Aug 07, 2018
Có bao giờ bạn nghe nói đến cụm từ “xác sống công sở” chưa? Nghe có vẻ lạ nhưng đây lại một thực trạng diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp cả ở Việt Nam và nước ngoài. "Nhân viên xác sống" đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc của toàn bộ công ty.
“Nhân viên xác sống” là từ dùng để chỉ những người có đi làm nhưng không có sự nỗ lực. Họ không gắn kết với công ty nhưng cũng không có ý định nghỉ việc, đồng thời còn ảnh hưởng tiêu cực đến những nhân viên khác. Kết quả một cuộc điều tra ở các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, cứ 4 nhân viên lại có 1 “xác sống” như vậy, chiếm 25%. Tỷ lệ này gần như bằng với tỷ lệ xác sống công sở thống kê được trên toàn thế giới (26%). Chính điều này đã gây một sự thất thoát lớn về hiệu suất trong doanh nghiệp.
HÃY THỬ GẮN KẾT HỌ
Có một nghịch lý là đa phần những “nhân viên xác sống” này lại không có ý định từ bỏ công việc nhưng lại không nỗ lực để làm. Vì vậy, việc khó khăn nhất là tìm ra được giải pháp để điều trị bệnh cho họ. Nhiều người chọn cách làm cho nhân viên này gắn kết với mục tiêu chung của công ty, ngăn chặn hội chứng “zombie” từ trong trứng nước. Nếu không, “bệnh” ngày càng nặng thì chỉ còn có cách chia tay.
Nhiều nhà lãnh đạo chọn cách tìm hiểu nguyên nhân và tạo điều kiện để giúp đỡ họ giải quyết những lý do mang tính cá nhân – nguyên nhân dẫn đến tình trạng xác sống. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu thêm về tâm lý và mong muốn hiện tại của mỗi đối tượng nhân viên: nhân viên trẻ cần thử thách và được ghi nhận; người lớn tuổi cần sự ổn định trong công việc; người lập gia đình trong vòng 5 năm đầu sẽ có nhu cầu tiền lương cao hơn…
Nhưng nếu đã hỗ trợ ở mức tối đa mà các “xác sống” này vẫn không thay đổi, thì cần xem lại cách truyền thông và giao tiếp để cho người lao động hiểu đúng và đủ về mục tiêu chung, lợi ích của tập thể.
Ở một số doanh nghiệp khác, họ dùng cách cứng rắn hơn để điều trị bệnh cho các “zombie” này. Bằng cách tạo ra sức ép, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể và rõ ràng trong công việc, nhà lãnh đạo sẽ yêu cầu nhân viên tự đưa ra cam kết và thống nhất với cấp trên về thời gian để thực hiện chúng. Cách này sẽ giúp cả hai bên hiểu nhau hơn và phối hợp ăn ý, nhịp nhàng hơn so với trước.
SỬ DỤNG BIỆN PHÁP MẠNH HƠN
Nếu đã sử dụng các biện pháp mềm mỏng nhưng vẫn không thành công, các nhân viên “xác sống” vẫn không cải thiện tình hình thì biện pháp cuối cùng là sa thải. Nhà lãnh đạo có thể trao đổi thẳng thắn với nhân viên về quyết định của mình, lý do không thể giữ họ lại được nữa.
Trong một số trường hợp bạn có thể bắt đầu đăng tuyển vị trí mà nhân viên đó đang đảm nhận, hoặc là chuyển họ sang làm một công việc khác với khối lượng việc nhiều hơn. Các nhân viên “xác sống” sẽ tự nhận biết được dấu hiệu này, một là tự xin nghỉ, hai là họ sẽ bắt đầu thay đổi thái độ làm việc, quay lại với tinh thần tích cực hơn.
“Xác sống” công sở ngày càng trở thành một thực trạng ở nhiều doanh nghiệp. Điều đó không chỉ làm giảm hiệu suất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của những nhân viên khác. Mong rằng các nhà lãnh đạo dựa trên các gợi ý này sẽ tìm được cách giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt trong công ty của mình.
Tìm hiểu thêm về các bí quyết, mô hình quản trị con người tại học phần Quản trị Nhân sự - Vận hành thuộc chương trình huấn luyện Quản trị Kinh doanh Thông minh - iCEO. Với 10 học phần tóm gọn tất cả những kiến thức cần thiết nhất về quản trị doanh nghiệp trong thời đại số, chương trình sẽ mang đến những thay đổi thực sự cho doanh nghiệp của bạn. Chương trình được tổ chức tại cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Liên quan: 4 lý do nhân viên trở thành "xác sống" nơi công sở
Nguồn: https://viectotnhat.com/bi-quyet-nghe-nghiep/bi-quyet-tuyen-dung/meo-giai-quyet-cac-nhan-vien-xac-song-trong-doanh-nghiep/
Sign up for newsletters
Highlights
Aug 07, 2018
Có bao giờ bạn nghe nói đến cụm từ “xác sống công sở” chưa? Nghe có vẻ lạ nhưng đây lại một thực trạng diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp cả ở Việt Nam và nước ngoài. "Nhân viên xác sống" đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc của toàn bộ công ty.
