Oct 25, 2018
Cuối năm là thời gian để những người làm nhân sự nhìn lại hiệu quả làm việc của nhân viên và bắt đầu lên kế hoạch đào tạo cho năm mới. Với mọi doanh nghiệp, vốn nhân sự là tài sản lớn nhất và chìa khóa lớn nhất để đạt được những mục tiêu kinh doanh. Và đào tạo là cách để đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả hơn trong môi trường cạnh tranh cao hiện nay.
Đào tạo và công nghệ song hành cùng nhau. Khi công nghệ cao phát triển nhanh chóng, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội để tạo ra các chương trình đào tạo tốt hơn, truyền tải hiệu quả hơn. Là Chủ tịch và CEO của một trong những nhà cung cấp dịch vụ L&D lớn nhất của nước Mỹ, tôi đã học được rằng các tổ chức cần những chương trình đào tạo được cá nhân hóa, sử dụng công nghệ tiên tiến để giúp nhân viên nâng cao nghiệp vụ, khuyến khích sự gắn kết. Dưới đây là 7 xu hướng đào tạo doanh nghiệp nổi bật nhất mà bạn nên theo dõi trong năm 2019.
1. Lãnh đạo cấp C và HR làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung
Sự thiếu kế hoạch và thiếu quan tâm từ các lãnh đạo cấp C là sai lầm lớn nhất khiến cho doanh nghiệp không thể đạt được hiệu quả tốt nhất từ các hoạt động đào tạo. Những nhà lãnh đạo không đặt ra mục tiêu đào tạo cụ thể sẽ chỉ khiến cho doanh nghiệp lãng phí nguồn lực. Trong một tổ chức có văn hóa học tập, cấp lãnh đạo và bộ phận nhân sự làm việc cùng nhau để xác định những giá trị, quy trình và cách làm để giúp nhân viên, các phòng ban cũng như toàn bộ tổ chức nâng cao hiệu quả công việc và năng lực cạnh tranh. Trong một tổ chức như vậy, các kỹ năng và kiến thức hữu ích được chia sẻ rộng rãi, giúp tổ chức phát triển ổn định, có tính thích nghi cao.
2. Phát triển đội ngũ kế thừa để đạt được các mục tiêu tương lai
Để gìn giữ sức khỏe của doanh nghiệp, các cấp quản lý cần chú ý đến những nhân viên có tiềm năng trở thành thế hệ lãnh đạo tương lai. Với các nhân viên hiện tại, hãy ngay lập tức đào tạo họ về kỹ năng lãnh đạo, truyền thông và giải quyết vấn đề. Nếu công ty của bạn vẫn chưa có người như vậy, bộ phận HR cần nhắm đến những ứng viên có tiềm năng về kỹ năng lãnh đạo khi tuyển dụng. Các cấp quản lý cũng có thể hỗ trợ phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý tương lai ngay khi họ gia nhập công ty bằng cách trở thành người hướng dẫn và giúp họ xây dựng mạng lưới quan hệ. Việc xây dựng chương trình phát triển năng lực lãnh đạo sẽ giúp bạn có một đội ngũ linh hoạt và có khả năng phát triển theo thời gian.
3. Nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Khi các tổ chức trở nên đa dạng hơn và vươn ra xa hơn, các nhà lãnh đạo sẽ nhìn thấy giá trị của việc phát triển các kỹ năng mềm cho nhân viên, ví dụ như trí thông minh cảm xúc, khả năng hợp tác và thương lượng. Thực tế, hơn 90% người phản hồi khảo sát của Deloitte năm 2016 đã đánh giá kỹ năng mềm là “rất quan trọng và cần ưu tiên”. Họ cũng ám chỉ rằng các kỹ năng mềm tạo điều kiện để giữ chân nhân viên, cải thiện kỹ năng lãnh đạo và xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa.
Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng đang lo ngại rằng khoảng trống kỹ năng đang ngày càng lớn khi thế hệ Gen Z – vốn giỏi về công nghệ nhưng lại yếu về kỹ năng mềm – bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động. Những người làm L&D có thể vượt qua thử thách này bằng cách cung cấp các chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên, khuyến khích họ cải thiện các kỹ năng xã hội của mình. Doanh nghiệp có thể bắt đầu với những buổi brainstorm để nhân viên liệt kê các lợi ích của kỹ năng mềm, hoặc chơi trò chơi nhập vai để đối phó với các tình huống giả định.
