Lưu Bị & sức mạnh của việc quan tâm đến nhân viên – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Lưu Bị & sức mạnh của việc quan tâm đến nhân viên

May 03, 2018

Hầu hết các doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn, đều “thèm muốn” một thứ là khách hàng trung thành. Tùy theo doanh nghiệp, khách hàng trung thành có thể đem lại đến 80% doanh thu cùng với sự bảo đảm về một nguồn lợi nhuận ổn định. Vậy bí quyết để có một lượng khách hàng trung thành đông đảo là gì? Đó chính là đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tụy, yêu công việc. Nếu bạn vẫn chưa có ý tưởng gì để xây dựng một đội ngũ như vậy, hãy bắt đầu với việc quan tâm và xây dựng mối quan hệ tình cảm với nhân viên.

Trong Tam Quốc Chí, Lưu Bị chưa bao giờ được đánh giá là giỏi, lại còn chỉ là kẻ bán dép cỏ, vậy tại sao lại có thể sánh cùng những nhân tài trong thiên hạ như Trương Phi, Hạng Vũ, Triệu Vân, Mã Siêu, Gia Cát Lượng? Bàn về thiên thời, Lưu Bị không bằng Tào Tháo; bàn về địa lợi, Lưu Bị không bằng Tôn Quyền. Nhưng một người bán dép cỏ lại có thể tạo một vùng trời riêng, điều này không thể không kể đến sức mạnh của việc khích lệ tình cảm. Có người nói rằng Lưu Bị có được thiện hạ là vì ông có sở trường khóc, điều này không hẳn là sai, thực ra nước mắt chính là tình cảm yêu thương, sự khích lệ của ông dành cho thuộc hạ.

Lưu Bị ba lần đến lều cỏ, gặp phải lời từ chối khéo của Khổng Minh, khóc rằng: “Tiên sinh không xuất sơn, thiên hạ sẽ sống như thế nào?”, ý đánh giá tầm quan trọng của Gia Cát Lượng ảnh hưởng đến sự an nguy của toàn thiên hạ. Lưu Bị nói đi nói lại, càng động đến tâm sự sâu kín, tâm tư trăm mối, lúc đó “nước mắt thấm ra tay áo, làm ướt hết cả vạt áo”, nhờ vậy mới mời được Khổng Minh về triều.

Điển tích "Lưu Bị ba lần đến lều cỏ"

Lưu Bị dưới sự trợ giúp của Từ Nguyên Trực, đóng quân Tân Dã, chiêu binh mãi mã, tích trữ lương thảo, khí tượng ngày một thịnh. Nhưng Tào Tháo đã bắt chước bút tích của Từ Mẫu đưa cho Nguyên Trực, khiến cho ông ta phải rời bỏ Lưu Bị. Lưu Bị khóc rằng: “Nguyên Trực đi rồi, ta sẽ không biết làm thế nào?”, rồi ngưng nước mắt mà ngóng theo. Từ Thứ vì điều này mà tâm tư nhiễu loạn, nước mắt lưng tròng, khi sang phía Tào Tháo từ đầu chí cuối không đưa ra một kế sách nào.

Việc quan tâm đến nhân viên còn giúp cho người quản lý đánh giá nhân viên chính xác hơn. Đương thời thuộc hạ của Lưu Bị có rất nhiều người tài giỏi, nhưng ông là người biết rất rõ tính cách và tài năng của từng người mà dùng đúng việc đúng chỗ. Ví dụ dưới trướng ông có 5 anh em nhà Mã Lương đều là những hiền tài hiếm có, trong đó Mã Lương lại là người kiệt xuất nhất. Lưu Bị rất tín nhiệm anh em nhà Mã Lương. Em trai Mã Lương là Mã Tốc cũng là người nổi tiếng có tài thao lược, nhưng Lưu Bị sớm nhìn thấy tính cách ba hoa khoác lác của anh ta, nên đã dặn Gia Cát Lượng rằng “ Mã Tốc lời lẽ sáo rỗng ba hoa, vượt quá cả tài năng thực tế của anh ta, không thích hợp giao đại sự. Khanh cần phải kiểm tra thực tế tài năng anh ta nhiều”. Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng đã để Mã Tốc trấn thủ Nhai Đình cuối cùng để thất thủ. Gia Cát Lương trảm Mã Tốc nhưng ruột đau như cắt. Ông vô cùng hối hận đã không nghe lời cảnh báo của tiên đế Lưu Bị để hôm nay phải chịu thất bại này.

Nếu người quản lí chỉ biết quan tâm đến công việc, không hiểu biết về tình hình cá nhân, cuộc sống, gia đình của nhân viên thì sẽ khiến họ nghĩ rằng: Mình chỉ là một cái máy làm ra tiền cho công ty. Những nhân viên có suy nghĩ như vậy không bao giờ tạo ra được những giá trị tốt cho khách hàng. Hãy đối xử với nhân viên như một người bạn, và họ sẽ đối xử với khách hàng như vậy.

Khóa học Truyền thông Nội bộ: Gắn kết cá nhân - Nâng cao hiệu suất" sẽ khai giảng vào ngày 10/11 tại Hà Nội. Xem chi tiết về khóa học tại Đây.