Oct 09, 2020
Tôi đang huấn luyện cho Sanjay – lãnh đạo của một công ty công nghệ đang cảm thấy bế tắc và chán nản. Sanjay không đạt được kì vọng của mình tại thời điểm này của sự nghiệp.
Anh ấy đã tìm đến khóa đào tạo của chúng tôi và như thường lệ, chuẩn bị để thảo luận về những thách thức mà anh phải đối mặt. Lần này, anh ấy đang có kế hoạch tiến hành những cuộc đối thoại về lương thưởng với từng nhân viên. Sau một vài phút lắng nghe kế hoạch của anh ta, tôi đã cắt ngang và nói:
“Sanjay này, anh đã có nhiều cuộc hội thoại tương tự như thế này trước đây phải không?” Tôi hỏi
“Đúng là như vậy” Sanjay trả lời
“Và, cho phần lớn, bạn biết cách phải làm thế nào đúng không?”
“Đúng” Sanjay trả lời
“Tuyệt vời, giờ thì hãy nói về những thứ khác nhé.”
“Nhưng đây là những thứ đang xuất hiện trong đầu tôi lúc này”, Sanjay phản ứng. “Nó sẽ giúp ích cho tôi nếu chung ta thảo luận về nó”
“Tôi rất mừng vì nó hữu ích, Sanjay”, tôi nói. “Nhưng chắc hẳn anh không muốn tôi ở đây chỉ để giúp ích cho việc đó hơn đúng không. Anh muốn tôi ở đây để giúp anh chuyển đổi. Và tập trung vào việc anh đang nghĩ trong đầu lúc này sẽ không giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này đâu.”
Bạn thấy đấy, lí do khiến Sanjay bế tắc và hầu hết mọi người đều bị như vậy là vì chúng ta đang rất tập trung vào những gì diễn ra vào thời điểm hiện tại.
Nói cách khác, những gì mà chúng ta muốn là tiến về phía trước. Và, theo định nghĩa, tập trung vào hiện tại giúp chúng ta giữ đúng vị trí mình đang có. Vì vậy, tôi chắc chắn rằng tôi có thể giúp “Sanjay hiện tại” tốt hơn. Tuy nhiên, tin tin là tôi sẽ mang lại nhiều tác động tốt hơn nữa nếu tôi giúp anh ấy trở thành một “Sanjay tương lai” thành công.
Đây là một câu chuyện quen thuộc: Bạn bận rộn cả ngày, làm việc không ngừng nghỉ, nỗ lực làm nhiều việc một lúc để hoàn thành một danh sách các to-do list. Tuy nhiên, khi ngày làm việc thúc, bạn vẫn không đụng đến những việc quan trọng đáng lý ra bạn phải thực hiện. Bận rộn không có nghĩa là năng suất tốt. Việc cố gắng “chạy” để thoát khỏi guồng công việc hoàn toàn khác biệt với việc “chạy” đến đích đã đặt ra. Cả hai đều là “chạy” nhưng bận rộn chỉ là “chạy tại chỗ” mà thôi.
Nếu bạn muốn làm việc năng suất, câu hỏi đầu tiên bạn cần hỏi chính mình: “Tôi muốn trở thành ai?” Hay một câu hỏi khác là “Tôi muốn đi tới đâu?” Rất có thể câu trả lời cho các câu hỏi này phát triển theo một số hướng nào đó. Và mặc dù bạn không thể dành toàn bộ thời gian để theo đuổi những mục tiêu nhưng bạn biết chắc rằng bạn sẽ không đạt được chúng nếu bạn không dành chút thời gian nào để theo đuổi.
Nếu bạn muốn trở thành một nhà văn, bạn phải dành thời gian để viết. Nếu bạn muốn trở thành một nhà quản lý bán hàng, bạn không chỉ bán hàng mà phải phát triển kỹ năng quản lý của mình. Nếu bạn muốn khởi nghiệp hoặc ra mắt một sản phẩm mới hay lãnh đạo một đội ngũ mới, bạn phải dành thời gian lên kế hoạch và xây dựng các kỹ năng và kinh nghiệm.
