Marketing mix 4P: Bài học căn bản về tiếp thị bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng nên biết – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Marketing mix 4P: Bài học căn bản về tiếp thị bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng nên biết

Oct 18, 2018

Được nhắc đến lần đầu vào những năm 1950, mô hình Marketing Mix 4P đã được sử dụng như kim chỉ nam cho ngành tiếp thị thế giới trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Đây được xem là một trong những bài học căn bản nhất về tiếp thị mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng nên nắm rõ.

NGUỒN GỐC CỦA MARKETING MIX 4P

Thuật ngữ “Marketing Mix” (tiếp thị hỗn hợp) được nhắc đến lần đầu vào năm 1953 bởi Neil Border – Chủ tịch Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ. Sau đó, vào năm 1960, một nhà tiếp thị nổi tiếng có tên E. Jerome McCarthy đã đề nghị phân loại Marketing Mix thành 4P và mô hình này đã được sử dụng rộng rãi đến ngày nay.

Theo Philip Kotler, “tiếp thị hỗn hợp là tập hợp các biến có thể kiểm soát mà công ty có thể sử dụng để tác động đến phản ứng của người mua.” Trong mô hình 4P, các biến được đề cập bao gồm 4 yếu tố bắt đầu với chữ P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (kênh phân phối) và Promotion (xúc tiến).

4 YẾU TỐ CỦA MARKETING MIX 4P

Chữ P đầu tiên của 4P, Product, nói đến những yếu tố có thể đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, mang lại lợi ích cho họ, đồng thời có thể chào bán trên thị trường. Theo định nghĩa này, sản phẩm có thể là hữu hình hoặc/ và vô hình, vật chất hoặc/ và phi vật chất. Một sản phẩm được xem là thành công khi nó giải quyết được những vấn đề của khách hàng, hay thoả mãn các nhu cầu của họ.

Yếu tố thứ hai, Price, nói về những vấn đề liên quan đến giá cả của sản phẩm. Quyết định về giá có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và tính cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài định giá cơ bản, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc xây dựng chiến lược giá riêng cho từng giai đoạn, hoàn cảnh sao cho phù hợp.

Yếu tố tiếp theo, Place, nói về kênh phân phối sản phẩm. Kênh phân phối có thể là tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Ngoài trực tiếp bán hàng đến người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể phân phối thông qua các nhà phân phối trung gian như nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý, môi giới… Kênh phân phối quyết định việc sản phẩm có đến được với người tiêu dùng hay không.

Chữ P cuối cùng, Promotion, nói về việc xúc tiến thương mại. Đây cũng là yếu tố mà mọi người nghĩ đến nhiều nhất khi nói về marketing. Xúc tiến bao gồm các hoạt động để khách hàng biết đến, bị thuyết phục và mua sản phẩm. Xúc tiến có thể được thực hiện thông qua quảng cáo, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng hay khuyến mại.

4 yếu tố trong 4P thường được diễn đạt theo sơ đồ hình tròn, ý nói các yếu tố trên không phân thứ tự, không phân ra yếu tố nào quan trọng hơn, và khi một yếu tố thay đổi, các yếu tố còn lại cũng bị ảnh hưởng. Một chiến lược marketing thành công là khi doanh nghiệp vận dụng tốt cả 4 yếu tố.

MÔ HÌNH MARKETING MIX MỞ RỘNG

Tùy theo từng ngành hàng, mô hình Marketing Mix có thể được mở rộng bằng cách bổ sung những yếu tố khác. Một trong những mô hình mở rộng được sử dụng phổ biến nhất là Marketing Mix 7P, thường sử dụng cho ngành dịch vụ. 3 yếu tố được thêm vào bao gồm People (con người), Process (quy trình) và Physical Evidence (trải nghiệm thực tế).

Yếu tố People trong 7P bao gồm nhân viên, người đại diện thương hiệu, bộ phận chăm sóc khách hàng… Đây là những người đứng ra tiếp xúc và trao đổi với khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dịch vụ.

Yếu tố Process nói về các quy trình trong cung cấp dịch vụ. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ được đồng nhất, việc có quy trình chuẩn hóa là rất quan trọng. Một quy trình tốt sẽ giúp tốc độ cung cấp dịch vụ tăng lên, giảm thiểu sai sót, tiết kiệm chi phí.

Không cụ thể như hàng hóa, dịch vụ là sự tổng hòa của nhiều yếu tố mà trải nghiệm của khách hàng chiếm một phần rất quan trọng. Các yếu tố như không gian cửa hàng, cách bài trí, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, trang phục nhân viên, nhiệt độ… đều có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ, vì vậy nhóm yếu tố này được xếp vào làm chữ P thứ 7 – Physical Evidence.

Mô hình Marketing Mix là một trong các vấn đề sẽ được phân tích tại chuyên đề “Marketing cơ bản cho doanh nghiệp”, hướng dẫn bởi giảng viên Nguyễn Đình Tuấn, Nguyên Giám đốc Bán hàng & Marketing tại Double A. Đây là một trong 15 chuyên đề thuộc Hệ thống đào tạo trực tuyến của Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Bắc (thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Chương trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí. Tìm hiểu thêm về Hệ thống này tại ĐÂY.

