Feb 28, 2019
Trong thời đại mà người tiêu dùng có thể quyền xem những chương trình không có quảng cáo và được chặn hầu hết các quảng cáo trên màn hình của họ, việc xây dựng được một chiến dịch đột phá thu hút sự chú ý của khán giả có thể coi là một thành tựu thực sự cho thương hiệu.
Đây không nhất thiết phải là một hiện tượng công nghệ mới có thể thu hút được sự quan tâm của công chúng. Thay vào đó, nó thường là một ý tưởng lớn và giàu về mặt cảm xúc. Các thương hiệu trong danh sách này không chỉ gây được sự chú ý nơi người tiêu dùng mà còn tạo được cảm xúc cho họ.
Cách mà những thương hiệu này sử dụng rất đa dạng: một số áp dụng công nghệ tiên tiến, trong khi một số khác dựa vào quảng cáo ngoài trời hoặc điểm TV lớn. Vài chiến dịch rất buồn cười, một số hữu ích, một số khác thì đáng sợ, và cũng có cả cảm giác ấm áp.
Chúng tôi hy vọng 12 chiến dịch này sẽ truyền cảm hứng cho bạn trong năm 2019 và hơn thế nữa.
1. Chiến dịch ‘Altered Carbon’ của Netflix
Lấy bối cảnh 300 năm sau, sê-ri phim ‘Altered Carbon’ của Netflix kể về khoảng thời gian con người có thể chuyển bộ não của mình thông qua một “ngăn xếp vỏ não” vào cơ thể con người bình thường. Netflix đã thiết lập một show diễn tại Triển lãm điện tử tiêu dùng tháng 1 (CES) với các diễn viên gần như khỏa thân đóng vai các sinh vật hình người trong tương lai. Tuy nhiên, người tham dự không hề biết đây là một chiêu quảng cáo của Netflix.
Chiến dịch này được thực hiện bởi Psychasec – một công ty chuyên tạo ra những sê-ri phim viễn tưởng. Netflix thậm chí đã tổ chức các cuộc biểu tình giả mạo chống lại công ty ngay tại chương trình. Nghe có vẻ đáng sợ nhưng Netflix chính là minh họa rõ ràng cách mà các nhà marketing có thể tạo ra thế giới riêng của họ như các công ty giải trí có thể làm.
 2. Coca-cola sử dụng “Tương tác thực tế ảo (Augumented Reality)” trong World Cup 2018
Coca-Cola đã áp dụng chiến dịch quảng bá tại World Cup 2018 bằng trải nghiệm thực tế ảo (AR) bên ngoài nhà ga xe lửa thành phố Zurich. Nhà ga được trang bị một màn hình khổng lồ hoạt động như một chiếc gương, đưa ra hình ảnh phản chiếu của bất kỳ ai đứng trước nó. Màn hình này cũng tạo hiệu ứng mô phỏng sự góp mặt của cầu thủ bóng đá Thụy Sĩ Xherdan Shaqiri, khiến nó trông giống như họ đang chơi bên cạnh ngôi sao bóng đá này. Chiến dịch này tạo được sự lan tỏa trên Instagram, cũng như cộng hưởng tốt với sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh.
 3. Disney cho phép bạn ngủ trong Thiên Hà Star Wars
Disney đang tận dụng tối đa thương vụ 4 tỷ đô mua lại thương hiệu Star Wars với việc xây dựng chiến dịch Galaxy’s Egde. Được mô tả như một công viên giải trí khổng lồ, Galaxy Edge tạo được sự vượt trội với việc cung cấp dịch vụ khách sạn cao cấp Star Wars tại Florida, cho phép khách du lịch có thể tận hưởng một giấc ngủ trong thiên hà Star Wars. Mọi người còn có thể ghé thăm quán bar của Oga, với sự tham dự đầy đủ của dàn nhân vật trong bộ phim này.
Khi đề cập tới khía cạnh “Trải Nghiệm Nhập Vai”, Disney đã đề cao Oga’s bar :” Trải nghiệm khi đi xem phim là một chuyện” , “Sống trong bộ phim và thức dậy với chúng là một câu chuyện khác”. Đây là ví dụ điển hình của việc một thương hiệu có thể cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt xa với những gì họ có thể mong đợi.
 4. Ikea với quảng cáo “nước tiểu”
Liệu một quảng cáo có thể gây “buồn nôn” và “ấm lòng” trong cùng một lúc? Điều này hoàn toàn có thể với mẫu quảng cáo In Ấn sáng tạo của Ikea tại Thụy Điển. Thật vậy, trên tạp chí Amelia, quảng cáo này đã kêu gọi độc giả đưa một giọt nước tiểu vào một phần của tạp chí. Các kháng thể trên trang của tạp chí được thiết kế để liên kết với hormone thai kỳ hCG, từ đó sẽ đổi màu và xuất hiện ra mã giảm giá của sản phẩm là cái nôi dành cho em bé.
