Marketing B2B: Chiến thắng khách hàng tiềm năng thông qua mạng xã hội – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Marketing B2B: Chiến thắng khách hàng tiềm năng thông qua mạng xã hội

May 03, 2018

Liệu có chỗ cho các hoạt động marketing trên mạng xã hội tại các công ty chuyên về B2B?

Đối với các công ty B2B, họ đôi khi chỉ có từ 2 đến 3 khách hàng và giá trị hợp đồng từ những khách hàng này thường rất lớn. Đặc điểm của những giao dịch này đó là chu kỳ giao dịch thường kéo dài rất lâu, rủi ro cao và quyền lực rất lớn nằm trong tay người mua.

Liệu các công ty này có cần tới những hoạt động marketing trên mạng xã hội hay không? Trước khi áp dụng bất kì một chiến thuật nào vào mọi tình huống, bạn cần cân nhắc kỹ liệu điều đó có nhất quán với chiến lược chung của cả công ty. Sau đây là 4 chiến lược chung nhằm phát triển vả giữ chân những khách hàng lớn trong lịnh vực B2B:

1. Tạo mối quan hệ tốt giữa hai công ty

Với những khách hàng lớn, bạn có thể tưởng tượng rằng bộ máy vận hành của họ thường rất lớn và đôi khi trải dài khắp thế giới. Vì thế có rất nhiều mối quan hệ bạn phải chú tâm tới – từ CEO tới những kỹ sư vận hành máy móc tại công trình, từ phòng sales tới đơn vị đào tạo và phát triển. Có hàng tá những người có thể ảnh hưởng tới quyết định mua hàng và bạn phải lấy được lòng tin của họ. Một khó khăn nữa đó là bạn phải tìm cách kết nối được các phòng ban giữa hai công ty: phòng điều hành, thiết kế, bán hàng, vv…

Mạng xã hội có vai trò gì: Gắn kết và tạo sự thấu hiểu. Không có gì cung cấp thông nhanh chóng và kết nối mọi người với nhau một cách dễ dàng hơn mạng xã hội. Hãy xây dựng những cộng đồng chung giữa 2 công ty, đây là nơi lý tưởng để công ty bạn thắt chặt mối quan hệ với không chỉ là công ty đối tác nói chung mà có thể tới từng nhân viên của họ.

2. Giữ chân khách hàng bằng chất lượng dịch vụ

Bạn không chỉ muốn phát triển mô hình kinh doanh của mình với khách hàng mà phải tìm cách phát triển với lợi nhuận cao nhất. Để có thể đạt được mục tiêu này, bạn phải cung cấp được những dịch vụ chất lượng và sáng tạo nhằm giữ chân khách hàng ở lại. Ví dụ, với những khách hàng làm sản xuất, hãy thiết kế một dịch vụ chuyên chở phế liệu sau khi các thành phẩm hoàn chỉnh đã được chuyển đi, điều này sẽ giúp khách hàng đỡ được một khoản chi phí. Và công ty của bạn thì sẽ kiếm được rất nhiều tiền.

Mạng xã hội có vai trò gì: Hãy chỉ cho họ thấy sự chuyên nghiệp và thái độ hợp tác của bạn thông qua những kênh mạng xã hội và những thông tin mà doanh nghiệp bán phát đi từ đây.

3. Tăng lợi nhuận từ việc cắt giảm chi phí

Với mức giao dịch khổng lồ như vậy, quyền lực thường nằm trong tay người mua và vì thế lợi nhuận tới công ty bạn không cao. Luôn là một thử thách để tìm kiếm những phương thức nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Với những trường hợp giao dịch lớn, ngay cả những thay đổi từ 100-200 đồng/trên từng sản phẩm cũng có những thay đổi đáng kể tới lợi nhuận cuối cùng.

Mạng xã hội có vai trò gì: Mạng xã hội trong trường hợp này có 2 tác dụng:

1, Tăng cường độ tin cậy của doanh nghiệp bạn với những nhà cung cấp. Điều này có thể giúp doanh nghiệp thương lượng được những mức giá "trong mơ"

2, Mạng xã hội giúp kết nối và tìm kiếm những đối tác chất lượng và có chi phí phải chăng. Hãy tận dụng nó một cách tối đa, vì chỉ là 100-200đ cũng khiến doanh nghiệp bạn gia tăng những khoản lợi nhuận không tưởng

4. Lắng nghe phản hồi từ khách hàng

Lắng nghe phản hồi từ khách hàng là một vấn đề rất quan trọng. Hãy tạo ra những buổi đi khảo sát và thu thập ý kiến khách hàng tại công ty của họ. Những thông tin từ những buổi khảo sát này, phải được phân tích kỹ càng và tổng hợp lại một cách khoa học cho việc lên kế hoạch marketing và phát triển sản phẩm.

Mạng xã hội giúp gì: Có lẽ các bạn không còn quá xa lại với khái niệm " Social Listening", vâng, không có gì giúp lắng nghe và thu thập thông tin nhanh chóng đầy đủ như mạng xã hội. Đây sẽ là tiền đề để bạn có những phân tích, nhận định đáng giá với các chiến lược bán hàng của công ty.

Kết luận

Các chiến lược marketing B2B thường gồm có các chiến lược chính: cung cấp dịch vụ chất lượng và sáng tạo, cắt giảm chi phí, lắng nghe hiệu quả với khách hàng và tạo mối quan hệ tốt. Marketing trên mạng xã hội đã dần trở thành một xu thế mới với những ưu điểm vượt trội so với marketing truyền thống. Với mạng xã hội bạn có thể tiếp cận tới nhóm khách hàng mục tiêu và tiềm năng của mình được dễ dàng hơn với một chi phí thấp hơn và việc đo đạc số liệu cũng chính xác và dễ dàng hơn khi so sánh với marketing truyền thống.