Một cuộc tái thiết lập lớn: Tạo nên điều ý nghĩa trong khủng hoảng đại dịch Corona – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Một cuộc tái thiết lập lớn: Tạo nên điều ý nghĩa trong khủng hoảng đại dịch Corona

Mar 24, 2020

Josh Bersin

Cuộc sống có thể thay đổi nhanh đến thế. Ngày hôm trước còn vô cùng bình thường, đến hôm sau chúng ta đều phải “trú ẩn tại nhà”, giữ khoảng cách với hàng xóm khi dạo bộ.

Đây là khoảng thời gian đầy mâu thuẫn. Chính trong nỗi sợ hãi về khủng hoảng kinh tế và sự xa cách xã hội, dường như con người lại trở nên gần gũi hơn. Chủng virus không phân biệt bất kỳ ai, từ bố mẹ, trẻ em, hàng xóm cho đến những người bạn của chúng ta. Và điều này đã giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn.

Nghịch lý này cũng xảy ra trong kinh doanh. Tôi đã trò chuyện với nhiều nhà lãnh đạo trong tuần này và tất cả trong số họ đều “bật chế độ” khủng hoảng. Nhưng khi họ giải quyết khủng hoảng tại nơi làm việc của riêng họ, họ lại càng trở nên gần gũi hơn với mọi người. Như tôi đã thảo luận vào tuần trước (Con người Trước, Kinh tế Sau), cách tồn tại trong thời điểm này chính là giữ cho các nhân viên của bạn luôn an toàn. Và mọi nhà điều hành đều hiểu rõ rằng: chính họ cũng có khả năng bị nhiễm virus.

Chúng ta vẫn đang đứng giữa cuộc khủng hoảng này, vì vậy, tương lai phía trước như thế nào là điều hoàn toàn mơ hồ. Điều này sẽ chỉ xảy ra trong vài tháng tới hay nền kinh tế và y tế của chúng ta sẽ tiếp tục bị gián đoạn trong nhiều năm?

Và bất kể chúng kéo dài đến bao lâu đi chăng nữa, chúng ta thực sự đang đứng ở ngã rẽ của Sự Tái thiết lập lớn (The Big Reset), là một cách thức mới mẻ để suy nghĩ về công việc, cuộc sống và cách lãnh đạo. Hãy để tôi chia sẻ quan điểm của mình nhé !



Đầu tiên, tôi nghĩ rằng việc quan trọng ngay lúc này chính là đặt tình huống này vào một số bối cảnh.

Chúng ta chỉ vừa hoàn thành một trong những thập kỷ tăng trưởng cao nhất trong lịch sử. Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, chúng ta đã trải qua 11 năm tăng trưởng GDP và dành một thập kỷ để nói về sự chuyển đổi kỹ thuật số, kỹ năng và công việc trong tương lai và làm thế nào để phát triển mạnh trong thế giới có tỷ lệ thất nghiệp thấp. Thị trường chứng khoán và thị trường việc làm bùng nổ, các CEO càng trở nên giàu có và các công ty tạo ra rất nhiều cổ phiếu và “trả lại” chúng cho các cổ đông.

Tuy nhiên, khi các vấn đề này tiếp diễn thì có rất nhiều vấn đề sau đó nảy sinh. Sự bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng trở nên tồi tệ, thời gian lưu thông kéo dài và con người xuất hiện dấu hiệu căng thẳng. GDP toàn cầu sụt giảm trong suốt thập kỷ và rất nhiều vấn đề xảy ra như: lo lắng, trầm cảm, tự sát,.. ngày càng gia tăng. Và có lẽ, chỉ số bất ổn nhất trong xã hội đó chính là tỷ lệ sinh: các gia đình ở các nước phát triển họ không có nguyện vọng sinh con.

