, và sẽ không có vấn đề gì lớn nếu các con số được thổi phồng một chút.
6. NHÀ CUNG CẤP
Điều các nhà cung cấp quan tâm nhất là liệu bạn có đủ khả năng để chi trả các hóa đơn của họ hay không, vì vậy đừng quên thông tin về các dự đoán tài chính tích cực hay các khoản đầu tư. Các nhà cung cấp luôn mong muốn khách hàng của họ đặt hàng nhiều hơn, vì vậy họ sẽ quan tâm đến tốc độ phát triển của công ty bạn.
Điều quan trọng là nếu bạn cho họ thấy được tiềm năng phát triển của công ty, bạn sẽ ở vị thế có lợi hơn khi đàm phán các điều khoản mua hàng.
7. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
Các đối tác chiến lược thường chỉ quan tâm đến một hoặc một số lợi ích nhất định khi liên kết với bạn, ví dụ như công nghệ, hệ thống phân phối, các mối quan hệ… Vì vậy, khi đàm phán hợp tác với một đối tác chiến lược tiềm năng, đừng quên nhấn mạnh những điều họ quan tâm. Tuy nhiên, đôi khi, các đối tác chiến lược cũng có thể là những đối thủ tiềm năng. Hãy giới hạn những thông tin nhạy cảm liên quan đến tài chính hay chiến lược.
8. NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY
Nhân viên, quản lý trong công ty của bạn cần phải có niềm tin vào phương hướng phát triển của công ty, vì vậy đừng quên nhắc nhớ họ liên tục về vấn đề này. Nếu có thể, hãy công khai cho họ biết những thông tin doanh thu, tài chính của công ty. Điều này sẽ làm họ cảm thấy có trách nhiệm nhiều hơn với công ty. Hãy nhớ rằng, không ai có thể theo bạn từ năm này đến năm khác nếu họ cảm thấy bị che giấu quá nhiều thứ, hay không biết mình đang đi về đâu.
9. BÁO CHÍ
Thương hiệu của doanh nghiệp không phải là điều bạn nói, mà là điều mà mọi người thấy. Những gì báo chí nói về bạn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Hãy xây dựng mối quan hệ với các phóng viên, biên tập viên và thường xuyên gửi thông cáo báo chí về các cột mốc quan trọng của doanh nghiệp.
10. CHÍNH QUYỀN
Khi phát triển đến một mức độ nhất định, bạn sẽ bắt đầu phải làm việc nhiều hơn với chính quyền, vì vậy hãy xây dựng mối quan hệ, tạo ấn tượng tốt với chính quyền nếu có thể. Bạn không nhất thiết phải là người đứng ra làm điều này; bất cứ ai có khả năng quan hệ tốt với chính quyền đều là một nguồn lực quan trọng mà bạn có thể dựa vào.
Xác định đối tượng mục tiêu là một trong những vấn đề quan trọng mà bạn sẽ được học trong khóa học Xây dựng Thương hiệu Doanh nghiệp - Corporate Branding tại MVV Academy. Khóa học được hướng dẫn bởi HLV Nguyễn Thanh Sơn, chuyên gia truyền thông - thương hiệu hàng đầu Việt Nam, giảng viên chương trình đào tạo CEO cao cấp Elevator của Google.
Các khóa học liên quan:
Sign up for newsletters
Highlights