Hiện tượng “Zombie công sở” và cách khắc phục – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Hiện tượng "Zombie công sở" và cách khắc phục

Dec 16, 2020

Xin chào các bạn, không biết các bạn đã từng nghe thấy cụm từ "Zombie công sở" bao giờ chưa?

Hewitt- Công ty tư vấn toàn cầu đã định nghĩa việc nhân viên "không hết lòng vì công việc tại công sở và không có ý chí cải thiện nhưng cũng không rời bỏ công việc hiện tại" là trạng thái "thờ ơ tiêu cực". Và họ cũng đã gọi những nhân viên đang ở trạng thái này bằng cụm từ "Zombie công sở". Đây là cách nói ẩn dụ để ví những nhân viên không gắn kết, không làm việc hết sức mình, nhưng cũng không ra đi mà làm việc kiểu cầm chừng, dưới khả năng của họ.

Theo kết quả khảo sát mà Hewitt đã tiến hành đối với hơn 1000 doanh nghiệp trên toàn thế giới, số “zombie công sở” này rơi vào khoảng 11%, tức cứ 10 người thì sẽ có 1 người đang ở trạng thái này. Với số liệu này, nó hoàn toàn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho toàn bộ công ty.

Vậy làm cách nào để ta có thể biến đổi, khích lệ những nhân viên đang trong trạng thái " thờ ơ tiêu cực" này chuyển sang trạng thái "gắn kết tích cực"? Tôi là Bùi Đức Quân – Giám đốc điều hành học viện doanh nhân MVV sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hiện tượng “Zombie công sở” và cách khắc phục nhé.



Trước tiên, theo kết quả nghiên cứu thì những “Zombie công sở” này nhận được mức lương cao hơn so với những nhân viên bình thường khác. Vậy tại sao họ lại nhận được nhiều đãi ngộ hơn? Điều này ẩn chứa trong bí mật mang tên "thâm niên". Theo kết quả nghiên cứu về tỉ lệ “Zombie công sở” ở từng mức độ thâm niên trong công việc, cho thấy rằng có khoảng 6% Zombie công sở có thâm niên từ 1 đến 2 năm, đối với thâm niên từ 11 đến 15 năm có khoảng 11% là “Zombie công sở. Và trong số những người làm việc liên tục trên 26 năm thì tỷ lệ này là khoảng 17% . Con số này nói lên rằng nhân viên có thâm niên càng cao thì họ càng thiếu đi sự gắn kết với công việc. Bởi vì số năm làm việc tăng thì tiền lương cũng tăng theo nên họ hài lòng với vị trí hiện tại và không có tinh thần làm việc một cách tích cực như trước nữa. Và số nhân viên như thế này đang chiếm tỉ trọng khá lớn trong công ty.

Chính vì vậy, các công ty có lẽ cần phải chú ý đến sự thay đổi trong hệ thống chính sách đãi ngộ nhân viên dựa theo thâm niên này. Điều này không chỉ giúp ích cho riêng công ty, mà nó còn tạo ra động lực cạnh tranh, thi đua giữa những nhân viên lâu năm và đang hưởng mức lương và phúc lợi cao. Một ví dụ điển hình đó là Netflix - Nhà cung cấp dịch vụ xem video trực tuyến lớn nhất thế giới cho rằng việc duy trì môi trường làm việc giống như một đội hình thể thao chuyên nghiệp là rất quan trọng. Họ không quan tâm tới các yếu tố thâm niên như tuổi tác, chức vụ mà chỉ đánh giá trên năng lực mà thôi. Nghĩa là họ chọn ra những cầu thủ hạng A và yêu cầu những cầu thủ này luôn luôn phải thể hiện vai trò, trách nhiệm theo đúng vị trí của mình. Reed Hastings - CEO của Netflix đã không ngừng nhấn mạnh rằng "Chúng ta là 1 đội, không phải là một gia đình." Như vậy, có thể thấy, phương án đầu tiên để quản lý “Zombie công sở” chính là "Không để những yếu tố như thâm niên hay cấp bậc có thể trở thành công cụ bảo hộ cho cá nhân trong tổ chức".



Thứ hai, theo kết quả khảo sát, đối với câu hỏi "Bạn có đang được hưởng đãi ngộ xứng đáng so với những đóng góp của mình hay không?", thì có khoảng 46% nhân viên bình thường đã trả lời theo hướng tích cực và tỷ lệ này chỉ đạt 24% ở nhóm Zombie công sở. Điều này có nghĩa là những Zombie công sở này mặc dù không hề say mê, gắn kết với công việc nhưng vẫn luôn muốn rằng mình phải nhận được nhiều đãi ngộ hơn. Do đó, họ luôn nghĩ rằng họ không được đánh giá một cách khách quan. Chính vì vậy, việc quan trọng cần làm với những Zombie công sở là phải phản hồi một cách khách quan và công khai về những thành quả mà họ đã đạt được.