Đây chính là chìa khóa: Bạn cần bỏ thời gian cho tương lai cho dù bạn còn nhiều thứ quan trọng phải làm ở hiện tại và thậm chí khi không có bất kỳ thành quả nào đền đáp cho những nỗ lực của bạn ngay lập tức. Nói cách khác, đây là việc rất khó, nếu bạn muốn trở thành người có năng suất, bạn cần dành nhiều thời gian làm những việc không đem lại năng suất, nghe rất vô lý phải không.
Tôi muốn tăng khả năng viết của mình vì vậy tôi đã thức dậy lúc 5:30 sáng để viết tiểu thuyết viễn tưởng. Thật không may, tôi là một nhà văn rất tệ, không hề khiêm tốn tí nào đâu. Vì vậy, thời gian mà tôi bỏ ra cho việc viết lách là rất không hiệu quả. Tôi không bán được, không sử dụng được và cũng không chia sẻ được ấn phẩm nào. Thực tình mà nói, tôi khó có thể chịu được khi đọc những dòng chữ đó thành tiếng. Bên cạnh đó, tôi có một danh sách dài những thứ thực sự cần thực hiện và tôi không thể biện minh cho việc mất ngủ để làm một điều gì đó chẳng liên quan đến những thách thức hiện tại của bản thân. Và tôi hiểu rằng đây là những gì khách hàng của tôi cảm thấy khi tôi yêu cầu họ gác lại những lo lắng trước mắt và tập trung vào những thách thức trong tương lai.
Câu hỏi mà tôi nghe nhiều nhất: Vậy thì tất cả các công việc tôi cần thực hiện thì sao? Tôi cần bỏ qua mớ lộn xộn trong hộp thư email, các cuộc trò chuyện cấp bách, những kế hoạch dự án, tất cả để tạo ra không gian cho việc tập trung vào bản thân trong tương lai? Tất nhiên là không rồi.
Đó là một “trick” mà “phiên bản bận rộn của bạn” đang đánh lừa với chính bản thân bạn để giữ bạn xa khỏi những điều mà bạn chưa giỏi hoặc chưa đem lại hiệu quả. Đôi khi bạn cần phải “vô trách nhiệm” với những thách thức hiện tại để đạt tiến độ thực sự cho bản thân của bạn trong tương lai. Bạn phải để bản thân hiện tại ổn định, đừng nao núng. Nó sẽ không biến mất và cũng không bao giờ kết thúc. Đó chính là bản chất của hiện tại.
Có thể bạn sẽ không thể nào có được một hộp thư đến “trống vắng”. Bạn có thể sẽ không có được những cuộc thảo luận lương thưởng hoàn hảo. Bạn cũng không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Tuy nhiên, với tư cách là huấn luyện viên của bạn, tôi dám cá với bạn là bạn sẽ xử lý những việc đó đủ tốt thôi.
Điều trên chỉ là những thứ nhỏ mà ta phải bận tâm. Những điều cực kì quan trọng mà không bao giờ được hoàn thành vì không đủ thời gian, không đủ gấp hay là quá khó khăn hoặc “đáng sợ”. Đó mới là những điều tôi muốn giúp bạn thực hiện.
Mặc dù Sanjay rất hào hứng với ý tưởng tập trung vào phát triển tương lai nhưng anh ấy từ chối vì Sanjay cảm thấy không tốt bằng việc giải quyết những thách thức hiện tại. Anh ấy chưa có những kỹ năng để thực hiện điều đó. Đó là lý do vì sao điều này chính là “tương lai” của anh ấy.
Và đó chính xác là lý do vì sao anh ấy cần tập trung vào nó.