Trong hành trình của mình, tôi đã thấy được sự trưởng thành kinh tế mạnh mẽ đối với Ấn Độ và Trung Quốc, đà phát triển bùng nổ ở các nước Trung Đông và tăng trưởng kinh tế ở Đông Âu. Tôi hy vọng sẽ đặt chân đến châu Phi trong năm nay. Mọi nhà lãnh đạo mà tôi gặp đều muốn nói về công việc tương lai, làm hài lòng mọi người và cách làm cho nhân viên có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong thời điểm tăng trưởng liên tục.

Tại thị trường công nghệ nhân sự, đây là giai đoạn mở rộng nhất trong sự nghiệp của tôi. Hơn 4000 công ty công nghệ nhân sự mới được thành lập, đầu tư mạo hiểm dồi dào và rất nhiều ý tưởng mới được “ươm mầm”. AI hứa hẹn tạo ra một cảm giác tuyệt vời và sáng tạo, rất nhiều người không có nền tảng nhân sự đã nhảy vào lĩnh vực này.

Tất cả điều này đang thay đổi và tôi gọi chúng là Sự Tái thiết lập lớn (The Big Reset). Một sự tái thiết lập về sự mong đợi, sự ưu tiên và thiết lập lại việc chúng ta dành thời gian của bản thân như thế nào. Hãy để tôi giải thích nhé!


1. Tái thiết lập công việc: Giúp cho không gian làm việc kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ

Sự tái thiết lập lớn đầu tiên là chúng ta phải tạo ra công việc kỹ thuật số, làm việc từ xa phát triển mạnh mẽ và chúng ta sẽ thực hiện chúng bằng cách của con người.

Trong thập kỷ qua, tất cả chúng ta đã trải qua nhiều biến đổi về kỹ thuật số nhưng bằng cách nào đó, họ không giúp cho công việc trở nên tốt hơn. Chúng ta luôn “đấu tranh” trong việc di chuyển đến văn phòng, sau đó dành cả ngày để “vật lộn” với hàng tá email, cuộc họp, các hội nghị và những dự án. Chúng ta không chắc chắn rằng khi nào nên dừng lại, chính vì vậy, hiệu suất làm việc, sức khỏe và thậm chí phúc lợi của bản thân đã bị ảnh hưởng.

Giờ đây, chúng ta phải thúc đẩy để làm việc kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ: chúng ta không còn lựa chọn nào khác. Các công cụ, quy tắc, chuẩn mực mới sẽ được thiết lập và chúng sẽ được sử dụng trong nhiều thập kỷ.

Trong tuần “trú ẩn tại nhà”, vợ tôi đã luyện tập “ảo” với huấn luyện viên của cô ấy, một bài học piano kỹ thuật số, một lớp yoga “ảo” (do con gái tôi dạy) và hai bữa “tiệc trà kỹ thuật số”. Tôi có hàng chục cuộc gọi video với khách hàng và chúng tôi đã tiến hành một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày với khách hàng toàn cầu bao gồm những người đến từ 7 quốc gia với các phiên thảo luận chiến lược. Đó là một thành công to lớn.

Làm việc tại nhà đang đẩy chúng ta đi theo một hướng khác. Chúng ta đang đi đến “thời kỳ kết thúc” (end state) của sự chuyển đổi kỹ thuật số: tạo nên những công việc và vai trò cá nhân có ý nghĩa, tăng hiệu suất và hứng thú khi làm việc trực tuyến. Và tất cả chúng ta đều học nó một cách nhanh chóng.

Khi tôi đi du lịch khắp nơi và gặp gỡ nhiều doanh nghiệp, tôi luôn cảm thấy chúng tôi đang lòng vòng quanh quẩn công việc từ xa. Các công ty dẹp bỏ những văn phòng, tạo một không gian làm việc chung, mua các công cụ OKR và lắp đặt các bảng trắng. Và sau đó, họ ăn mừng về sự linh hoạt của mình và giả định cuộc chuyển đổi đã hoàn toàn. Và điều này là đúng đắn.

