2 quyết định của CEO TAG Heuer giúp “hồi sinh” đồng hồ Thụy Sỹ – Học viện Doanh nhân MVV Academy

2 quyết định của CEO TAG Heuer giúp "hồi sinh" đồng hồ Thụy Sỹ

Jul 30, 2018

Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Canalys vào quý 4/2017, người dùng đang mua đồng hồ của Apple nhiều hơn đồng hồ Thụy Sĩ, chính xác là nhiều hơn 2 triệu chiếc. Có thể thấy, việc gia tăng trong doanh thu của các loại đồng hồ thông minh sẽ dẫn tới sự tụt giảm của những hãng đồng hồ Thụy Sỹ, thậm chí khiến nhiều nhãn hàng có nguy cơ bị “xóa sổ”. Để đấu tranh với dòng chảy công nghệ thay đổi hàng giây và giữ vững vị trí trên thị trường, CEO của TAG Heuer – ông Jean-Claude Biver đã đưa ra 2 quyết định “lịch sử”, trở thành những bài học kinh điển cho giới kinh doanh khắp thế giới.

"KHOÁC ÁO MỚI" CHO SẢN PHẨM

Chia sẻ với tờ Wall Street, ông Jean-Claude Biver cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng ta có một thế hệ người trẻ không mua đồng hồ. Bạn có thể xem giờ ở mọi nơi trên thế giới. Không có lý do gì để giới trẻ phải mua một món đồ đeo tay để nhắc cho họ biết về một điều họ có thể thấy ở bất cứ đâu!” Vị CEO của TAG Heuer nhận thấy sứ mệnh của ông lúc này là phải khiến thế hệ mới quan tâm tới đồng hồ Thụy Sỹ trước khi quá muộn.

Để làm được điều này, Biver đã tìm hiểu về những sở thích và thói quen của giới trẻ thông qua các con của mình. Năm 2011, hãng đồng hồ đã chọn Jay-Z làm đại sứ thương hiệu và tạo ra một mẫu đồng hồ thiết kế theo phong cách của anh với tên gọi Shawn Carter. Phiên bản màu đen có giá hơn 17.000 USD và màu vàng có giá hơn 33.000USD đã bán hết sạch chỉ trong một thời gian ngắn.

Tới năm 2014, hai người con thuyết phục ông mời Cara Delevingne – một người ông chưa từng biết mặt. Bất chấp sự khó hiểu của giám đốc tiếp thị và đội ngũ truyền thông, Biver vẫn kiên định với ý kiến của mình và mời cô làm đại sứ thương hiệu. Nhãn hàng không ngừng kết hợp với những người nổi tiếng khác như người mẫu Bella Hadid, ngôi sao bóng rổ Kobe Bryants hay nghệ sỹ đường phố Alec Monopoly để tung ra các sản phẩm đồng hồ thời thượng và trẻ trung.

Có thể thấy, người đứng đầu của TAG Heuer đã nhận ra quy luật luôn phải thay đổi để phù hợp với thị trường. Ông không hề ngại ngần trong việc tìm ra những hình ảnh mới cho sản phẩm cũng như lên chiến dịch “trẻ hóa” thương hiệu hơn 150 tuổi đời.

COI CÔNG NGHỆ LÀ BẠN

Rất nhiều ngành hàng truyền thống đã tự tay “chôn vùi” tương lai của mình khi quay lưng lại với công nghệ - một sự phát triển tất yếu của xã hội. Khi Apple ra mắt smart watch, ông Biver nhận thấy đây là một thách thức rất lớn cho công ty nhưng cũng đồng thời là cơ hội để họ có thể phát triển đa dạng hơn.

Ở độ tuổi ngoài 60, vị CEO của TAG Heuer vẫn ngày đêm làm việc với đội ngũ lập trình viên ở Intel. Bước đi này mang tới những mẫu smart watch đầu tiên của công ty nhưng lại không thể gắn nhãn “Thụy Sỹ” do phần lớn các bộ phận được cung cấp ở ngước ngoài. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn được ông Biver cho ra mắt vào năm 2015 với giá 1.500 USD. Để lấy lại cái mác “sản xuất tại Thụy Sỹ”, ông Biver đã thuyết phục Intel chuyển giao dây chuyền sản xuất cho nhà thầu phụ trong nước. Nhờ đó, TAG Heuer đã bán ra 100.000 chiếc smart watch chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt. So với mức doanh thu “hoàng kim” trước đây thì đó không phải là một con số quá ấn tượng. Tuy nhiên, điều này là minh chứng cho những quyết định đúng đắn của người đứng đầu TAG Heuer.