Theo Peter Bregman – HBR.org
Sign up for newsletters
Highlights
Oct 09, 2020
Tôi đang huấn luyện cho Sanjay – lãnh đạo của một công ty công nghệ đang cảm thấy bế tắc và chán nản. Sanjay không đạt được kì vọng của mình tại thời điểm này của sự nghiệp.
Anh ấy đã tìm đến khóa đào tạo của chúng tôi và như thường lệ, chuẩn bị để thảo luận về những thách thức mà anh phải đối mặt. Lần này, anh ấy đang có kế hoạch tiến hành những cuộc đối thoại về lương thưởng với từng nhân viên. Sau một vài phút lắng nghe kế hoạch của anh ta, tôi đã cắt ngang và nói:
“Sanjay này, anh đã có nhiều cuộc hội thoại tương tự như thế này trước đây phải không?” Tôi hỏi
“Đúng là như vậy” Sanjay trả lời
“Và, cho phần lớn, bạn biết cách phải làm thế nào đúng không?”
“Đúng” Sanjay trả lời
“Tuyệt vời, giờ thì hãy nói về những thứ khác nhé.”
“Nhưng đây là những thứ đang xuất hiện trong đầu tôi lúc này”, Sanjay phản ứng. “Nó sẽ giúp ích cho tôi nếu chung ta thảo luận về nó”
“Tôi rất mừng vì nó hữu ích, Sanjay”, tôi nói. “Nhưng chắc hẳn anh không muốn tôi ở đây chỉ để giúp ích cho việc đó hơn đúng không. Anh muốn tôi ở đây để giúp anh chuyển đổi. Và tập trung vào việc anh đang nghĩ trong đầu lúc này sẽ không giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này đâu.”
Bạn thấy đấy, lí do khiến Sanjay bế tắc và hầu hết mọi người đều bị như vậy là vì chúng ta đang rất tập trung vào những gì diễn ra vào thời điểm hiện tại.
Nói cách khác, những gì mà chúng ta muốn là tiến về phía trước. Và, theo định nghĩa, tập trung vào hiện tại giúp chúng ta giữ đúng vị trí mình đang có. Vì vậy, tôi chắc chắn rằng tôi có thể giúp “Sanjay hiện tại” tốt hơn. Tuy nhiên, tin tin là tôi sẽ mang lại nhiều tác động tốt hơn nữa nếu tôi giúp anh ấy trở thành một “Sanjay tương lai” thành công.
Đây là một câu chuyện quen thuộc: Bạn bận rộn cả ngày, làm việc không ngừng nghỉ, nỗ lực làm nhiều việc một lúc để hoàn thành một danh sách các to-do list. Tuy nhiên, khi ngày làm việc thúc, bạn vẫn không đụng đến những việc quan trọng đáng lý ra bạn phải thực hiện. Bận rộn không có nghĩa là năng suất tốt. Việc cố gắng “chạy” để thoát khỏi guồng công việc hoàn toàn khác biệt với việc “chạy” đến đích đã đặt ra. Cả hai đều là “chạy” nhưng bận rộn chỉ là “chạy tại chỗ” mà thôi.
Nếu bạn muốn làm việc năng suất, câu hỏi đầu tiên bạn cần hỏi chính mình: “Tôi muốn trở thành ai?” Hay một câu hỏi khác là “Tôi muốn đi tới đâu?” Rất có thể câu trả lời cho các câu hỏi này phát triển theo một số hướng nào đó. Và mặc dù bạn không thể dành toàn bộ thời gian để theo đuổi những mục tiêu nhưng bạn biết chắc rằng bạn sẽ không đạt được chúng nếu bạn không dành chút thời gian nào để theo đuổi.
Nếu bạn muốn trở thành một nhà văn, bạn phải dành thời gian để viết. Nếu bạn muốn trở thành một nhà quản lý bán hàng, bạn không chỉ bán hàng mà phải phát triển kỹ năng quản lý của mình. Nếu bạn muốn khởi nghiệp hoặc ra mắt một sản phẩm mới hay lãnh đạo một đội ngũ mới, bạn phải dành thời gian lên kế hoạch và xây dựng các kỹ năng và kinh nghiệm.