Như chúng ta đã hiểu rõ, công việc từ xa không chỉ là việc cấp quyền để đăng nhập vào Zoom hoặc thiết lập không gian làm việc mở. Chúng ta cần xây dựng một bộ quy tắc, thực hành và chuẩn mực văn hóa cho phép mọi người làm việc từ xa. Khi mọi người làm việc ở nhà, họ có nên tham gia cuộc họp không? Khi nào camera sẽ bật/tắt và họ nên mặc gì cho phù hợp?

Thị trường làm việc tại nhà là rất lớn. Năm 1997, Cục thống kế lao động tin rằng 37 triệu công việc có khả năng làm việc tại nhà. Ngày nay, con số đó đã đạt gấp đôi - gần 50 triệu. Trong khi nhiều công nhân (nhà hàng, nhà máy, chăm sóc sức khỏe, hậu cần) sẽ chẳng bao giờ làm việc tại nhà được thì tốc độ tăng trưởng vẫn lớn. Và chúng ta vẫn chưa thấy tác động to lớn này xuất hiện trên thị trường bất động sản thương mại.

Các công cụ đang trở nên tốt hơn mỗi ngày: Bây giờ là thời điểm làm cho công việc trong tương lai phát triển mạnh mẽ hơn. Thay vì chỉ đưa các công cụ cho nhân viên, hãy giúp họ làm việc từ xa được hiệu quả hơn, năng suất hơn và hài lòng hơn. Và hãy mang tất cả mọi người vào quy trình làm việc chung.


2. Tái thiết lập ngân sách: Đơn giản hóa, làm ít hơn và giúp cho công việc dễ dàng hơn

Sự tái thiết lập thứ hai cũng rất rõ ràng: Nền kinh tế đang là yếu tố mũi nhọn. Ngân sách của bạn đang dần cắt giảm. Và điều này đồng nghĩa với việc bạn phải làm với đội ngũ ít nhân sự hơn nhưng nó cũng có nghĩa là bạn cần phải xác định lại những gì bạn cần phải làm.

Điều này đặt ra nhiều vấn đề quan trọng. Đầu tiên là việc sa thải, trong khi điều này liên quan đến sự sống còn, thậm chí là “giết một mạng người”. Hãy đọc bài viết của HBR nếu bạn không tin tưởng tôi. Những người sống sót sau khi bị sa thải mất khoảng 20% năng suất làm việc nhưng tôi sẽ không giải thích chủ đề đó ngay lúc này. Viện Brookings ước tính rằng 24 triệu việc làm rất dễ bị mất, chiếm gần 16% lực lượng lao động của Hoa Kỳ).

Vấn đề thứ hai lớn hơn nhiều đó chính là đơn giản hóa. Bây giờ là lúc chúng ta có thời gian để dọn dẹp lại mớ hỗn độn. Trong 10 năm tăng trưởng vừa qua, chúng ta đã tạo ra rất nhiều sự quan liêu, phức tạp và vô vàn các chi phí. Mỗi khi bạn thuê một nhà quản lý mới, ra mắt một sản phẩm mới hoặc phát triển một khu vực địa lý mới bạn sẽ tạo ra nhiều mớ hỗn độn khác. Và tất nhiên, chẳng có ai “dọn dẹp” chúng cả.

Trong nghiên cứu về trải nghiệm của nhân viên, tôi nhận thấy các công ty có 52 bước để đặt mua thẻ tín dụng, lãng phí 24 triệu đô cho việc đánh giá nhân tài và rất nhiều nhà lãnh đạo nói với tôi rằng họ gặp khó khăn để hoàn thành công việc.

Và bây giờ chúng ta có quyền (nghĩa vụ) để làm được điều này. Tôi gọi chúng là “làm ít hơn nhưng hiệu quả hơn”.

Điều này không có nghĩa là chỉ cần cắt giảm số lượng. Nó có nghĩa là hãy cẩn trọng sử dụng các nguyên tắc kinh doanh Marie Kondo. Nói lời tạm biệt và cảm ơn với tất cả các quy trình, ủy ban, cuộc họp, cuộc gọi hội nghị và email mà bạn không cần. Điều này có thể khiến bạn trở nên tàn nhẫn.