“Nhân viên xác sống” là từ dùng để chỉ những người có đi làm nhưng không có sự nỗ lực. Họ không gắn kết với công ty nhưng cũng không có ý định nghỉ việc, đồng thời còn ảnh hưởng tiêu cực đến những nhân viên khác. Kết quả một cuộc điều tra ở các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, cứ 4 nhân viên lại có 1 “xác sống” như vậy, chiếm 25%. Tỷ lệ này gần như bằng với tỷ lệ xác sống công sở thống kê được trên toàn thế giới (26%). Chính điều này đã gây một sự thất thoát lớn về hiệu suất trong doanh nghiệp.
HÃY THỬ GẮN KẾT HỌ
Có một nghịch lý là đa phần những “nhân viên xác sống” này lại không có ý định từ bỏ công việc nhưng lại không nỗ lực để làm. Vì vậy, việc khó khăn nhất là tìm ra được giải pháp để điều trị bệnh cho họ. Nhiều người chọn cách làm cho nhân viên này gắn kết với mục tiêu chung của công ty, ngăn chặn hội chứng “zombie” từ trong trứng nước. Nếu không, “bệnh” ngày càng nặng thì chỉ còn có cách chia tay.
Nhiều nhà lãnh đạo chọn cách tìm hiểu nguyên nhân và tạo điều kiện để giúp đỡ họ giải quyết những lý do mang tính cá nhân – nguyên nhân dẫn đến tình trạng xác sống. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu thêm về tâm lý và mong muốn hiện tại của mỗi đối tượng nhân viên: nhân viên trẻ cần thử thách và được ghi nhận; người lớn tuổi cần sự ổn định trong công việc; người lập gia đình trong vòng 5 năm đầu sẽ có nhu cầu tiền lương cao hơn…
Nhưng nếu đã hỗ trợ ở mức tối đa mà các “xác sống” này vẫn không thay đổi, thì cần xem lại cách truyền thông và giao tiếp để cho người lao động hiểu đúng và đủ về mục tiêu chung, lợi ích của tập thể.
Ở một số doanh nghiệp khác, họ dùng cách cứng rắn hơn để điều trị bệnh cho các “zombie” này. Bằng cách tạo ra sức ép, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể và rõ ràng trong công việc, nhà lãnh đạo sẽ yêu cầu nhân viên tự đưa ra cam kết và thống nhất với cấp trên về thời gian để thực hiện chúng. Cách này sẽ giúp cả hai bên hiểu nhau hơn và phối hợp ăn ý, nhịp nhàng hơn so với trước.
SỬ DỤNG BIỆN PHÁP MẠNH HƠN
Nếu đã sử dụng các biện pháp mềm mỏng nhưng vẫn không thành công, các nhân viên “xác sống” vẫn không cải thiện tình hình thì biện pháp cuối cùng là sa thải. Nhà lãnh đạo có thể trao đổi thẳng thắn với nhân viên về quyết định của mình, lý do không thể giữ họ lại được nữa.
Trong một số trường hợp bạn có thể bắt đầu đăng tuyển vị trí mà nhân viên đó đang đảm nhận, hoặc là chuyển họ sang làm một công việc khác với khối lượng việc nhiều hơn. Các nhân viên “xác sống” sẽ tự nhận biết được dấu hiệu này, một là tự xin nghỉ, hai là họ sẽ bắt đầu thay đổi thái độ làm việc, quay lại với tinh thần tích cực hơn.
“Xác sống” công sở ngày càng trở thành một thực trạng ở nhiều doanh nghiệp. Điều đó không chỉ làm giảm hiệu suất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của những nhân viên khác. Mong rằng các nhà lãnh đạo dựa trên các gợi ý này sẽ tìm được cách giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt trong công ty của mình.
Tìm hiểu thêm về các bí quyết, mô hình quản trị con người tại học phần Quản trị Nhân sự - Vận hành thuộc chương trình huấn luyện Quản trị Kinh doanh Thông minh - iCEO. Với 10 học phần tóm gọn tất cả những kiến thức cần thiết nhất về quản trị doanh nghiệp trong thời đại số, chương trình sẽ mang đến những thay đổi thực sự cho doanh nghiệp của bạn. Chương trình được tổ chức tại cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Liên quan: 4 lý do nhân viên trở thành "xác sống" nơi công sở
Nguồn: https://viectotnhat.com/bi-quyet-nghe-nghiep/bi-quyet-tuyen-dung/meo-giai-quyet-cac-nhan-vien-xac-song-trong-doanh-nghiep/
Sign up for newsletters
Highlights