Kỹ năng mềm là một trong những nội dung đào tạo doanh nghiệp nổi bật tại MVV Academy. Tìm hiểu thêm về các chương trình đào tạo doanh nghiệp của chúng tôi tại ĐÂY.
4. Tăng cường gamification trong đào tạo
Có sự hiểu lầm về gamification (tạm dịch: Phương pháp trò chơi hóa) và các chương trình đào tạo trong thế giới thực. Những nhà lãnh đạo không hiểu rõ sẽ dễ hiểu nhầm gamification là biến các chương trình đào tạo thành trò chơi điện tử. Do đó, họ sẽ nghĩ rằng những chương trình đào tạo cực kỳ quan trọng của họ không thể giống với Mario được. Họ không nhận ra rằng gamification chỉ đơn giản là đưa hệ thống khen thưởng vào đào tạo để tạo động lực cho học viên, giống với cách làm của các trò chơi điện tử hiện đại.
Các huy chương, điểm số, bảng thành tích và tương tác cộng đồng có thể tạo hứng thú cho ngay cả những học viên mệt mỏi nhất. Những học viên thiếu nhiệt tình, thiếu động lực có thể sử dụng các công cụ này làm bàn đạp cho đến khi có được động lực thực sự.
Gamification là một chức năng nổi bật của Nền tảng đào tạo trực tuyến MVV Everlearn 3.0. Tìm hiểu thêm về các giải pháp đào tạo trực tuyến của chúng tôi tại ĐÂY.
5. Nhìn nhận đào tạo như là một lợi ích dành cho nhân viên, “mồi câu” nhân tài
Đào tạo có thể trở thành một điểm khác biệt để các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong cuộc đua tìm kiếm nhân tài. Người lao động muốn làm việc cho các tổ chức cung cấp điều kiện để phát triển năng lực chuyên môn cũng như cá nhân, và họ xem đó là một yếu tố quyết định khi tìm công việc hoặc khi quyết định có nên ở lại với công ty hiện tại hay không. L&D đóng một vai trò quan trọng trong việc tương tác và giữ chân nhân tài. Hãy nhìn nhận đào tạo từ góc nhìn của nhân viên, và xem nó như một lợi ích cho người lao động, bên cạnh chế độ hưu trí, sức khỏe.
6. Lấy người học làm trung tâm hay tập trung vào nội dung đào tạo?
Đào tạo trong quá khứ chỉ tập trung vào nội dung, và áp dụng nội dung đó cho tất cả mọi người, khiến cho việc tương tác với người học là rất khó. Ngày nay, chúng ta phải tập trung vào người học, phân tích kinh nghiệm, môi trường làm việc, hiệu quả làm việc và khả năng công nghệ của họ để xây dựng chương trình đào tạo. Một chương trình đào tạo hiệu quả là một chương trình được phát triển cho mỗi cá nhân, cho phép họ tương tác xã hội với nhau và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.
Khi tổ chức đào tạo, hãy nhìn nhận nhân viên như là khách hàng của bạn. Họ đã quen với việc nhận được 500.000 kết quả mỗi lần tìm kiếm trên Google, hay YouTube tự động đề xuất video liên quan dựa trên thói quen xem của người dùng. Với những “khách hàng học viên”, các clip đào tạo trên kênh YouTube của bạn, một buổi học trên lớp, một khóa học trực tuyến hay một bài đăng chia sẻ trên Facebook Workplace cũng là những yếu tố có thể trở thành nội dung đào tạo.
7. Nội dung digital, mobile và cách truyền tải nội dung quan trọng hơn bao giờ hết
Theo một nghiên cứu của LinkedIn, thử thách lớn nhất cho các bộ phận L&D là làm sao để nhân viên dành thời gian học tập. Các nhân viên đồng ý rằng họ không có thời gian để ngưng làm việc và tham gia học tập. Việc truyền tải nội dung đào tạo trên nhiều nền tảng, ví dụ như lớp học, điện thoại và cho phép học khi cần có thể giúp giải quyết vấn đề về thời gian cho các nhân viên bận rộn.
7 xu hướng L&D trên mang đến một cái nhìn tổng quan về hướng phát triển của ngành đào tạo doanh nghiệp: hướng đến cá nhân hóa, hỗ trợ liên tục và tận dụng tối đa công nghệ hiện đại. Nó cũng trao cho nhân viên động lực cần thiết để tăng cường sự gắn kết với công ty.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ đào tạo doanh nghiệp của MVV Academy tại ĐÂY.