Tôi đã viết rất nhiều về Process Shredder, một ứng dụng tuyệt vời mà Pepsi phát triển với Waggl cho phép xóa sạch các quy trình nhóm rườm rà. Bạn nên cho ra mắt một máy hủy tài liệu theo quy trình từng bộ phận.

Một trong những công ty công nghệ nổi tiếng tại thung lũng Silicon (một thương hiệu siêu tăng trưởng) đã nói với tôi rằng sự tăng trưởng của họ tạo ra nhiều “xà bần” (barnacles)”. Rất nhiều hệ thống mà bạn không thể loại bỏ được và điều đó sẽ làm chậm tiến độ của “con tàu”.

Tôi vừa nói chuyện về một công ty dược phẩm lớn và họ đã nói với tôi rằng nhân viên của họ đã phàn nàn về sự thiếu hợp tác. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu đào sâu và đi tìm nguyên nhân thì vấn đề cốt lõi ở đây là sự quan liêu. Có rất nhiều ủy ban chỉ làm việc sơ sài và mọi người chỉ dừng lại ở việc thể hiện chúng mà thôi. Bây giờ, bạn đã có một cái cớ để “dọn dẹp” điều này.

Hãy thiết kế lại từ đầu. Sử dụng tư duy thiết kế để làm mọi thứ và đừng thêm vào những chương trình mới trừ khi bạn đã loại bỏ những thứ khác.


3. Tái thiết lập lãnh đạo: Một trọng tâm mới về sự đồng cảm và thấu hiểu

Sự tái thiết lập thứ ba là một sự thay đổi căn bản trong văn hóa quản lý. Một sự thay đổi về sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu. Tôi nghĩ sự ra đi gần đây của Jack Welch là một mất mát to lớn. Các nguyên tắc lãnh đạo mà ông đã tiên phong trong những năm 1970 và 1980 cũng đã chết. Bạn còn nhớ: xếp hạng bắt buộc, xếp hạng mục tiêu và đánh giá cạnh tranh? Những nguyên tắc quản lý này đã trôi đi, bây giờ được thay thế bằng sự lắng nghe, trao quyền, tư duy tăng trưởng và một sự tò mò mạnh mẽ.

Những nhà lãnh đạo hiệu suất cao hiện tại có sự khác biệt. Họ đồng cảm, họ nghĩ về con người và xã hội, và họ thực sự lắng nghe. Sẽ luôn có những nhà lãnh đạo có thiên hướng quản trị theo tài chính, nhưng họ sẽ bị dồn nén và không mang lại hiệu quả ở thời điểm hiện tại. (Boeing và Wells Fargo là những ví dụ điển hình.)

Tại sao? Cuộc khủng hoảng này đang dạy chúng ta một bài học quan trọng của con người. Nó là một cuộc khủng hoảng sức khỏe và sự an toàn phải được đặt lên hàng đầu, tiếp đó mới đến các vấn đề kinh doanh – tài chính. Nó như thể chúng tôi đang điều hành một công ty vừa có một vụ nổ lớn đã thổi bay một nửa cơ sở của chúng tôi. Chúng ta không thể nói về việc sửa chữa tòa nhà, chúng ta phải quan tâm ngay về sự an toàn của mọi người là điều trước tiên.

Bạn có biết rằng các công ty như Chevron và Exxon đặt sự an toàn là mục tiêu hàng đầu của họ không? Họ làm điều này bởi vì họ hiểu rằng việc kinh doanh của họ sẽ không hoạt động nếu mọi người không cảm thấy an toàn.

Các công ty như Amazon, Wal-Mart, Kaiser Permanente, Starbucks, Southwest Airlines - họ đang chịu áp lực rất lớn. Một số đang cố gắng tuyển dụng; một số khác thì đang cấp phép nghỉ. Nhưng vấn đề lớn nhất mà họ phải đối mặt là nỗi sợ hãi khi đối mặt với nhân viên của họ. Tôi thích cách mà công ty Workday cho mọi người thêm tiền lương và các công cụ để giúp các bà mẹ dạy con tại nhà. Các công ty đều có thể nghĩ theo cách này.