Chẳng hạn, đối với những nhân viên đảm nhiệm công việc tiếp thị hay bán hàng thì có thể dễ dàng đánh giá một cách khách quan dựa trên những con số mà họ đạt được trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác, chúng ta cũng vẫn sẽ có nhiều cách khác nhau. Một trong số đó là công khai minh bạch mục tiêu và quá trình thực hiện mục tiêu của từng nhân viên. Ví dụ như, cứ mỗi đầu năm, từ CEO cho tới nhân viên của Google đều tiến hành xây dựng mục tiêu mà cá nhân mình phải đạt được trong năm đó. Và thông qua hệ thống, mọi người có thể nhìn thấy được mục tiêu của bản thân cũng như toàn bộ các đồng nghiệp khác. Nghĩa là họ đang công khai chia sẻ những dữ liệu khách quan về thông tin ai đang làm việc gì, làm như thế nào. Ngoài ra, Google còn thực hiện chế độ đánh giá đồng nghiệp bằng cách để khoảng 4,5 nhân viên đánh giá về 1 nhân viên nào đó và người này sẽ nhận phản hồi về mình mỗi năm 1 lần.

Việc đánh giá đồng nghiệp cũng được tiến hành dựa trên dữ liệu OKR đã được công khai. Và tất nhiên, thông qua hoạt động này, nhân viên không những có thể đánh giá được người khác mà còn có thể so sánh được công việc của mình với công việc của người khác để nhận định kết quả của bản thân một cách khách quan hơn. Với cách đánh giá này, công ty có thể giảm thiểu được những suy nghĩ tiêu cực từ nhân viên như "Chỉ có mình tôi là vất vả ở trong bộ phận", hay những bất mãn vu vơ như "Tôi không được công nhận theo đúng những gì mình đã cống hiến cho công ty."



Một đặc điểm khác của Zombie công sở là không nhận được sự quan tâm của cấp trên. Có thể thấy một tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 40% Zombie công sở trả lời một cách tích cực về câu hỏi "Bạn có đang được cấp trên động viên làm việc hết sức hay không?" Zombie công sở có thể đơn giản chỉ nghĩ rằng "Đó là lỗi tại cấp trên". Tuy nhiên, qua đây có thể thấy vai trò của cấp trên trong việc quản lý một nhân viên chưa đủ gắn kết là rất quan trọng.

Khi đánh giá một nhân viên có hiệu suất làm việc chưa cao, chúng ta thường hay nói "Bạn đã nỗ lực nhiều rồi" hoặc "Cố gắng để làm việc chăm chỉ nhé", mà ít khi chúng ta suy nghĩ xem phải đào tạo , phát triển nhân viên đó như thế nào. Có thể là do chúng ta nghĩ rằng "Ngày mai vẫn còn phải tiếp tục làm việc với nhau, nên thôi cứ bỏ qua để khỏi phải ngượng ngùng nhìn nhau" hoặc mặt khác, do chúng ta chưa biết và chưa nghĩ nhiều về việc phải đào tạo như thế nào để cải thiện được hiệu suất làm việc cho nhân viên này.

Trong số các doanh nghiệp toàn cầu, có nhiều doanh nghiệp đang áp dụng PIP (Productivity Improvement Program) - "Chương trình cải thiện hiệu suất" đối với những nhân viên có thành tích thấp trong công việc. Đặc biệt, IBM cũng đang áp dụng nhiều chương trình nhằm cải thiện hiệu suất như: thay đổi công việc, đào tạo...v.v cho khoảng 20% nhân viên có hiệu suất công việc thấp. Những nhân viên này hàng tuần sẽ phải báo cáo cho cấp trên về những cố gắng của họ để cải thiện hiệu suất của bản thân. Và cấp trên cũng phải dựa trên nội dung báo cáo đó để thực hiện hoạt động đào tạo hàng tuần. Nếu như Zombie công sở cứ tiếp tục đổ lỗi do cấp trên không giúp đỡ họ, và cấp trên cũng đổ lỗi do nhân viên không chăm chỉ thì sẽ chẳng cải thiện được điều gì.

Các bạn hãy lưu ý rằng, để có thể nâng cao sự say mê công việc của nhân viên, không phải chỉ cần thay đổi ý thức hay hành động của riêng cá nhân đó thôi mà cần phải có sự thay đổi từ nội bộ doanh nghiệp và người quản lý nữa. Hy vọng rằng, thông qua nội dung này, bạn có thể giúp nhân viên của mình thoát khỏi tình trạng “Zombie công sở” và tìm được sự say mê tích cực trong công việc.

Chúc các bạn thành công

Xin cảm ơn và hẹn gặp lại.

"Zombie office" phenomenon and how to fix it

Dec 16, 2020

Hello everyone, I wonder if you have heard the phrase "Zombie office" before?

