Mar 27, 2019
Bài phỏng vấn CEO Andi Owen – người đảm nhận vị trí giám đốc điều hành Herman Miller (công ty sản xuất đồ nội thất toàn cầu). Bà đã có những chia sẻ thẳng thắn về những gì bà đã học được trong vai trò mới của mình.
Q. Những kinh nghiệm tuổi trẻ nào đã giúp tạo tiền đề để bạn trở thành CEO?
A. Tôi đã kinh qua rất nhiều công việc, di chuyển từ phòng ban này sang phòng ban khác thay vì chỉ ở yên một chỗ. Và từ đó tôi sớm nhận thức được cách thức vận hành của một doanh nghiệp là như thế nào.
Điều này đã cho giúp tôi thăng tiến nhanh hơn người khác, tôi thấu hiểu được các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình hoạt động, ví dụ như: hoạt động truyền thông, chuỗi cung ứng, … đơn giản chỉ vì “Tôi đã trải qua chúng”.
Q. Điều gì đã thúc đẩy bạn thay đổi công việc qua các phòng ban khác nhau?
A. Tôi muốn học được điều gì đó mới mẻ và sau đó tôi muốn tạo sự khác biệt với chúng. Tôi là một người rất hiếu kỳ, đôi khi mọi người ghét tôi vì điều đó, tôi hỏi rất nhiều. Một số đồng nghiệp hay chọc tôi là ”đứa trẻ mới tập đi” vì cái gì cũng hỏi. Nhưng họ không hiểu được việc tôi đã nghiệm về cho tôi và cả công việc chung rất nhiều hướng giải quyết vấn đề khác nhau.
Q. Khi bạn bắt đầu một công việc mới hoàn toàn nằm ngoài “comfort zone” của bạn, bài phát biểu trong ngày làm việc đầu tiên của bạn với đội ngũ là gì?
A. Mọi người đều biết tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực mới này. Vì vậy tại sao phải cố che giấu nó? Tôi cũng có thể có những điều thâm hụt của mình chứ. Và tôi thường nói với mọi người ở công ty: “Đây là những gì tôi sẽ mang đến cho công ty dựa trên khả năng của tôi và hy vọng nó cũng sẽ hữu ích để giúp phát triển bạn,.. Còn đây là những điều tôi chưa biết về ngành công nghiệp này, và tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp”.
Q. Khi nói với mọi người về phong cách lãnh đạo của bạn, bạn sẽ nói gì?
A. Tôi không phải là người lúc nào cũng đúng giờ. Bởi vì khi tôi ở với một ai đó, tôi cố gắng tận dụng nó một cách hiệu quả nhất có thể và đôi khi điều đó khiến tôi trễ từ 5-10 phút cho lần tương tác tiếp theo. Tôi đặt rất nhiều câu hỏi, vài người nghĩ là tôi đang tìm cách bắt chuyện hỏi thăm nhưng thực ra là do tính cách tò mò của tôi.
“Khi công ty đang trong đà phát triển mà bạn thiếu đi sự giao tiếp, bạn có thể bỏ mặc rất nhiều người ở phía sau” "When you don’t communicate and you start running fast, you can leave people behind."
Nếu tôi hứa hoặc cam kết với bạn một điều gì đó, thì chắc chắn tôi sẽ thực hiện và tôi cũng mong bạn như vậy. Nếu bạn mắc lỗi, chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết. Nếu có tin xấu, tôi muốn nó được đến tai tôi thật nhanh, ngược lại nếu bạn cố gắng che giấu nó, hoặc đổ lỗi cho người khác, thì đó chính là điều tối kị nhất đối với tôi.
Q. Đây là công việc CEO đầu tiên của bạn. Có sự ngạc nhiên nào cho bạn khi làm việc ở vị trí này không?
A. Số lần tôi phải nhắc đi nhắc lại một thông điệp là rất nhiều. Lúc đầu tôi tự hỏi là mình phải nhắc đi nhắc lại một thông điệp trong bao lâu nữa đây. Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng doanh nghiệp mình có tới 8000 nhân viên, và không phải lúc nào mọi người cũng có cơ hội để được gặp nhau. Vì thế nhiệm vụ của tôi là phải lặp lại những thông điệp cốt lõi, đúng thế đó là nhiệm vụ của một người CEO: thiết lập định hướng cho đội ngũ, giao tiếp thường xuyên và truyền cảm hứng.