Tôi gọi điều này là “people first, economics second” (yếu tố con người là trên hết, kinh tế là thứ hai). Bạn sẽ thấy nhiều câu chuyện lãnh đạo tuyệt vời trong vài tuần tới và hãy ghi nhớ lời của tôi, một vài trong số chúng sẽ khiến bạn rơi nước mắt. Sự lắng nghe, sự đồng cảm cần được chú trọng. Sự hối thúc, sự cạnh tranh, thúc ép tăng trưởng phải bị loại bỏ.


4. Tái thiết lập về sự tin tưởng: đòi hỏi sự nghiêm túc và học cách sống theo nó

Đây là một chủ đề lớn. Thập kỷ qua đã tạo ra một cảm giác xói mòn lòng tin. Nghiên cứu của Edelman cho thấy chúng tôi không tin tưởng chính trị, chúng tôi không tin tưởng vào truyền thông và chúng tôi hầu như không tin vào chủ nghĩa tư bản (56% mọi người nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản không giải quyết được vấn đề thế giới).

Các công ty của chúng tôi là những tổ chức đáng tin cậy nhất trên thế giới. Vì vậy, chúng ta phải sống theo niềm tin này. Ngay phút này. Lòng tin là một điều phức tạp, nhưng tôi gợi ý rằng nó được tạo nên từ ba điều cơ bản: đạo đức, năng lực và tiếng nói. Ba từ đơn giản. Nhưng ba ý tưởng rất phức tạp.

- Đạo đức: Nói sự thật. Cung cấp cho mọi người những tin tốt và cả những tin xấu. Đưa ra quyết định mà bạn cảm thấy tốt nhất cho tất cả mọi người. Chăm sóc mọi người, khách hàng, xã hội và môi trường. Đừng nói dối.

- Năng lực: Không chấp nhận sự tầm thường. Xử lý mọi vấn đề khi nó xuất hiện. Cố gắng học tập để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Giữ theo mình trách nhiệm cho sự xuất sắc. Mang đến cho mọi người cảm giác rằng công ty này thực sự quan tâm tới họ.

- Tiếng nói: Lắng nghe mọi người. Đầu tư vào chiến lược lắng nghe nhân viên của bạn. Tạo các đội tìm kiếm câu chuyện. Chia sẻ những gì bạn học được. Và hành động trên từng lời khuyên.

Ba điều này tạo nên bản chất phức tạp của niềm tin. Trong sự tái thiết lập này, chúng ta bước vào một thế giới của những doanh nghiệp lấy sự tin tưởng làm trung tâm.


5. Tái thiết lập về Nhân sự (HR). Đến với nhau và hành động như những người anh hùng mà chúng ta mong muốn trở thành.

Sự tái thiết lập thứ năm là sự phát triển và tái cấu trúc của yếu tố Nhân Sự. Chúng ta thực sự phải là những anh hùng. Giống như các y tá là những người chữa bệnh tiền tuyến trong bệnh viện, chúng ta là những người chữa bệnh tiền tuyến trong công ty. Chúng ta cần phải đến với nhau, có sự liên kết & sự hào hứng, và sắp xếp lại thời gian phù hợp cho những việc ưu tiên.

Các chương trình dài hạn (phát triển lại kỹ năng, kinh nghiệm nhân viên, nền tảng Quản trị nguồn nhân lực, v.v.) vẫn chưa biến mất. Trong thực tế, chúng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng ngay bây giờ, bạn phải sắp xếp lại các chương trình này, làm cho chúng đơn giản, phù hợp hơn và đảm bảo bạn sử dụng chúng để giúp mọi người ngay lập tức.

Hầu như tất cả các bộ phận nhân sự tôi từng gặp gỡ đã đang trong quá trình chuyển đổi. Bây giờ là lúc để bắt đầu với nó và phải nhanh chóng hơn. Chúng ta phải rũ bỏ lịch sử hành chính của mình; tự động hóa bản thân nhanh hơn; nâng cao đội ngũ nội bộ của chúng ta; và tổ chức lại bản thân thành một nhóm những chuyên gia linh hoạt.