Agency Akestam Holst đã hợp tác với phòng nghiên cứu Mercene để tạo ra một chất liệu có thể được phân phối rộng rãi. Quảng cáo này còn là cách truyền thông chương trình trung thành khách hàng tới những cặp mới làm cha mẹ. Quảng cáo cũng gắn liền với chiến dịch “Where Life Happens” như giám đốc sáng tạo của Akestam Holst nói rằng :”Where life happens” tập hợp những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, và “có thai” cũng là một trong số chúng.
 5. Quảng cáo Alexa Super Bowl của Amazon
Amazon đã làm một quảng cáo Super Bowl dài 90 giây trong năm nay. Quảng cáo có sự góp mặt của những ngôi sao nổi tiếng như Rebel Wilson, Cardi B, and Anthony Hopkins và đặc biệt là Alexa, người phụ nữ bị mất đi giọng nói. (Giám đốc điều hành Amazon cũng có một vai trò đáng nhớ trong quảng cáo này).
Bài đăng đã nhận được gần 50 triệu lượt xem trên YouTube và thắng giải thưởng Today AdMeter Một quảng cáo đáng nhớ khác của Alexa, được phát hành trước quảng cáo Super Bowl, mặc dù giữa chúng có sự khác biệt về tông giọng. Trong quảng cáo, một người phụ nữ lớn tuổi phải đối mặt với nỗi buồn sau kỳ nghỉ, nhưng cô đã tìm thấy một món quà cuối cùng: một chiếc Echo. Cô nhận ra rằng , Echo có thể làm một cuộc trò chuyện video với gia đình ở xa của mình. Theo một cách nhìn khác, cả hai quảng cáo đều nhấn mạnh Alexa đã dần trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta.
 6. Quảng cáo ấm áp của Microsoft về trò chơi điện tử
Một minh chứng khác cho thấy quảng cáo truyền hình có thể tiếp thêm sức mạnh về cảm xúc. Quảng cáo nói về những đứa trẻ trong một khu phố ra ngoài đi chơi cùng nhau. Khung cảnh chính là Norman Rockwell, một cảnh quen thuộc mà bất kỳ ai cũng có thể bắt gặp ở vùng ngoại ô Hoa Kỳ với thời tiết giá lạnh. Bọn trẻ bắt đầu hì hục chạy cùng nhay, nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với điều vừa xảy ra, hóa ra tất cả họ đang xếp hàng để xem cậu bé Owen 9 tuổi đang cố sống cố chết để chơi game, cậu bé có thể chơi nhờ bộ điều khiển thích ứng Xbox. Owen mắc Hội chứng Escobar, một tình trạng hạn chế khả năng vận động. Theo lời bình của trên Youtube, “You’d have to be dead inside not to like that advert.”
 7. Quảng cáo đọc nhịp tim của Toyota
Nếu bạn nghĩ quảng cáo nước tiểu của Ikea tạo được sự vượt trội, có thể bạn cũng sẽ đánh giá cao quảng cáo đọc nhịp tim của Toyota. Trong số báo phát hành tháng 3 của tạp chí InStyle, khi đọc giả mở tay nắm cửa là bìa của tạp chí (có bao gồm thiết bị đo mạnh đập), sẽ mở ra nội dung bên trong là màn hình nhỏ hiển thị nhịp tim của bạn. Saatchi & Saatchi đã tạo ra 50,000 mẫu quảng cáo in ấn này, sau quá trình 8 tháng nghiên cứu.
 8. Chiến dịch “Theo hướng Cổng Vòm” của McDonald
Quảng cáo ngoài trời của McDonald ở Canada chứng minh là các bảng quảng cáo billboard theo phong cách cũ vẫn cung cấp nhiều khả năng truyền thông thú vị, khi nó vượt qua được giới hạn nhận thức của một định dạng trong thiết kế. Trong chiến dịch này, Agency Cossete đã sử dụng các đoạn cong trong logo để gợi ý hướng đi cho các tài xế. Ví dụ, một đoạn cắt phần trên bên phải chữ M chỉ là” Bên Tay Phải Của Bạn”. Chiến dịch ban đầu chỉ áp dụng cho 4 billboards, dự kiến sẽ được mở rộng trên toàn cầu.  9. Dự án khôi phục ảnh của Adobe sau sự kiện bão Harvey
Hầu hết các vật dụng gia đình bị mất sau thảm họa là có thể thay thế được, ngoại trừ”ảnh gia đình”. Trừ các phiên bản kỹ thuật số đã được lưu vào đám mây, một khi các bức ảnh gia đình không còn nữa, chúng sẽ hoàn toàn biến mất. Một tin tốt là, phần mềm chỉnh sửa ảnh có thể khôi phục những bức ảnh bị hư tổn. Các sinh viên từ khắp Texas đã làm việc với các tổ chức cưu trợ địa phương, đồng thời giúp các nạn nhân của cơn bão Harvey khôi phục lại những bức ảnh gia đình quý giá của họ.