Tôi đã từng nghĩ rằng thời gian của mình sẽ dành để làm những việc khác nhiều hơn, nhưng hiện tại thời gian chủ yếu tôi dành là để giao tiếp với đội ngũ.
Q. Tôi đã được nghe rất nhiều về tầm quan trọng của việc giao tiếp thường xuyên từ các CEOs
A. Tôi đã học được điều này từ những sai lầm trước trong sự nghiệp. Một trong những thất bại của tôi ở công việc trước là tôi đã không dành đủ thời gian để giao tiếp, lí do để xảy ra việc này là vì tôi là người trong cuộc. Người trong cuộc ở đây ý là tôi đã quá hiểu công ty, biết mọi thứ, mọi người cũng biết tôi, chúng tôi quá hiểu những gì chúng tôi đang nói về, và cứ thế làm thôi không cần phải nói đi nói lại.
Ở đây, tôi là người mới, nên tôi phải càng chú trọng vào giao tiếp với đội ngũ xung quanh. Và tôi phải tìm cách để mọi người biết đến tôi, chủ động tìm tới tôi nhiều hơn. Ví dụ như: tôi viết mail cho toàn bộ nhân viên vài tuần một lần để nói với họ những gì tôi đã làm được trong thời gian qua, những nơi tôi đã đi tới và trải nghiệm về chúng như thế nào.
Tôi muốn đội ngũ của mình cảm thấy tôi có thể được tiếp cận, tôi muốn mọi người cảm thấy như họ có thể gửi email cho tôi, nhắn tin cho tôi và nếu bắt gặp trên hành lang, họ có thể nói chuyện với tôi. Tôi muốn được biết công việc của các bạn diễn ra thế nào.
Q. Bạn muốn mình giỏi hơn ở khía cạnh gì, hai năm kể từ ngày hôm nay?
A Tôi muốn trở thành người có thể tạo được một văn hóa làm việc tiến bộ cho doanh nghiệp. Văn hóa là điều phải mất thời gian để hình thành và rất khó thay đổi. Với tốc độ thay đổi chóng mặt của thị trường hiện tại, một người đứng đầu doanh nghiệp phải có khả năng tạo được một văn hóa làm việc tối ưu cho đội ngũ của mình, giúp doanh nghiệp chuyển mình và phát triển một cách nhanh chóng, hiệu quả và không rối rắm.
“Cultures are really the behaviors we tolerate and the behaviors we don’t tolerate.”
Đây rõ ràng là điều mà chúng ta cần làm để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, đồng thời giúp mọi người tự tin biết rằng doanh nghiệp chúng ta khác biệt ra sao trên thị trường: giá trị cốt lõi của chúng ta, ý nghĩa mà chúng ta tạo ra trong mỗi công việc.
Q. Quay trở lại thời điểm bạn nói là “cảm thấy thoải mái” khi không biết hết mọi khía cạnh khi chuyển qua một lĩnh vực mới. Một số nhà lãnh đạo sử dụng một cách tiếp cận khác và muốn tạo ảnh hưởng ngay lập tức.
A. Một khi tôi thẳng thắn nói ra vấn đề ngay từ lúc đầu:” Còn rất nhiều khía cạnh tôi chưa nắm rõ trong lĩnh vực này” thì mọi người đã rất sẵn lòng để giúp đỡ tôi. Khi tôi bắt đầu công việc ở Herman Miller, tôi chẳng biết gì về đồ nội thất cả và mọi người đã thực sự rất tuyệt vời, mọi câu hỏi của tôi đã được giải đáp rất thấu đáo và cặn kẽ. Nếu như lúc bắt đầu tôi đã nhận mình biết hết tất cả và đi ngay vào điều hành mọi người làm việc, có lẽ sau đó một thời gian tôi sẽ bị out rất nhanh.
Thực ra thì tôi đã như vậy trong thời gian đầu của sự nghiệp, luôn cố tỏ ra đã hiểu hết mọi chuyện “fake until you make it”. Nhưng tôi sớm nhận ra rằng, mình không thể giả tạo được, mọi người sẽ nhận ra ngay thôi. Và điều đó thật sự không đem lại lợi ích gì cho bản thân và công việc.