Tôi đã hoàn thành một mô hình hoạt động mới cho HR và tôi sẽ giới thiệu nó cho bất cứ ai quan tâm – nhưng sự tái thiết lập lớn là bây giờ HR thực sự đã là “trọng tâm của doanh nghiệp”. Chúng tôi không còn phục vụ doanh nghiệp hoặc ngồi yên tại bàn. Chúng tôi là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại, sự phản ứng và thành công lâu dài của công ty.



Sự tái thiết lập này là một điều tích cực

Sự tái thiết lập này xuất hiện như một bất ngờ, nhưng về lâu dài, nó là một điều tốt. Chúng tôi đã cảm thấy được sự sờn rách trong các công ty của chúng tôi, và bây giờ chúng tôi phải hành động. Đây là thời gian để làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn, kết nối mọi người theo cách kỹ thuật số và tập trung lại các ưu tiên của chúng tôi vào niềm tin, lòng trắc ẩn và hành động. Tôi biết chúng tôi đang hoàn thành nhiệm vụ.

Theo Josh Bersin

Một cuộc tái thiết lập lớn: Tạo nên điều ý nghĩa trong khủng hoảng đại dịch Corona

Mar 24, 2020

Josh Bersin

Cuộc sống có thể thay đổi nhanh đến thế. Ngày hôm trước còn vô cùng bình thường, đến hôm sau chúng ta đều phải “trú ẩn tại nhà”, giữ khoảng cách với hàng xóm khi dạo bộ.

Đây là khoảng thời gian đầy mâu thuẫn. Chính trong nỗi sợ hãi về khủng hoảng kinh tế và sự xa cách xã hội, dường như con người lại trở nên gần gũi hơn. Chủng virus không phân biệt bất kỳ ai, từ bố mẹ, trẻ em, hàng xóm cho đến những người bạn của chúng ta. Và điều này đã giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn.

Nghịch lý này cũng xảy ra trong kinh doanh. Tôi đã trò chuyện với nhiều nhà lãnh đạo trong tuần này và tất cả trong số họ đều “bật chế độ” khủng hoảng. Nhưng khi họ giải quyết khủng hoảng tại nơi làm việc của riêng họ, họ lại càng trở nên gần gũi hơn với mọi người. Như tôi đã thảo luận vào tuần trước (Con người Trước, Kinh tế Sau), cách tồn tại trong thời điểm này chính là giữ cho các nhân viên của bạn luôn an toàn. Và mọi nhà điều hành đều hiểu rõ rằng: chính họ cũng có khả năng bị nhiễm virus.

Chúng ta vẫn đang đứng giữa cuộc khủng hoảng này, vì vậy, tương lai phía trước như thế nào là điều hoàn toàn mơ hồ. Điều này sẽ chỉ xảy ra trong vài tháng tới hay nền kinh tế và y tế của chúng ta sẽ tiếp tục bị gián đoạn trong nhiều năm?

Và bất kể chúng kéo dài đến bao lâu đi chăng nữa, chúng ta thực sự đang đứng ở ngã rẽ của Sự Tái thiết lập lớn (The Big Reset), là một cách thức mới mẻ để suy nghĩ về công việc, cuộc sống và cách lãnh đạo. Hãy để tôi chia sẻ quan điểm của mình nhé !



Đầu tiên, tôi nghĩ rằng việc quan trọng ngay lúc này chính là đặt tình huống này vào một số bối cảnh.

Chúng ta chỉ vừa hoàn thành một trong những thập kỷ tăng trưởng cao nhất trong lịch sử. Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, chúng ta đã trải qua 11 năm tăng trưởng GDP và dành một thập kỷ để nói về sự chuyển đổi kỹ thuật số, kỹ năng và công việc trong tương lai và làm thế nào để phát triển mạnh trong thế giới có tỷ lệ thất nghiệp thấp. Thị trường chứng khoán và thị trường việc làm bùng nổ, các CEO càng trở nên giàu có và các công ty tạo ra rất nhiều cổ phiếu và “trả lại” chúng cho các cổ đông.