 10. LG tại lễ hội âm nhạc Bonaroo
Bắt Millennials và Gen Z quan tâm đến máy giặt nghe có vẻ là một thử thách khó khăn. Nhưng LG đã tạo được sự quan tâm đặc biệt bằng cách cung cấp miễn phí dịch vụ giặt sấy tại lễ hội âm nhạc Bonaroo. LG’s LaundROO cung cấp 25 máy giặt, 25 máy sấy và hệ thống chăm sóc quần áo trong khu vực rộng 3600 feet vuông. Dịch vụ miễn phí này đã rất được chào đón tại sự kiện và cũng tạo cú hích lớn cho thương hiệu LG.
Bên cạnh đó, người tham gia giặt đồ còn được trao đổi một bộ quần áo cổ (vintage), LG kết hợp với cửa hàng What Goes Around Comes Around, cung cấp 2500 bộ quần áo để những người du khách có thể sử dụng trong lúc quần áo của họ được giặt sấy. Giống như các nhà tiếp thị hiện đại khác, LG biết rằng thương hiệu nên cần trở nên hữu ích hơn trong việc làm quảng cáo thay vì là cứ tìm cách chen chúc hoặc làm gián đoạn cuộc sống hằng ngày của khách hàng.
 11. Visa tập trung vào “Nữ Millennials”
Chiến dịch “Phụ Nữ và Tiền Bạc” của Visa nhắm đến đối tượng phụ nữ thế hệ Millennials, chiến dịch đã mở ra một cuộc đối thoại về giới tính, tài chính và bản chất bí mật (hush-hush) của tiền bạc.
 Theo Todd Wasserman - CMO
Sign up for newsletters
Highlights
Feb 28, 2019
Trong thời đại mà người tiêu dùng có thể quyền xem những chương trình không có quảng cáo và được chặn hầu hết các quảng cáo trên màn hình của họ, việc xây dựng được một chiến dịch đột phá thu hút sự chú ý của khán giả có thể coi là một thành tựu thực sự cho thương hiệu.
Đây không nhất thiết phải là một hiện tượng công nghệ mới có thể thu hút được sự quan tâm của công chúng. Thay vào đó, nó thường là một ý tưởng lớn và giàu về mặt cảm xúc. Các thương hiệu trong danh sách này không chỉ gây được sự chú ý nơi người tiêu dùng mà còn tạo được cảm xúc cho họ.
Cách mà những thương hiệu này sử dụng rất đa dạng: một số áp dụng công nghệ tiên tiến, trong khi một số khác dựa vào quảng cáo ngoài trời hoặc điểm TV lớn. Vài chiến dịch rất buồn cười, một số hữu ích, một số khác thì đáng sợ, và cũng có cả cảm giác ấm áp.
Chúng tôi hy vọng 12 chiến dịch này sẽ truyền cảm hứng cho bạn trong năm 2019 và hơn thế nữa.
1. Chiến dịch ‘Altered Carbon’ của Netflix
Lấy bối cảnh 300 năm sau, sê-ri phim ‘Altered Carbon’ của Netflix kể về khoảng thời gian con người có thể chuyển bộ não của mình thông qua một “ngăn xếp vỏ não” vào cơ thể con người bình thường. Netflix đã thiết lập một show diễn tại Triển lãm điện tử tiêu dùng tháng 1 (CES) với các diễn viên gần như khỏa thân đóng vai các sinh vật hình người trong tương lai. Tuy nhiên, người tham dự không hề biết đây là một chiêu quảng cáo của Netflix.
Chiến dịch này được thực hiện bởi Psychasec – một công ty chuyên tạo ra những sê-ri phim viễn tưởng. Netflix thậm chí đã tổ chức các cuộc biểu tình giả mạo chống lại công ty ngay tại chương trình. Nghe có vẻ đáng sợ nhưng Netflix chính là minh họa rõ ràng cách mà các nhà marketing có thể tạo ra thế giới riêng của họ như các công ty giải trí có thể làm.
