8 bước thiết lập chiến lược đào tạo và phát triển (L&D) cho doanh nghiệp – Học viện Doanh nhân MVV Academy

8 bước thiết lập chiến lược đào tạo và phát triển (L&D) cho doanh nghiệp

Mar 22, 2019

Việc thiết lập một chiến lược Đào Tạo và Phát Triển (Learning & Development) phải là một quy trình có hệ thống. 8 bước sau đây là một framework đơn giản để thực hiện quy trình đó. Một số bước có thể được tiến hành đồng thời, và một số giải pháp có thể được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện một khi chiến lược tổng thể được thiết lập.

Đối với nhiều doanh nghiệp, chiến lược đào tạo & phát triển (L&D) đã được phát triển trong nhiều năm và trong một vài trường hợp, nó giống như một tầng hầm hoặc kho lưu trữ. Các giải pháp L&D được tạo ra , sử dụng trong một thời gian và sau đó thì đóng bụi. Đối với một số tổ chức, chương trình đào tạo phát triển bị mất đi tính tập trung, đó như là một tập hợp các giải pháp mà không có được mục đích xác định.

Tận dụng cơ hội để xác định lại và làm mới chiến lược L&D là một điều doanh nghiệp cần phải làm. Sơ đồ dưới đây chỉ rõ cho ta thấy một chiến lược L&D nên được xem xét và xác định dựa trên bối cảnh của tổ chức – doanh nghiệp

Đối với bất kì chiến lược L&D nào, thì doanh nghiệp cũng phải nên tham khảo mô hình 4 cấp độ của Kirkpatrick, là mô hình kinh điển trong việc đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo doanh nghiệp, được giới thiệu bởi Donald Kirkpatrick vào năm 1955, có thể sử dụng để đánh giá các chương trình đào tạo cả truyền thống lẫn trực tuyến.

8 bước dưới đây là một cách tiếp cận khoa học cho việc xem xét lại hoặc phát triển một chiến lược Đào Tạo và Phát Triển (L&D). Các bước đọc vào có thể nghe rất cơ bản, sơ cấp nhưng nhiều hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức không phản ánh được sự nghiêm ngặt liên quan đến chúng. Các hoạt động L&D hiệu quả phải thể hiện được trọng tâm phát triển, phù hợp với chiến lược tổ chức, đúng insight, có tính đổi mới (innovation) và hiệu quả về mặt chi phí (cost-effective).

1. Xác định tầm nhìn, mục tiêu, các chỉ số đo lường L&D

Đảm bảo những điều này phù hợp với chiến lược và ưu tiên của tổ chức, tham khảo ý kiến của hội đồng cổ đông.

2. Kiểm kê tất cả các hoạt động L&D hiện có:

Tên, loại, mục tiêu, nhà cung cấp, đo lường thành công, tấn suất xuất hiện

3. Xác định chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu của tổ chức và vai trò của mỗi nhóm nhân viên (không dựa trên đề xuất mang tính cá nhân hay chức vụ của nhân viên).

4. Phân tích các lỗ hổng giữa bước 2 & 3 - hợp lý hóa chương trình giảng dạy

5. Xác định quy trình cụ thể để truyền tải chiến lược L&D

Vai trò của các bộ phận liên quan, LMS, ngân sách, sự truyền tải, lịch trình, kế hoạch giám sát & theo dõi

6. Nhận định các ưu tiên, thiết kế chương trình, lựa chọn nhà cung cấp và lịch trình đào tạo

7. Thiết lập giải pháp cho chương trình đào tạo tổng thể

8. Đo lường mức độ thành công và cập nhật, bổ sung nội dung /chương trình đào tạo

Mỗi giải pháp L&D được đưa ra phải đáp ứng được chiến lược phát triển chung của tổ chức (phải có mục đích, nhóm đối tượng phát triển cụ thể, giá trị đem lại sau L&D là gì?), không phải theo hình thức tự phát.

Các chương trình L&D (Learning and Development) không nên được triển khai theo cách máy móc như là: “nhân viên phải hoàn thành đủ bao nhiêu khóa đào tạo trong 1 năm”. Mà chúng nên được triển khai theo hướng lấy hiệu quả công việc làm trọng tâm, ví dụ như: chương trình đào tạo này sẽ hỗ trợ nhân viên trong việc trau dồi kiến thức, cải thiện năng suất công việc ra sao.

Ngoài các giải pháp L&D dành cho cá nhân, thì doanh nghiệp cần có các chương trình phát triển chiến lược cho một số nhóm đối tượng xác định trong doanh nghiệp. Ví dụ, chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo cho đối tượng nhân viên bộc lộ được tố chất quản lý tốt. Những chương trình như vậy cũng đòi hỏi sự đánh giá, theo dõi chặt chẽ của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao nhất.

Việc thiết lập được một chiến lược L&D hiệu quả là sự đóng góp thiết thực cho chiến lược phát triển dài hạn và giá trị của tổ chức. Đừng bao giờ để nó chỉ là “nhiệm vụ của phòng HR”.

Theo Neil Grant-Focal Leadership LLC

 

MVV Academy cung cấp dịch vụ đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (đào tạo In-House), lấy doanh nghiệp làm trung tâm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng nghiệp vụ và tư duy chiến lược.

Đối với chúng tôi, một khóa đào tạo in-house không chỉ tóm gọn trong một vài buổi học, mà là cả một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, do đó các chương trình đào tạo In-House của MVV Academy cũng là những chương trình riêng biệt, được xây dựng độc quyền cho từng doanh nghiệp.