Tuy nhiên, khi các vấn đề này tiếp diễn thì có rất nhiều vấn đề sau đó nảy sinh. Sự bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng trở nên tồi tệ, thời gian lưu thông kéo dài và con người xuất hiện dấu hiệu căng thẳng. GDP toàn cầu sụt giảm trong suốt thập kỷ và rất nhiều vấn đề xảy ra như: lo lắng, trầm cảm, tự sát,.. ngày càng gia tăng. Và có lẽ, chỉ số bất ổn nhất trong xã hội đó chính là tỷ lệ sinh: các gia đình ở các nước phát triển họ không có nguyện vọng sinh con.

Trong hành trình của mình, tôi đã thấy được sự trưởng thành kinh tế mạnh mẽ đối với Ấn Độ và Trung Quốc, đà phát triển bùng nổ ở các nước Trung Đông và tăng trưởng kinh tế ở Đông Âu. Tôi hy vọng sẽ đặt chân đến châu Phi trong năm nay. Mọi nhà lãnh đạo mà tôi gặp đều muốn nói về công việc tương lai, làm hài lòng mọi người và cách làm cho nhân viên có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong thời điểm tăng trưởng liên tục.

Tại thị trường công nghệ nhân sự, đây là giai đoạn mở rộng nhất trong sự nghiệp của tôi. Hơn 4000 công ty công nghệ nhân sự mới được thành lập, đầu tư mạo hiểm dồi dào và rất nhiều ý tưởng mới được “ươm mầm”. AI hứa hẹn tạo ra một cảm giác tuyệt vời và sáng tạo, rất nhiều người không có nền tảng nhân sự đã nhảy vào lĩnh vực này.

Tất cả điều này đang thay đổi và tôi gọi chúng là Sự Tái thiết lập lớn (The Big Reset). Một sự tái thiết lập về sự mong đợi, sự ưu tiên và thiết lập lại việc chúng ta dành thời gian của bản thân như thế nào. Hãy để tôi giải thích nhé!


1. Tái thiết lập công việc: Giúp cho không gian làm việc kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ

Sự tái thiết lập lớn đầu tiên là chúng ta phải tạo ra công việc kỹ thuật số, làm việc từ xa phát triển mạnh mẽ và chúng ta sẽ thực hiện chúng bằng cách của con người.

Trong thập kỷ qua, tất cả chúng ta đã trải qua nhiều biến đổi về kỹ thuật số nhưng bằng cách nào đó, họ không giúp cho công việc trở nên tốt hơn. Chúng ta luôn “đấu tranh” trong việc di chuyển đến văn phòng, sau đó dành cả ngày để “vật lộn” với hàng tá email, cuộc họp, các hội nghị và những dự án. Chúng ta không chắc chắn rằng khi nào nên dừng lại, chính vì vậy, hiệu suất làm việc, sức khỏe và thậm chí phúc lợi của bản thân đã bị ảnh hưởng.

Giờ đây, chúng ta phải thúc đẩy để làm việc kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ: chúng ta không còn lựa chọn nào khác. Các công cụ, quy tắc, chuẩn mực mới sẽ được thiết lập và chúng sẽ được sử dụng trong nhiều thập kỷ.

Trong tuần “trú ẩn tại nhà”, vợ tôi đã luyện tập “ảo” với huấn luyện viên của cô ấy, một bài học piano kỹ thuật số, một lớp yoga “ảo” (do con gái tôi dạy) và hai bữa “tiệc trà kỹ thuật số”. Tôi có hàng chục cuộc gọi video với khách hàng và chúng tôi đã tiến hành một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày với khách hàng toàn cầu bao gồm những người đến từ 7 quốc gia với các phiên thảo luận chiến lược. Đó là một thành công to lớn.