Sign up for newsletters
Highlights
Oct 25, 2018
Cuối năm là thời gian để những người làm nhân sự nhìn lại hiệu quả làm việc của nhân viên và bắt đầu lên kế hoạch đào tạo cho năm mới. Với mọi doanh nghiệp, vốn nhân sự là tài sản lớn nhất và chìa khóa lớn nhất để đạt được những mục tiêu kinh doanh. Và đào tạo là cách để đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả hơn trong môi trường cạnh tranh cao hiện nay.
Đào tạo và công nghệ song hành cùng nhau. Khi công nghệ cao phát triển nhanh chóng, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội để tạo ra các chương trình đào tạo tốt hơn, truyền tải hiệu quả hơn. Là Chủ tịch và CEO của một trong những nhà cung cấp dịch vụ L&D lớn nhất của nước Mỹ, tôi đã học được rằng các tổ chức cần những chương trình đào tạo được cá nhân hóa, sử dụng công nghệ tiên tiến để giúp nhân viên nâng cao nghiệp vụ, khuyến khích sự gắn kết. Dưới đây là 7 xu hướng đào tạo doanh nghiệp nổi bật nhất mà bạn nên theo dõi trong năm 2019.
1. Lãnh đạo cấp C và HR làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung
Sự thiếu kế hoạch và thiếu quan tâm từ các lãnh đạo cấp C là sai lầm lớn nhất khiến cho doanh nghiệp không thể đạt được hiệu quả tốt nhất từ các hoạt động đào tạo. Những nhà lãnh đạo không đặt ra mục tiêu đào tạo cụ thể sẽ chỉ khiến cho doanh nghiệp lãng phí nguồn lực. Trong một tổ chức có văn hóa học tập, cấp lãnh đạo và bộ phận nhân sự làm việc cùng nhau để xác định những giá trị, quy trình và cách làm để giúp nhân viên, các phòng ban cũng như toàn bộ tổ chức nâng cao hiệu quả công việc và năng lực cạnh tranh. Trong một tổ chức như vậy, các kỹ năng và kiến thức hữu ích được chia sẻ rộng rãi, giúp tổ chức phát triển ổn định, có tính thích nghi cao.
2. Phát triển đội ngũ kế thừa để đạt được các mục tiêu tương lai
Để gìn giữ sức khỏe của doanh nghiệp, các cấp quản lý cần chú ý đến những nhân viên có tiềm năng trở thành thế hệ lãnh đạo tương lai. Với các nhân viên hiện tại, hãy ngay lập tức đào tạo họ về kỹ năng lãnh đạo, truyền thông và giải quyết vấn đề. Nếu công ty của bạn vẫn chưa có người như vậy, bộ phận HR cần nhắm đến những ứng viên có tiềm năng về kỹ năng lãnh đạo khi tuyển dụng. Các cấp quản lý cũng có thể hỗ trợ phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý tương lai ngay khi họ gia nhập công ty bằng cách trở thành người hướng dẫn và giúp họ xây dựng mạng lưới quan hệ. Việc xây dựng chương trình phát triển năng lực lãnh đạo sẽ giúp bạn có một đội ngũ linh hoạt và có khả năng phát triển theo thời gian.
3. Nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Khi các tổ chức trở nên đa dạng hơn và vươn ra xa hơn, các nhà lãnh đạo sẽ nhìn thấy giá trị của việc phát triển các kỹ năng mềm cho nhân viên, ví dụ như trí thông minh cảm xúc, khả năng hợp tác và thương lượng. Thực tế, hơn 90% người phản hồi khảo sát của Deloitte năm 2016 đã đánh giá kỹ năng mềm là “rất quan trọng và cần ưu tiên”. Họ cũng ám chỉ rằng các kỹ năng mềm tạo điều kiện để giữ chân nhân viên, cải thiện kỹ năng lãnh đạo và xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa.
Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng đang lo ngại rằng khoảng trống kỹ năng đang ngày càng lớn khi thế hệ Gen Z – vốn giỏi về công nghệ nhưng lại yếu về kỹ năng mềm – bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động. Những người làm L&D có thể vượt qua thử thách này bằng cách cung cấp các chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên, khuyến khích họ cải thiện các kỹ năng xã hội của mình. Doanh nghiệp có thể bắt đầu với những buổi brainstorm để nhân viên liệt kê các lợi ích của kỹ năng mềm, hoặc chơi trò chơi nhập vai để đối phó với các tình huống giả định.