Marketing mix 4P: Bài học căn bản về tiếp thị bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng nên biết

Oct 18, 2018

Được nhắc đến lần đầu vào những năm 1950, mô hình Marketing Mix 4P đã được sử dụng như kim chỉ nam cho ngành tiếp thị thế giới trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Đây được xem là một trong những bài học căn bản nhất về tiếp thị mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng nên nắm rõ.

NGUỒN GỐC CỦA MARKETING MIX 4P

Thuật ngữ “Marketing Mix” (tiếp thị hỗn hợp) được nhắc đến lần đầu vào năm 1953 bởi Neil Border – Chủ tịch Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ. Sau đó, vào năm 1960, một nhà tiếp thị nổi tiếng có tên E. Jerome McCarthy đã đề nghị phân loại Marketing Mix thành 4P và mô hình này đã được sử dụng rộng rãi đến ngày nay.

Theo Philip Kotler, “tiếp thị hỗn hợp là tập hợp các biến có thể kiểm soát mà công ty có thể sử dụng để tác động đến phản ứng của người mua.” Trong mô hình 4P, các biến được đề cập bao gồm 4 yếu tố bắt đầu với chữ P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (kênh phân phối) và Promotion (xúc tiến).

4 YẾU TỐ CỦA MARKETING MIX 4P

Chữ P đầu tiên của 4P, Product, nói đến những yếu tố có thể đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, mang lại lợi ích cho họ, đồng thời có thể chào bán trên thị trường. Theo định nghĩa này, sản phẩm có thể là hữu hình hoặc/ và vô hình, vật chất hoặc/ và phi vật chất. Một sản phẩm được xem là thành công khi nó giải quyết được những vấn đề của khách hàng, hay thoả mãn các nhu cầu của họ.

Yếu tố thứ hai, Price, nói về những vấn đề liên quan đến giá cả của sản phẩm. Quyết định về giá có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và tính cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài định giá cơ bản, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc xây dựng chiến lược giá riêng cho từng giai đoạn, hoàn cảnh sao cho phù hợp.

Yếu tố tiếp theo, Place, nói về kênh phân phối sản phẩm. Kênh phân phối có thể là tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Ngoài trực tiếp bán hàng đến người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể phân phối thông qua các nhà phân phối trung gian như nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý, môi giới… Kênh phân phối quyết định việc sản phẩm có đến được với người tiêu dùng hay không.

Chữ P cuối cùng, Promotion, nói về việc xúc tiến thương mại. Đây cũng là yếu tố mà mọi người nghĩ đến nhiều nhất khi nói về marketing. Xúc tiến bao gồm các hoạt động để khách hàng biết đến, bị thuyết phục và mua sản phẩm. Xúc tiến có thể được thực hiện thông qua quảng cáo, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng hay khuyến mại.

4 yếu tố trong 4P thường được diễn đạt theo sơ đồ hình tròn, ý nói các yếu tố trên không phân thứ tự, không phân ra yếu tố nào quan trọng hơn, và khi một yếu tố thay đổi, các yếu tố còn lại cũng bị ảnh hưởng. Một chiến lược marketing thành công là khi doanh nghiệp vận dụng tốt cả 4 yếu tố.

MÔ HÌNH MARKETING MIX MỞ RỘNG

Tùy theo từng ngành hàng, mô hình Marketing Mix có thể được mở rộng bằng cách bổ sung những yếu tố khác. Một trong những mô hình mở rộng được sử dụng phổ biến nhất là Marketing Mix 7P, thường sử dụng cho ngành dịch vụ. 3 yếu tố được thêm vào bao gồm People (con người), Process (quy trình) và Physical Evidence (trải nghiệm thực tế).

Yếu tố People trong 7P bao gồm nhân viên, người đại diện thương hiệu, bộ phận chăm sóc khách hàng… Đây là những người đứng ra tiếp xúc và trao đổi với khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dịch vụ.

Yếu tố Process nói về các quy trình trong cung cấp dịch vụ. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ được đồng nhất, việc có quy trình chuẩn hóa là rất quan trọng. Một quy trình tốt sẽ giúp tốc độ cung cấp dịch vụ tăng lên, giảm thiểu sai sót, tiết kiệm chi phí.

Không cụ thể như hàng hóa, dịch vụ là sự tổng hòa của nhiều yếu tố mà trải nghiệm của khách hàng chiếm một phần rất quan trọng. Các yếu tố như không gian cửa hàng, cách bài trí, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, trang phục nhân viên, nhiệt độ… đều có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ, vì vậy nhóm yếu tố này được xếp vào làm chữ P thứ 7 – Physical Evidence.

Mô hình Marketing Mix là một trong các vấn đề sẽ được phân tích tại chuyên đề “Marketing cơ bản cho doanh nghiệp”, hướng dẫn bởi giảng viên Nguyễn Đình Tuấn, Nguyên Giám đốc Bán hàng & Marketing tại Double A. Đây là một trong 15 chuyên đề thuộc Hệ thống đào tạo trực tuyến của Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Bắc (thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Chương trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí. Tìm hiểu thêm về Hệ thống này tại ĐÂY.