Hewitt, a global consulting firm, has defined employees as "not wholehearted for their work at work and not willing to improve but also not leaving their current job" as "negative indifference" . And they also called the employees in this state with the phrase "office zombie". This is a metaphor for employees who are not engaged, do not work to their best, but also do not leave but work in moderation, below their capacity.

According to the survey results that Hewitt has conducted for more than 1000 businesses worldwide, the number of "office zombies" falls to about 11%, ie 1 out of 10 people will be in this state. With this data, it can completely cause negative effects for the entire company.

So how can we transform and encourage employees who are in this state of "negative indifference" to a state of "positive attachment"? I am Bui Duc Quan - CEO of MVV Entrepreneurship Academy will join you in learning about the phenomenon of "Zombie office" and how to fix it.



First of all, according to research results, these "Office Zombie" receive higher salary than other normal employees. So why do they get more compensation? This is hidden in the secret called "seniority". According to the research results on the rate of "Office Zombie" at each seniority level in the job, it shows that about 6% of the office zombies have a seniority of 1 to 2 years, for the seniority from 11 to 15 about 11% of the year is “Office Zombie. And among those who work continuously for more than 26 years, this percentage is about 17%. This figure shows that the higher the seniority the employee is, the less connected they are to the job. Because the number of years working increases, the salary also increases, so they are satisfied with their current position and do not have the spirit of working actively as before. And the number of employees like this accounts for a large proportion in the company.

As a result, companies may need to notice this change in the seniority-based employee compensation policy system. This not only helps the company, but it also creates a competitive force, emulating among longtime employees who are enjoying high salaries and benefits. A good example is Netflix - the world's largest video streaming service provider, who thinks it's important to maintain a work environment like a professional sports team. They are not interested in seniority factors such as age, position, but only evaluate on capacity. That is, they choose the A-list players and ask these players to always perform their roles and responsibilities in their correct positions. Reed Hastings, the CEO of Netflix, insisted that "We are a team, not a family." Thus, it can be seen that the first option to manage "Zombie office" is "Not allowing factors such as seniority or rank to become tools of protection for individuals in the organization".



Secondly, according to the survey results, for the question "Are you getting the right treatment for your contributions?" , about 46% of ordinary employees paid In a positive way, this rate was only 24% in the office Zombie group. This means that these office Zombie, although not passionate, attached to work, always want that they must receive more treatment. Therefore, they always think that they are not being assessed objectively. Therefore, it is important to do with the office Zombie is to respond objectively and openly about the achievements they have achieved.

For example, for employees in charge of marketing or sales, it is easy to evaluate objectively based on the numbers they achieved in the working process. However, for other cases, we will still have many different ways. One of them is to make transparent about each employee's goal and goal implementation process. For example, every year, from CEOs to employees of Google, we build a personal goal that we must achieve that year. And through the system, people can see their own goals as well as all other colleagues. That is, they are publicly sharing objective data about who is doing what, how. In addition, Google also evaluates colleagues by letting about 4.5 employees rate a certain employee and this person will receive feedback about themselves once a year.

Peer evaluation was also conducted based on publicly available OKR data. And of course, through this activity, employees can not only evaluate others, but also can compare their work with the work of others to evaluate their own results objectively. than. With this assessment, the company can reduce negative thoughts from employees like "I'm alone in the department", or indifferent dissatisfaction like "I am not recognized under exactly what I have devoted to the company."



Another feature of office zombies is that they do not receive the attention of their superiors. It can be seen that a very low rate of only about 40% of office zombies respond positively to the question "Are you being encouraged by your boss to do your best?" Office zombies may simply think "It's the fault at the superiors". However, from here it can be seen that the role of the superior in managing an employee is not yet cohesive.

When evaluating an employee's low performance, we often say "You've put in a lot of effort" or "Try to work hard", but we rarely think about training. , staff development like. Maybe it's because we think "We still have to continue working together tomorrow, so we just let it go so we don't have to look at each other awkwardly" or on the other hand, because we don't know and don't think much about it. how to train this employee to improve working efficiency.

Among global businesses, many are using the PIP (Productivity Improvement Program) - "Performance Improvement Program" for employees with low performance on the job. In particular, IBM is also applying many programs to improve performance such as changing jobs, training ... etc for about 20% of employees with low productivity. These employees are expected to report weekly to their superiors on their efforts to improve their performance. And the superiors must also rely on the content of that report to conduct weekly training activities. If the office Zombie kept blaming the boss for not helping them, and the boss also blamed the staff for not working hard, nothing would be improved.

Please note that, to be able to enhance employees' passion for work, does not only need to change individual consciousness or actions, but it is necessary to have internal business sets and managers as well. Hopefully, through this content, you can help your employees get rid of the status "Zombie office" and find positive passion at work.

Good luck to you

Thank you and See you again.