Lãnh đạo doanh nghiệp như Napoleon – Nên hay không nên? – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Lãnh đạo doanh nghiệp như Napoleon - Nên hay không nên?

Jul 11, 2018

Napoléon Bonaparte được đánh giá là một trong những vị tướng xuất sắc nhất lịch sử với những chiến lược vô cùng khôn ngoan. Ông là người hiểu rõ sự linh hoạt cần thiết trong cách quản lý của một nhà lãnh đạo với một tập thể lớn để giành chiến thắng cuối cùng.

Những bài học về quản lý của ông không chỉ đúng trong quân sự mà còn được vận dụng rộng rãi trong kinh doanh, đặc biệt là trong các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

1. GIÀNH LẤY NIỀM TIN VÀ SỰ TRUNG THÀNH

Napoléon hiểu rằng một nhà lãnh đạo phải giành được niềm tin những người đi theo mình. Ông đã giành được niềm tin từ các vị tướng dưới quyền, và sau đó là lòng trung thành của những người lính bằng cách hứa hẹn họ chiến thắng và vinh quang. Ông nói: “Hỡi những người lính, các người đã không được ăn no, mặc ấm. Không có hào quang nào chiếu sáng các ngươi. Ta sẽ dẫn dắt các ngươi đến những vùng đất màu mỡ nhất trên thế giới…và các người sẽ có được danh dự, vinh quang và sự giàu có.” Điều này chứng tỏ Napoléon là một diễn giả có sức lôi cuốn lớn và biết chính xác cách tạo động lực cho người khác.

Bài học rút ra

Nhà lãnh đạo luôn phải để ý đến suy nghĩ và cảm nhận của nhân viên và những quản lý dưới quyền. Hãy thuyết phục họ tin tưởng vào hành động và lối suy nghĩ của bạn. Nếu bạn tự tin vào khả năng đạt được thành công, họ cũng sẽ tin vào khả năng ấy. Quân đội của Napoléon không chỉ chiến đấu vì nước Pháp, họ còn chiến đấu cho vị tổng tư lệnh và hoàng đế của họ. Chính điều này đã khiến họ trở thành một đoàn quân không thể nào bị cản trở. Khi những người dưới quyền lãnh đạo của bạn không chỉ cống hiến vì lợi ích chung, mà còn trung thành với chỉ huy, họ sẽ có hứng thú và cống hiến nhiều hơn trong công việc.

2. BẮT TAY VÀO LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC NHỎ NHẶT NHẤT

Mặc dù ít khi được nhắc đến, nhưng Napoléon, trong trận chiến, còn làm cả những công việc vốn là của những trung úy và tướng lĩnh dưới trướng ông. Khi đoàn quân của ông đối diện với làn đạn lửa phía trước, Napoléon chính là người tiên phong trong quân đoàn. Ông còn giúp lên đạn những khẩu đại bác ( vốn là việc của những hạ sĩ ). Napoléon hiểu rõ công việc của từng người và luôn sẵn sàng làm những việc mà ông ấy vốn có thể giao cho người khác. Kể cả khi Napoléon là một vị hoàng đế, ông ấy không bao giờ thiếu trách nhiệm trong những việc nhỏ nhặt như thế.

Bài học rút ra

Đừng bao giờ nghĩ rằng những công việc kia là quá nhỏ nhặt so với chức vụ của bạn. Bạn không nên lạm dụng quyền giao việc cho người khác. Khi một người lãnh đạo chỉ biết giao ra nhiệm vụ cho những người dưới trướng mình từ vị trí cao quý của họ, họ đã hoàn toàn mất đi mối liên hệ cần thiết với những người họ lãnh đạo. Nhân viên của bạn sẽ rất an tâm khi biết mình có một người lãnh đạo luôn sẵn sàng vào cuộc và giúp đỡ họ chứ không chỉ trích họ, khi biết họ không đủ khả năng thực hiện công việc.

3. THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN VỚI NHƯNG NGƯỜI ĐÃ GIÚP BẠN THÀNH CÔNG

Trong trận thắng đầu tiên với vị trí Tổng tư lệnh tại Piedmonte, đội quân của ông đã xuất sắc giành chiến thắng. Khi ấy, Napoléon trả công cho binh lính mình bằng chính số vàng bạc mà ông thu được. Đây chính là số tiền đầu tiên mà những người lính ấy được nhận sau hàng tháng trời. Napoléon biết rằng nếu như binh lính của ông cảm thấy được công nhận và trả lương, họ sẽ chiến đấu với trung thành hơn cho đất nước và người lãnh đạo họ. Ngoài ra, Bonaparte còn sáng tạo ra “Quân đoàn Danh dự”. Ông ta sẽ hỏi các tướng lĩnh dưới trướng mình “Ai là người dũng cảm nhất trong trận chiến vừa rồi?”. Khi có được câu trả lời, Napoléon đích thân lấy một huy chương từ áo khoác của mình và đính lên áo người lính dũng cảm nhất ấy. Hãy tưởng tượng hành động ấy sẽ lan rộng ra khắp đoàn quân và tăng sĩ khí đến mức nào!

Bài học rút ra

Hãy sẵn sàng thể hiện lòng biết ơn và sự công nhận của mình đến với nhân viên của bạn. Hãy nói “cảm ơn” và tặng những ai góp phần đem đến thành công cho bạn những phần thưởng. Chính điều này còn giúp giữ được sự kính trọng và ngưỡng mộ của người khác giành cho bạn. Nếu như bạn thiếu lòng biết ơn này, nhiều người sẽ cảm thấy không hài lòng với công việc và những hành động bất mãn. Là một người lãnh đạo, trách nhiệm của bạn là phải nhận ra được những người có thể hiện tốt trong công việc. Thành công của bạn phụ thuộc vào những người trên làm việc tốt như thế nào. Hãy cho họ biết bạn đánh giá cao những nỗ lực của họ như thế nào và họ có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức của bạn.