 2. Coca-cola sử dụng “Tương tác thực tế ảo (Augumented Reality)” trong World Cup 2018
Coca-Cola đã áp dụng chiến dịch quảng bá tại World Cup 2018 bằng trải nghiệm thực tế ảo (AR) bên ngoài nhà ga xe lửa thành phố Zurich. Nhà ga được trang bị một màn hình khổng lồ hoạt động như một chiếc gương, đưa ra hình ảnh phản chiếu của bất kỳ ai đứng trước nó. Màn hình này cũng tạo hiệu ứng mô phỏng sự góp mặt của cầu thủ bóng đá Thụy Sĩ Xherdan Shaqiri, khiến nó trông giống như họ đang chơi bên cạnh ngôi sao bóng đá này. Chiến dịch này tạo được sự lan tỏa trên Instagram, cũng như cộng hưởng tốt với sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh.
 3. Disney cho phép bạn ngủ trong Thiên Hà Star Wars
Disney đang tận dụng tối đa thương vụ 4 tỷ đô mua lại thương hiệu Star Wars với việc xây dựng chiến dịch Galaxy’s Egde. Được mô tả như một công viên giải trí khổng lồ, Galaxy Edge tạo được sự vượt trội với việc cung cấp dịch vụ khách sạn cao cấp Star Wars tại Florida, cho phép khách du lịch có thể tận hưởng một giấc ngủ trong thiên hà Star Wars. Mọi người còn có thể ghé thăm quán bar của Oga, với sự tham dự đầy đủ của dàn nhân vật trong bộ phim này.
Khi đề cập tới khía cạnh “Trải Nghiệm Nhập Vai”, Disney đã đề cao Oga’s bar :” Trải nghiệm khi đi xem phim là một chuyện” , “Sống trong bộ phim và thức dậy với chúng là một câu chuyện khác”. Đây là ví dụ điển hình của việc một thương hiệu có thể cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt xa với những gì họ có thể mong đợi.
 4. Ikea với quảng cáo “nước tiểu”
Liệu một quảng cáo có thể gây “buồn nôn” và “ấm lòng” trong cùng một lúc? Điều này hoàn toàn có thể với mẫu quảng cáo In Ấn sáng tạo của Ikea tại Thụy Điển. Thật vậy, trên tạp chí Amelia, quảng cáo này đã kêu gọi độc giả đưa một giọt nước tiểu vào một phần của tạp chí. Các kháng thể trên trang của tạp chí được thiết kế để liên kết với hormone thai kỳ hCG, từ đó sẽ đổi màu và xuất hiện ra mã giảm giá của sản phẩm là cái nôi dành cho em bé.
Agency Akestam Holst đã hợp tác với phòng nghiên cứu Mercene để tạo ra một chất liệu có thể được phân phối rộng rãi. Quảng cáo này còn là cách truyền thông chương trình trung thành khách hàng tới những cặp mới làm cha mẹ. Quảng cáo cũng gắn liền với chiến dịch “Where Life Happens” như giám đốc sáng tạo của Akestam Holst nói rằng :”Where life happens” tập hợp những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, và “có thai” cũng là một trong số chúng.
 5. Quảng cáo Alexa Super Bowl của Amazon
Amazon đã làm một quảng cáo Super Bowl dài 90 giây trong năm nay. Quảng cáo có sự góp mặt của những ngôi sao nổi tiếng như Rebel Wilson, Cardi B, and Anthony Hopkins và đặc biệt là Alexa, người phụ nữ bị mất đi giọng nói. (Giám đốc điều hành Amazon cũng có một vai trò đáng nhớ trong quảng cáo này).
Bài đăng đã nhận được gần 50 triệu lượt xem trên YouTube và thắng giải thưởng Today AdMeter Một quảng cáo đáng nhớ khác của Alexa, được phát hành trước quảng cáo Super Bowl, mặc dù giữa chúng có sự khác biệt về tông giọng. Trong quảng cáo, một người phụ nữ lớn tuổi phải đối mặt với nỗi buồn sau kỳ nghỉ, nhưng cô đã tìm thấy một món quà cuối cùng: một chiếc Echo. Cô nhận ra rằng , Echo có thể làm một cuộc trò chuyện video với gia đình ở xa của mình. Theo một cách nhìn khác, cả hai quảng cáo đều nhấn mạnh Alexa đã dần trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta.