8 bước thiết lập chiến lược đào tạo và phát triển (L&D) cho doanh nghiệp

Mar 22, 2019

Việc thiết lập một chiến lược Đào Tạo và Phát Triển (Learning & Development) phải là một quy trình có hệ thống. 8 bước sau đây là một framework đơn giản để thực hiện quy trình đó. Một số bước có thể được tiến hành đồng thời, và một số giải pháp có thể được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện một khi chiến lược tổng thể được thiết lập.

Đối với nhiều doanh nghiệp, chiến lược đào tạo & phát triển (L&D) đã được phát triển trong nhiều năm và trong một vài trường hợp, nó giống như một tầng hầm hoặc kho lưu trữ. Các giải pháp L&D được tạo ra , sử dụng trong một thời gian và sau đó thì đóng bụi. Đối với một số tổ chức, chương trình đào tạo phát triển bị mất đi tính tập trung, đó như là một tập hợp các giải pháp mà không có được mục đích xác định.

Tận dụng cơ hội để xác định lại và làm mới chiến lược L&D là một điều doanh nghiệp cần phải làm. Sơ đồ dưới đây chỉ rõ cho ta thấy một chiến lược L&D nên được xem xét và xác định dựa trên bối cảnh của tổ chức – doanh nghiệp

Đối với bất kì chiến lược L&D nào, thì doanh nghiệp cũng phải nên tham khảo mô hình 4 cấp độ của Kirkpatrick, là mô hình kinh điển trong việc đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo doanh nghiệp, được giới thiệu bởi Donald Kirkpatrick vào năm 1955, có thể sử dụng để đánh giá các chương trình đào tạo cả truyền thống lẫn trực tuyến.

8 bước dưới đây là một cách tiếp cận khoa học cho việc xem xét lại hoặc phát triển một chiến lược Đào Tạo và Phát Triển (L&D). Các bước đọc vào có thể nghe rất cơ bản, sơ cấp nhưng nhiều hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức không phản ánh được sự nghiêm ngặt liên quan đến chúng. Các hoạt động L&D hiệu quả phải thể hiện được trọng tâm phát triển, phù hợp với chiến lược tổ chức, đúng insight, có tính đổi mới (innovation) và hiệu quả về mặt chi phí (cost-effective).

1. Xác định tầm nhìn, mục tiêu, các chỉ số đo lường L&D

Đảm bảo những điều này phù hợp với chiến lược và ưu tiên của tổ chức, tham khảo ý kiến của hội đồng cổ đông.

2. Kiểm kê tất cả các hoạt động L&D hiện có:

Tên, loại, mục tiêu, nhà cung cấp, đo lường thành công, tấn suất xuất hiện

3. Xác định chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu của tổ chức và vai trò của mỗi nhóm nhân viên (không dựa trên đề xuất mang tính cá nhân hay chức vụ của nhân viên).

4. Phân tích các lỗ hổng giữa bước 2 & 3 - hợp lý hóa chương trình giảng dạy

5. Xác định quy trình cụ thể để truyền tải chiến lược L&D

Vai trò của các bộ phận liên quan, LMS, ngân sách, sự truyền tải, lịch trình, kế hoạch giám sát & theo dõi

6. Nhận định các ưu tiên, thiết kế chương trình, lựa chọn nhà cung cấp và lịch trình đào tạo

7. Thiết lập giải pháp cho chương trình đào tạo tổng thể

8. Đo lường mức độ thành công và cập nhật, bổ sung nội dung /chương trình đào tạo

Mỗi giải pháp L&D được đưa ra phải đáp ứng được chiến lược phát triển chung của tổ chức (phải có mục đích, nhóm đối tượng phát triển cụ thể, giá trị đem lại sau L&D là gì?), không phải theo hình thức tự phát.

Các chương trình L&D (Learning and Development) không nên được triển khai theo cách máy móc như là: “nhân viên phải hoàn thành đủ bao nhiêu khóa đào tạo trong 1 năm”. Mà chúng nên được triển khai theo hướng lấy hiệu quả công việc làm trọng tâm, ví dụ như: chương trình đào tạo này sẽ hỗ trợ nhân viên trong việc trau dồi kiến thức, cải thiện năng suất công việc ra sao.

Ngoài các giải pháp L&D dành cho cá nhân, thì doanh nghiệp cần có các chương trình phát triển chiến lược cho một số nhóm đối tượng xác định trong doanh nghiệp. Ví dụ, chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo cho đối tượng nhân viên bộc lộ được tố chất quản lý tốt. Những chương trình như vậy cũng đòi hỏi sự đánh giá, theo dõi chặt chẽ của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao nhất.

Việc thiết lập được một chiến lược L&D hiệu quả là sự đóng góp thiết thực cho chiến lược phát triển dài hạn và giá trị của tổ chức. Đừng bao giờ để nó chỉ là “nhiệm vụ của phòng HR”.

Theo Neil Grant-Focal Leadership LLC

 

MVV Academy cung cấp dịch vụ đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (đào tạo In-House), lấy doanh nghiệp làm trung tâm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng nghiệp vụ và tư duy chiến lược.

Đối với chúng tôi, một khóa đào tạo in-house không chỉ tóm gọn trong một vài buổi học, mà là cả một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, do đó các chương trình đào tạo In-House của MVV Academy cũng là những chương trình riêng biệt, được xây dựng độc quyền cho từng doanh nghiệp.