Theo Linkedin Business Blog - Art of Leading
Sign up for newsletters
Highlights
Mar 27, 2019
Bài phỏng vấn CEO Andi Owen – người đảm nhận vị trí giám đốc điều hành Herman Miller (công ty sản xuất đồ nội thất toàn cầu). Bà đã có những chia sẻ thẳng thắn về những gì bà đã học được trong vai trò mới của mình.
Q. Những kinh nghiệm tuổi trẻ nào đã giúp tạo tiền đề để bạn trở thành CEO?
A. Tôi đã kinh qua rất nhiều công việc, di chuyển từ phòng ban này sang phòng ban khác thay vì chỉ ở yên một chỗ. Và từ đó tôi sớm nhận thức được cách thức vận hành của một doanh nghiệp là như thế nào.
Điều này đã cho giúp tôi thăng tiến nhanh hơn người khác, tôi thấu hiểu được các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình hoạt động, ví dụ như: hoạt động truyền thông, chuỗi cung ứng, … đơn giản chỉ vì “Tôi đã trải qua chúng”.
Q. Điều gì đã thúc đẩy bạn thay đổi công việc qua các phòng ban khác nhau?
A. Tôi muốn học được điều gì đó mới mẻ và sau đó tôi muốn tạo sự khác biệt với chúng. Tôi là một người rất hiếu kỳ, đôi khi mọi người ghét tôi vì điều đó, tôi hỏi rất nhiều. Một số đồng nghiệp hay chọc tôi là ”đứa trẻ mới tập đi” vì cái gì cũng hỏi. Nhưng họ không hiểu được việc tôi đã nghiệm về cho tôi và cả công việc chung rất nhiều hướng giải quyết vấn đề khác nhau.
Q. Khi bạn bắt đầu một công việc mới hoàn toàn nằm ngoài “comfort zone” của bạn, bài phát biểu trong ngày làm việc đầu tiên của bạn với đội ngũ là gì?
A. Mọi người đều biết tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực mới này. Vì vậy tại sao phải cố che giấu nó? Tôi cũng có thể có những điều thâm hụt của mình chứ. Và tôi thường nói với mọi người ở công ty: “Đây là những gì tôi sẽ mang đến cho công ty dựa trên khả năng của tôi và hy vọng nó cũng sẽ hữu ích để giúp phát triển bạn,.. Còn đây là những điều tôi chưa biết về ngành công nghiệp này, và tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp”.
Q. Khi nói với mọi người về phong cách lãnh đạo của bạn, bạn sẽ nói gì?
A. Tôi không phải là người lúc nào cũng đúng giờ. Bởi vì khi tôi ở với một ai đó, tôi cố gắng tận dụng nó một cách hiệu quả nhất có thể và đôi khi điều đó khiến tôi trễ từ 5-10 phút cho lần tương tác tiếp theo. Tôi đặt rất nhiều câu hỏi, vài người nghĩ là tôi đang tìm cách bắt chuyện hỏi thăm nhưng thực ra là do tính cách tò mò của tôi.
“Khi công ty đang trong đà phát triển mà bạn thiếu đi sự giao tiếp, bạn có thể bỏ mặc rất nhiều người ở phía sau” "When you don’t communicate and you start running fast, you can leave people behind."
Nếu tôi hứa hoặc cam kết với bạn một điều gì đó, thì chắc chắn tôi sẽ thực hiện và tôi cũng mong bạn như vậy. Nếu bạn mắc lỗi, chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết. Nếu có tin xấu, tôi muốn nó được đến tai tôi thật nhanh, ngược lại nếu bạn cố gắng che giấu nó, hoặc đổ lỗi cho người khác, thì đó chính là điều tối kị nhất đối với tôi.
Q. Đây là công việc CEO đầu tiên của bạn. Có sự ngạc nhiên nào cho bạn khi làm việc ở vị trí này không?
A. Số lần tôi phải nhắc đi nhắc lại một thông điệp là rất nhiều. Lúc đầu tôi tự hỏi là mình phải nhắc đi nhắc lại một thông điệp trong bao lâu nữa đây. Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng doanh nghiệp mình có tới 8000 nhân viên, và không phải lúc nào mọi người cũng có cơ hội để được gặp nhau. Vì thế nhiệm vụ của tôi là phải lặp lại những thông điệp cốt lõi, đúng thế đó là nhiệm vụ của một người CEO: thiết lập định hướng cho đội ngũ, giao tiếp thường xuyên và truyền cảm hứng.