 6. Quảng cáo ấm áp của Microsoft về trò chơi điện tử
Một minh chứng khác cho thấy quảng cáo truyền hình có thể tiếp thêm sức mạnh về cảm xúc. Quảng cáo nói về những đứa trẻ trong một khu phố ra ngoài đi chơi cùng nhau. Khung cảnh chính là Norman Rockwell, một cảnh quen thuộc mà bất kỳ ai cũng có thể bắt gặp ở vùng ngoại ô Hoa Kỳ với thời tiết giá lạnh. Bọn trẻ bắt đầu hì hục chạy cùng nhay, nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với điều vừa xảy ra, hóa ra tất cả họ đang xếp hàng để xem cậu bé Owen 9 tuổi đang cố sống cố chết để chơi game, cậu bé có thể chơi nhờ bộ điều khiển thích ứng Xbox. Owen mắc Hội chứng Escobar, một tình trạng hạn chế khả năng vận động. Theo lời bình của trên Youtube, “You’d have to be dead inside not to like that advert.”
 7. Quảng cáo đọc nhịp tim của Toyota
Nếu bạn nghĩ quảng cáo nước tiểu của Ikea tạo được sự vượt trội, có thể bạn cũng sẽ đánh giá cao quảng cáo đọc nhịp tim của Toyota. Trong số báo phát hành tháng 3 của tạp chí InStyle, khi đọc giả mở tay nắm cửa là bìa của tạp chí (có bao gồm thiết bị đo mạnh đập), sẽ mở ra nội dung bên trong là màn hình nhỏ hiển thị nhịp tim của bạn. Saatchi & Saatchi đã tạo ra 50,000 mẫu quảng cáo in ấn này, sau quá trình 8 tháng nghiên cứu.
 8. Chiến dịch “Theo hướng Cổng Vòm” của McDonald
Quảng cáo ngoài trời của McDonald ở Canada chứng minh là các bảng quảng cáo billboard theo phong cách cũ vẫn cung cấp nhiều khả năng truyền thông thú vị, khi nó vượt qua được giới hạn nhận thức của một định dạng trong thiết kế. Trong chiến dịch này, Agency Cossete đã sử dụng các đoạn cong trong logo để gợi ý hướng đi cho các tài xế. Ví dụ, một đoạn cắt phần trên bên phải chữ M chỉ là” Bên Tay Phải Của Bạn”. Chiến dịch ban đầu chỉ áp dụng cho 4 billboards, dự kiến sẽ được mở rộng trên toàn cầu.  9. Dự án khôi phục ảnh của Adobe sau sự kiện bão Harvey
Hầu hết các vật dụng gia đình bị mất sau thảm họa là có thể thay thế được, ngoại trừ”ảnh gia đình”. Trừ các phiên bản kỹ thuật số đã được lưu vào đám mây, một khi các bức ảnh gia đình không còn nữa, chúng sẽ hoàn toàn biến mất. Một tin tốt là, phần mềm chỉnh sửa ảnh có thể khôi phục những bức ảnh bị hư tổn. Các sinh viên từ khắp Texas đã làm việc với các tổ chức cưu trợ địa phương, đồng thời giúp các nạn nhân của cơn bão Harvey khôi phục lại những bức ảnh gia đình quý giá của họ.
 10. LG tại lễ hội âm nhạc Bonaroo
Bắt Millennials và Gen Z quan tâm đến máy giặt nghe có vẻ là một thử thách khó khăn. Nhưng LG đã tạo được sự quan tâm đặc biệt bằng cách cung cấp miễn phí dịch vụ giặt sấy tại lễ hội âm nhạc Bonaroo. LG’s LaundROO cung cấp 25 máy giặt, 25 máy sấy và hệ thống chăm sóc quần áo trong khu vực rộng 3600 feet vuông. Dịch vụ miễn phí này đã rất được chào đón tại sự kiện và cũng tạo cú hích lớn cho thương hiệu LG.
Bên cạnh đó, người tham gia giặt đồ còn được trao đổi một bộ quần áo cổ (vintage), LG kết hợp với cửa hàng What Goes Around Comes Around, cung cấp 2500 bộ quần áo để những người du khách có thể sử dụng trong lúc quần áo của họ được giặt sấy. Giống như các nhà tiếp thị hiện đại khác, LG biết rằng thương hiệu nên cần trở nên hữu ích hơn trong việc làm quảng cáo thay vì là cứ tìm cách chen chúc hoặc làm gián đoạn cuộc sống hằng ngày của khách hàng.
 11. Visa tập trung vào “Nữ Millennials”
Chiến dịch “Phụ Nữ và Tiền Bạc” của Visa nhắm đến đối tượng phụ nữ thế hệ Millennials, chiến dịch đã mở ra một cuộc đối thoại về giới tính, tài chính và bản chất bí mật (hush-hush) của tiền bạc.
 Theo Todd Wasserman - CMO
Sign up for newsletters
Highlights