Kỹ năng mềm là một trong những nội dung đào tạo doanh nghiệp nổi bật tại MVV Academy. Tìm hiểu thêm về các chương trình đào tạo doanh nghiệp của chúng tôi tại ĐÂY.
4. Tăng cường gamification trong đào tạo
Có sự hiểu lầm về gamification (tạm dịch: Phương pháp trò chơi hóa) và các chương trình đào tạo trong thế giới thực. Những nhà lãnh đạo không hiểu rõ sẽ dễ hiểu nhầm gamification là biến các chương trình đào tạo thành trò chơi điện tử. Do đó, họ sẽ nghĩ rằng những chương trình đào tạo cực kỳ quan trọng của họ không thể giống với Mario được. Họ không nhận ra rằng gamification chỉ đơn giản là đưa hệ thống khen thưởng vào đào tạo để tạo động lực cho học viên, giống với cách làm của các trò chơi điện tử hiện đại.
Các huy chương, điểm số, bảng thành tích và tương tác cộng đồng có thể tạo hứng thú cho ngay cả những học viên mệt mỏi nhất. Những học viên thiếu nhiệt tình, thiếu động lực có thể sử dụng các công cụ này làm bàn đạp cho đến khi có được động lực thực sự.
Gamification là một chức năng nổi bật của Nền tảng đào tạo trực tuyến MVV Everlearn 3.0. Tìm hiểu thêm về các giải pháp đào tạo trực tuyến của chúng tôi tại ĐÂY.
5. Nhìn nhận đào tạo như là một lợi ích dành cho nhân viên, “mồi câu” nhân tài
Đào tạo có thể trở thành một điểm khác biệt để các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong cuộc đua tìm kiếm nhân tài. Người lao động muốn làm việc cho các tổ chức cung cấp điều kiện để phát triển năng lực chuyên môn cũng như cá nhân, và họ xem đó là một yếu tố quyết định khi tìm công việc hoặc khi quyết định có nên ở lại với công ty hiện tại hay không. L&D đóng một vai trò quan trọng trong việc tương tác và giữ chân nhân tài. Hãy nhìn nhận đào tạo từ góc nhìn của nhân viên, và xem nó như một lợi ích cho người lao động, bên cạnh chế độ hưu trí, sức khỏe.
6. Lấy người học làm trung tâm hay tập trung vào nội dung đào tạo?
Đào tạo trong quá khứ chỉ tập trung vào nội dung, và áp dụng nội dung đó cho tất cả mọi người, khiến cho việc tương tác với người học là rất khó. Ngày nay, chúng ta phải tập trung vào người học, phân tích kinh nghiệm, môi trường làm việc, hiệu quả làm việc và khả năng công nghệ của họ để xây dựng chương trình đào tạo. Một chương trình đào tạo hiệu quả là một chương trình được phát triển cho mỗi cá nhân, cho phép họ tương tác xã hội với nhau và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.
Khi tổ chức đào tạo, hãy nhìn nhận nhân viên như là khách hàng của bạn. Họ đã quen với việc nhận được 500.000 kết quả mỗi lần tìm kiếm trên Google, hay YouTube tự động đề xuất video liên quan dựa trên thói quen xem của người dùng. Với những “khách hàng học viên”, các clip đào tạo trên kênh YouTube của bạn, một buổi học trên lớp, một khóa học trực tuyến hay một bài đăng chia sẻ trên Facebook Workplace cũng là những yếu tố có thể trở thành nội dung đào tạo.
7. Nội dung digital, mobile và cách truyền tải nội dung quan trọng hơn bao giờ hết
Theo một nghiên cứu của LinkedIn, thử thách lớn nhất cho các bộ phận L&D là làm sao để nhân viên dành thời gian học tập. Các nhân viên đồng ý rằng họ không có thời gian để ngưng làm việc và tham gia học tập. Việc truyền tải nội dung đào tạo trên nhiều nền tảng, ví dụ như lớp học, điện thoại và cho phép học khi cần có thể giúp giải quyết vấn đề về thời gian cho các nhân viên bận rộn.
7 xu hướng L&D trên mang đến một cái nhìn tổng quan về hướng phát triển của ngành đào tạo doanh nghiệp: hướng đến cá nhân hóa, hỗ trợ liên tục và tận dụng tối đa công nghệ hiện đại. Nó cũng trao cho nhân viên động lực cần thiết để tăng cường sự gắn kết với công ty.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ đào tạo doanh nghiệp của MVV Academy tại ĐÂY.
Sign up for newsletters
Highlights