Tôi đã từng nghĩ rằng thời gian của mình sẽ dành để làm những việc khác nhiều hơn, nhưng hiện tại thời gian chủ yếu tôi dành là để giao tiếp với đội ngũ.
Q. Tôi đã được nghe rất nhiều về tầm quan trọng của việc giao tiếp thường xuyên từ các CEOs
A. Tôi đã học được điều này từ những sai lầm trước trong sự nghiệp. Một trong những thất bại của tôi ở công việc trước là tôi đã không dành đủ thời gian để giao tiếp, lí do để xảy ra việc này là vì tôi là người trong cuộc. Người trong cuộc ở đây ý là tôi đã quá hiểu công ty, biết mọi thứ, mọi người cũng biết tôi, chúng tôi quá hiểu những gì chúng tôi đang nói về, và cứ thế làm thôi không cần phải nói đi nói lại.
Ở đây, tôi là người mới, nên tôi phải càng chú trọng vào giao tiếp với đội ngũ xung quanh. Và tôi phải tìm cách để mọi người biết đến tôi, chủ động tìm tới tôi nhiều hơn. Ví dụ như: tôi viết mail cho toàn bộ nhân viên vài tuần một lần để nói với họ những gì tôi đã làm được trong thời gian qua, những nơi tôi đã đi tới và trải nghiệm về chúng như thế nào.
Tôi muốn đội ngũ của mình cảm thấy tôi có thể được tiếp cận, tôi muốn mọi người cảm thấy như họ có thể gửi email cho tôi, nhắn tin cho tôi và nếu bắt gặp trên hành lang, họ có thể nói chuyện với tôi. Tôi muốn được biết công việc của các bạn diễn ra thế nào.
Q. Bạn muốn mình giỏi hơn ở khía cạnh gì, hai năm kể từ ngày hôm nay?
A Tôi muốn trở thành người có thể tạo được một văn hóa làm việc tiến bộ cho doanh nghiệp. Văn hóa là điều phải mất thời gian để hình thành và rất khó thay đổi. Với tốc độ thay đổi chóng mặt của thị trường hiện tại, một người đứng đầu doanh nghiệp phải có khả năng tạo được một văn hóa làm việc tối ưu cho đội ngũ của mình, giúp doanh nghiệp chuyển mình và phát triển một cách nhanh chóng, hiệu quả và không rối rắm.
“Cultures are really the behaviors we tolerate and the behaviors we don’t tolerate.”
Đây rõ ràng là điều mà chúng ta cần làm để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, đồng thời giúp mọi người tự tin biết rằng doanh nghiệp chúng ta khác biệt ra sao trên thị trường: giá trị cốt lõi của chúng ta, ý nghĩa mà chúng ta tạo ra trong mỗi công việc.
Q. Quay trở lại thời điểm bạn nói là “cảm thấy thoải mái” khi không biết hết mọi khía cạnh khi chuyển qua một lĩnh vực mới. Một số nhà lãnh đạo sử dụng một cách tiếp cận khác và muốn tạo ảnh hưởng ngay lập tức.
A. Một khi tôi thẳng thắn nói ra vấn đề ngay từ lúc đầu:” Còn rất nhiều khía cạnh tôi chưa nắm rõ trong lĩnh vực này” thì mọi người đã rất sẵn lòng để giúp đỡ tôi. Khi tôi bắt đầu công việc ở Herman Miller, tôi chẳng biết gì về đồ nội thất cả và mọi người đã thực sự rất tuyệt vời, mọi câu hỏi của tôi đã được giải đáp rất thấu đáo và cặn kẽ. Nếu như lúc bắt đầu tôi đã nhận mình biết hết tất cả và đi ngay vào điều hành mọi người làm việc, có lẽ sau đó một thời gian tôi sẽ bị out rất nhanh.
Thực ra thì tôi đã như vậy trong thời gian đầu của sự nghiệp, luôn cố tỏ ra đã hiểu hết mọi chuyện “fake until you make it”. Nhưng tôi sớm nhận ra rằng, mình không thể giả tạo được, mọi người sẽ nhận ra ngay thôi. Và điều đó thật sự không đem lại lợi ích gì cho bản thân và công việc.
Theo Linkedin Business Blog - Art of Leading
Sign up for newsletters
Highlights