Aug 09, 2018
Ông Đào Trung Thành, CTO tại MVV Group, đồng thời cũng là một trong các huấn luyện viên chương trình Quản trị Kinh doanh Thông minh - iCEO đã có những chia sẻ về hiệu ứng tâm lý mang tên Dunning-Kruger, nói về mối tương quan giữa sự tự tin và vùng hiểu biết.
“Một trong những điều đau khổ của thời đại chúng ta là những kẻ ngu ngốc thường cảm thấy chắc chắn, còn người giàu tưởng tượng và tri thức lại đầy hoài nghi và lưỡng lự” - Bertrand Russell.
("One of the painful things about our time is that those who feel certainty are stupid, and those with any imagination and understanding are filled with doubt and indecision.")
Đây là câu danh ngôn của triết gia người Anh về một hiệu ứng có tên Dunning-Kruger, là tên hai thầy trò giáo sư tâm lý học David Dunning và Justin Kruger, người đã đưa ra báo cáo chính thức về hiệu ứng này vào năm 1999 và đạt giải Ig Nobel về tâm lý học năm 2000.
Kruger và Dunning đưa ra nhận xét rằng: Một người năng lực kém
– Sẽ có khuynh hướng đánh giá quá cao năng lực, kỹ năng của họ
– Không thể nhận ra kỹ năng, năng lực thật sự của người khác
– Không thể nhận ra giới hạn của sự kém cỏi của họ
– Vẫn có thể nhận thức về sự yếu kém của mình nếu họ được hướng dẫn để cải thiện thực sự
Hiệu ứng Dunning-Kruger mô tả như sau:
Ban đầu khi chúng ta quan tâm đến một kỹ năng hay một chủ đề nào, chúng ta học được một ít và cảm thấy rất tự tin là đã biết nhiều điều. Trạng thái từ 0 lên 1.
Sau đó khi chúng ta học thêm và tiếp xúc với vấn đề thì mới thấy hóa ra nó không dễ như ta tưởng và nếu gặp thất bại khi nhận định, phán đoán vấn đề thì mức độ tự tin sẽ giảm xuống.
Và sau quá trình học tập, rèn luyện lâu dài để có một tri thức tích lũy lớn đạt đến trình độ chuyên gia và có thành tựu thì mức độ tự tin sẽ tăng lên.
Chúng ta có thể nhận ra hiệu ứng này rất dễ dàng trong xã hội như những người chẳng có một tí chuyên môn nào chỉ cần search google một chút là cảm thấy có vẻ hiểu và phát biểu rất đao to búa lớn về lĩnh vực đó; những thường dân rất ít thông tin nhưng lại sẵn sàng chê bai dè bỉu những quyết sách của những nhà lãnh đạo hàng đầu…
Hiệu ứng có tên Dunning-Kruger với dân thường thì tác động thấp nhưng với một lãnh đạo thì thực sự là một thảm họa. Chính sự kém cỏi lại là nguyên nhân của việc không nhận ra sự kém cỏi. Cái vòng luẩn quẩn đó của các nhà quản lý thiếu năng lực thường gây không ít thiệt hại cho công ty của bạn. Bởi hiệu ứng này cũng thường đi kèm với hiệu ứng quá tự tin (overconfidence) dẫn đến làm tăng ảnh hưởng của quá trình leo thang cam kết (escalating commitment): khi mà người đưa ra quyết định không chịu thu hồi quyết định của mình khi nó không hợp thời nữa; hay lại tiếp tục tiêu tốn tiền của, công sức, thời gian cho một đầu tư thất bại thay vì phải làm điều ngược lại.
Làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn này? Điều đầu tiên là phải tránh bẫy tâm lý “Tôi đủ thông minh để không lọt vào hiệu ứng Dunning-Kruger”. Bản thân ý nghĩ này có thể chính là hiệu ứng Dunning-Kruger, sự đánh giá của bản thân mình không đủ tin cậy, có thể năng lực của chúng ta không đủ để đưa ra đánh giá này. Điều thứ hai chính là cần phải không ngừng học hỏi thêm về lĩnh vực mình quan tâm. Luôn tránh những phát biểu chắc chắn ngoài chuyên môn của mình.
À. Mà kể cũng khó. Với mạng xã hội, rất khó cưỡng lại sự sung sướng được phát biểu, nhất là với những KoL được hỏi ý kiến về mọi vấn đề của cuộc sống.
---
Tác giả bài viết: Ông Đào Trung Thành, CTO tại MVV Group.
Ông Đào Trung Thành hiện đang là Huấn luyện viên học phần Quản trị Tri thức trong Kỷ nguyên Số, thuộc chương trình huấn luyện Quản trị Kinh doanh Thông minh - iCEO. Bao gồm 10 học phần tóm gọn tất cả những kiến thức cần thiết nhất về quản trị doanh nghiệp trong thời đại số, chương trình sẽ mang đến những thay đổi thực sự cho doanh nghiệp của bạn. Tìm hiểu thêm về chương trình tại ĐÂY.