Đây chính là chìa khóa: Bạn cần bỏ thời gian cho tương lai cho dù bạn còn nhiều thứ quan trọng phải làm ở hiện tại và thậm chí khi không có bất kỳ thành quả nào đền đáp cho những nỗ lực của bạn ngay lập tức. Nói cách khác, đây là việc rất khó, nếu bạn muốn trở thành người có năng suất, bạn cần dành nhiều thời gian làm những việc không đem lại năng suất, nghe rất vô lý phải không.
Tôi muốn tăng khả năng viết của mình vì vậy tôi đã thức dậy lúc 5:30 sáng để viết tiểu thuyết viễn tưởng. Thật không may, tôi là một nhà văn rất tệ, không hề khiêm tốn tí nào đâu. Vì vậy, thời gian mà tôi bỏ ra cho việc viết lách là rất không hiệu quả. Tôi không bán được, không sử dụng được và cũng không chia sẻ được ấn phẩm nào. Thực tình mà nói, tôi khó có thể chịu được khi đọc những dòng chữ đó thành tiếng. Bên cạnh đó, tôi có một danh sách dài những thứ thực sự cần thực hiện và tôi không thể biện minh cho việc mất ngủ để làm một điều gì đó chẳng liên quan đến những thách thức hiện tại của bản thân. Và tôi hiểu rằng đây là những gì khách hàng của tôi cảm thấy khi tôi yêu cầu họ gác lại những lo lắng trước mắt và tập trung vào những thách thức trong tương lai.
Câu hỏi mà tôi nghe nhiều nhất: Vậy thì tất cả các công việc tôi cần thực hiện thì sao? Tôi cần bỏ qua mớ lộn xộn trong hộp thư email, các cuộc trò chuyện cấp bách, những kế hoạch dự án, tất cả để tạo ra không gian cho việc tập trung vào bản thân trong tương lai? Tất nhiên là không rồi.
Đó là một “trick” mà “phiên bản bận rộn của bạn” đang đánh lừa với chính bản thân bạn để giữ bạn xa khỏi những điều mà bạn chưa giỏi hoặc chưa đem lại hiệu quả. Đôi khi bạn cần phải “vô trách nhiệm” với những thách thức hiện tại để đạt tiến độ thực sự cho bản thân của bạn trong tương lai. Bạn phải để bản thân hiện tại ổn định, đừng nao núng. Nó sẽ không biến mất và cũng không bao giờ kết thúc. Đó chính là bản chất của hiện tại.
Có thể bạn sẽ không thể nào có được một hộp thư đến “trống vắng”. Bạn có thể sẽ không có được những cuộc thảo luận lương thưởng hoàn hảo. Bạn cũng không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Tuy nhiên, với tư cách là huấn luyện viên của bạn, tôi dám cá với bạn là bạn sẽ xử lý những việc đó đủ tốt thôi.
Điều trên chỉ là những thứ nhỏ mà ta phải bận tâm. Những điều cực kì quan trọng mà không bao giờ được hoàn thành vì không đủ thời gian, không đủ gấp hay là quá khó khăn hoặc “đáng sợ”. Đó mới là những điều tôi muốn giúp bạn thực hiện.
Mặc dù Sanjay rất hào hứng với ý tưởng tập trung vào phát triển tương lai nhưng anh ấy từ chối vì Sanjay cảm thấy không tốt bằng việc giải quyết những thách thức hiện tại. Anh ấy chưa có những kỹ năng để thực hiện điều đó. Đó là lý do vì sao điều này chính là “tương lai” của anh ấy.
Và đó chính xác là lý do vì sao anh ấy cần tập trung vào nó.
Theo Peter Bregman – HBR.org
Sign up for newsletters
Highlights