Sự vực dậy của cả một thương hiệu của TAG Heuer là bài học “xương máu” cho các nhãn hàng đang “chết chìm” giữa dòng chảy phát triển không ngừng nghỉ của xã hội. Một doanh nghiệp cần phải có các chiến lược linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ và luôn nhanh nhạy để ứng dụng những cái mới vào sản phẩm của mình. Đó mới là sứ mệnh cốt lõi để duy trì đế chế giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

2 quyết định của CEO TAG Heuer giúp "hồi sinh" đồng hồ Thụy Sỹ

Jul 30, 2018

Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Canalys vào quý 4/2017, người dùng đang mua đồng hồ của Apple nhiều hơn đồng hồ Thụy Sĩ, chính xác là nhiều hơn 2 triệu chiếc. Có thể thấy, việc gia tăng trong doanh thu của các loại đồng hồ thông minh sẽ dẫn tới sự tụt giảm của những hãng đồng hồ Thụy Sỹ, thậm chí khiến nhiều nhãn hàng có nguy cơ bị “xóa sổ”. Để đấu tranh với dòng chảy công nghệ thay đổi hàng giây và giữ vững vị trí trên thị trường, CEO của TAG Heuer – ông Jean-Claude Biver đã đưa ra 2 quyết định “lịch sử”, trở thành những bài học kinh điển cho giới kinh doanh khắp thế giới.

"KHOÁC ÁO MỚI" CHO SẢN PHẨM

Chia sẻ với tờ Wall Street, ông Jean-Claude Biver cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng ta có một thế hệ người trẻ không mua đồng hồ. Bạn có thể xem giờ ở mọi nơi trên thế giới. Không có lý do gì để giới trẻ phải mua một món đồ đeo tay để nhắc cho họ biết về một điều họ có thể thấy ở bất cứ đâu!” Vị CEO của TAG Heuer nhận thấy sứ mệnh của ông lúc này là phải khiến thế hệ mới quan tâm tới đồng hồ Thụy Sỹ trước khi quá muộn.

Để làm được điều này, Biver đã tìm hiểu về những sở thích và thói quen của giới trẻ thông qua các con của mình. Năm 2011, hãng đồng hồ đã chọn Jay-Z làm đại sứ thương hiệu và tạo ra một mẫu đồng hồ thiết kế theo phong cách của anh với tên gọi Shawn Carter. Phiên bản màu đen có giá hơn 17.000 USD và màu vàng có giá hơn 33.000USD đã bán hết sạch chỉ trong một thời gian ngắn.

Tới năm 2014, hai người con thuyết phục ông mời Cara Delevingne – một người ông chưa từng biết mặt. Bất chấp sự khó hiểu của giám đốc tiếp thị và đội ngũ truyền thông, Biver vẫn kiên định với ý kiến của mình và mời cô làm đại sứ thương hiệu. Nhãn hàng không ngừng kết hợp với những người nổi tiếng khác như người mẫu Bella Hadid, ngôi sao bóng rổ Kobe Bryants hay nghệ sỹ đường phố Alec Monopoly để tung ra các sản phẩm đồng hồ thời thượng và trẻ trung.

Có thể thấy, người đứng đầu của TAG Heuer đã nhận ra quy luật luôn phải thay đổi để phù hợp với thị trường. Ông không hề ngại ngần trong việc tìm ra những hình ảnh mới cho sản phẩm cũng như lên chiến dịch “trẻ hóa” thương hiệu hơn 150 tuổi đời.

COI CÔNG NGHỆ LÀ BẠN

Rất nhiều ngành hàng truyền thống đã tự tay “chôn vùi” tương lai của mình khi quay lưng lại với công nghệ - một sự phát triển tất yếu của xã hội. Khi Apple ra mắt smart watch, ông Biver nhận thấy đây là một thách thức rất lớn cho công ty nhưng cũng đồng thời là cơ hội để họ có thể phát triển đa dạng hơn.

Ở độ tuổi ngoài 60, vị CEO của TAG Heuer vẫn ngày đêm làm việc với đội ngũ lập trình viên ở Intel. Bước đi này mang tới những mẫu smart watch đầu tiên của công ty nhưng lại không thể gắn nhãn “Thụy Sỹ” do phần lớn các bộ phận được cung cấp ở ngước ngoài. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn được ông Biver cho ra mắt vào năm 2015 với giá 1.500 USD. Để lấy lại cái mác “sản xuất tại Thụy Sỹ”, ông Biver đã thuyết phục Intel chuyển giao dây chuyền sản xuất cho nhà thầu phụ trong nước. Nhờ đó, TAG Heuer đã bán ra 100.000 chiếc smart watch chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt. So với mức doanh thu “hoàng kim” trước đây thì đó không phải là một con số quá ấn tượng. Tuy nhiên, điều này là minh chứng cho những quyết định đúng đắn của người đứng đầu TAG Heuer.

Sự vực dậy của cả một thương hiệu của TAG Heuer là bài học “xương máu” cho các nhãn hàng đang “chết chìm” giữa dòng chảy phát triển không ngừng nghỉ của xã hội. Một doanh nghiệp cần phải có các chiến lược linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ và luôn nhanh nhạy để ứng dụng những cái mới vào sản phẩm của mình. Đó mới là sứ mệnh cốt lõi để duy trì đế chế giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh trên thị trường.