Sign up for newsletters
Highlights
Aug 09, 2018
Ông Đào Trung Thành, CTO tại MVV Group, đồng thời cũng là một trong các huấn luyện viên chương trình Quản trị Kinh doanh Thông minh - iCEO đã có những chia sẻ về hiệu ứng tâm lý mang tên Dunning-Kruger, nói về mối tương quan giữa sự tự tin và vùng hiểu biết.
“Một trong những điều đau khổ của thời đại chúng ta là những kẻ ngu ngốc thường cảm thấy chắc chắn, còn người giàu tưởng tượng và tri thức lại đầy hoài nghi và lưỡng lự” - Bertrand Russell.
("One of the painful things about our time is that those who feel certainty are stupid, and those with any imagination and understanding are filled with doubt and indecision.")
Đây là câu danh ngôn của triết gia người Anh về một hiệu ứng có tên Dunning-Kruger, là tên hai thầy trò giáo sư tâm lý học David Dunning và Justin Kruger, người đã đưa ra báo cáo chính thức về hiệu ứng này vào năm 1999 và đạt giải Ig Nobel về tâm lý học năm 2000.
Kruger và Dunning đưa ra nhận xét rằng: Một người năng lực kém
– Sẽ có khuynh hướng đánh giá quá cao năng lực, kỹ năng của họ
– Không thể nhận ra kỹ năng, năng lực thật sự của người khác
– Không thể nhận ra giới hạn của sự kém cỏi của họ
– Vẫn có thể nhận thức về sự yếu kém của mình nếu họ được hướng dẫn để cải thiện thực sự
Hiệu ứng Dunning-Kruger mô tả như sau:
Ban đầu khi chúng ta quan tâm đến một kỹ năng hay một chủ đề nào, chúng ta học được một ít và cảm thấy rất tự tin là đã biết nhiều điều. Trạng thái từ 0 lên 1.
Sau đó khi chúng ta học thêm và tiếp xúc với vấn đề thì mới thấy hóa ra nó không dễ như ta tưởng và nếu gặp thất bại khi nhận định, phán đoán vấn đề thì mức độ tự tin sẽ giảm xuống.
Và sau quá trình học tập, rèn luyện lâu dài để có một tri thức tích lũy lớn đạt đến trình độ chuyên gia và có thành tựu thì mức độ tự tin sẽ tăng lên.
Chúng ta có thể nhận ra hiệu ứng này rất dễ dàng trong xã hội như những người chẳng có một tí chuyên môn nào chỉ cần search google một chút là cảm thấy có vẻ hiểu và phát biểu rất đao to búa lớn về lĩnh vực đó; những thường dân rất ít thông tin nhưng lại sẵn sàng chê bai dè bỉu những quyết sách của những nhà lãnh đạo hàng đầu…
Hiệu ứng có tên Dunning-Kruger với dân thường thì tác động thấp nhưng với một lãnh đạo thì thực sự là một thảm họa. Chính sự kém cỏi lại là nguyên nhân của việc không nhận ra sự kém cỏi. Cái vòng luẩn quẩn đó của các nhà quản lý thiếu năng lực thường gây không ít thiệt hại cho công ty của bạn. Bởi hiệu ứng này cũng thường đi kèm với hiệu ứng quá tự tin (overconfidence) dẫn đến làm tăng ảnh hưởng của quá trình leo thang cam kết (escalating commitment): khi mà người đưa ra quyết định không chịu thu hồi quyết định của mình khi nó không hợp thời nữa; hay lại tiếp tục tiêu tốn tiền của, công sức, thời gian cho một đầu tư thất bại thay vì phải làm điều ngược lại.
Làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn này? Điều đầu tiên là phải tránh bẫy tâm lý “Tôi đủ thông minh để không lọt vào hiệu ứng Dunning-Kruger”. Bản thân ý nghĩ này có thể chính là hiệu ứng Dunning-Kruger, sự đánh giá của bản thân mình không đủ tin cậy, có thể năng lực của chúng ta không đủ để đưa ra đánh giá này. Điều thứ hai chính là cần phải không ngừng học hỏi thêm về lĩnh vực mình quan tâm. Luôn tránh những phát biểu chắc chắn ngoài chuyên môn của mình.
À. Mà kể cũng khó. Với mạng xã hội, rất khó cưỡng lại sự sung sướng được phát biểu, nhất là với những KoL được hỏi ý kiến về mọi vấn đề của cuộc sống.
---
Tác giả bài viết: Ông Đào Trung Thành, CTO tại MVV Group.
Ông Đào Trung Thành hiện đang là Huấn luyện viên học phần Quản trị Tri thức trong Kỷ nguyên Số, thuộc chương trình huấn luyện Quản trị Kinh doanh Thông minh - iCEO. Bao gồm 10 học phần tóm gọn tất cả những kiến thức cần thiết nhất về quản trị doanh nghiệp trong thời đại số, chương trình sẽ mang đến những thay đổi thực sự cho doanh nghiệp của bạn. Tìm hiểu thêm về chương trình tại ĐÂY.
Sign up for newsletters
Highlights