Làm việc tại nhà đang đẩy chúng ta đi theo một hướng khác. Chúng ta đang đi đến “thời kỳ kết thúc” (end state) của sự chuyển đổi kỹ thuật số: tạo nên những công việc và vai trò cá nhân có ý nghĩa, tăng hiệu suất và hứng thú khi làm việc trực tuyến. Và tất cả chúng ta đều học nó một cách nhanh chóng.

Khi tôi đi du lịch khắp nơi và gặp gỡ nhiều doanh nghiệp, tôi luôn cảm thấy chúng tôi đang lòng vòng quanh quẩn công việc từ xa. Các công ty dẹp bỏ những văn phòng, tạo một không gian làm việc chung, mua các công cụ OKR và lắp đặt các bảng trắng. Và sau đó, họ ăn mừng về sự linh hoạt của mình và giả định cuộc chuyển đổi đã hoàn toàn. Và điều này là đúng đắn.

Như chúng ta đã hiểu rõ, công việc từ xa không chỉ là việc cấp quyền để đăng nhập vào Zoom hoặc thiết lập không gian làm việc mở. Chúng ta cần xây dựng một bộ quy tắc, thực hành và chuẩn mực văn hóa cho phép mọi người làm việc từ xa. Khi mọi người làm việc ở nhà, họ có nên tham gia cuộc họp không? Khi nào camera sẽ bật/tắt và họ nên mặc gì cho phù hợp?

Thị trường làm việc tại nhà là rất lớn. Năm 1997, Cục thống kế lao động tin rằng 37 triệu công việc có khả năng làm việc tại nhà. Ngày nay, con số đó đã đạt gấp đôi - gần 50 triệu. Trong khi nhiều công nhân (nhà hàng, nhà máy, chăm sóc sức khỏe, hậu cần) sẽ chẳng bao giờ làm việc tại nhà được thì tốc độ tăng trưởng vẫn lớn. Và chúng ta vẫn chưa thấy tác động to lớn này xuất hiện trên thị trường bất động sản thương mại.

Các công cụ đang trở nên tốt hơn mỗi ngày: Bây giờ là thời điểm làm cho công việc trong tương lai phát triển mạnh mẽ hơn. Thay vì chỉ đưa các công cụ cho nhân viên, hãy giúp họ làm việc từ xa được hiệu quả hơn, năng suất hơn và hài lòng hơn. Và hãy mang tất cả mọi người vào quy trình làm việc chung.


2. Tái thiết lập ngân sách: Đơn giản hóa, làm ít hơn và giúp cho công việc dễ dàng hơn

Sự tái thiết lập thứ hai cũng rất rõ ràng: Nền kinh tế đang là yếu tố mũi nhọn. Ngân sách của bạn đang dần cắt giảm. Và điều này đồng nghĩa với việc bạn phải làm với đội ngũ ít nhân sự hơn nhưng nó cũng có nghĩa là bạn cần phải xác định lại những gì bạn cần phải làm.

Điều này đặt ra nhiều vấn đề quan trọng. Đầu tiên là việc sa thải, trong khi điều này liên quan đến sự sống còn, thậm chí là “giết một mạng người”. Hãy đọc bài viết của HBR nếu bạn không tin tưởng tôi. Những người sống sót sau khi bị sa thải mất khoảng 20% năng suất làm việc nhưng tôi sẽ không giải thích chủ đề đó ngay lúc này. Viện Brookings ước tính rằng 24 triệu việc làm rất dễ bị mất, chiếm gần 16% lực lượng lao động của Hoa Kỳ).

Vấn đề thứ hai lớn hơn nhiều đó chính là đơn giản hóa. Bây giờ là lúc chúng ta có thời gian để dọn dẹp lại mớ hỗn độn. Trong 10 năm tăng trưởng vừa qua, chúng ta đã tạo ra rất nhiều sự quan liêu, phức tạp và vô vàn các chi phí. Mỗi khi bạn thuê một nhà quản lý mới, ra mắt một sản phẩm mới hoặc phát triển một khu vực địa lý mới bạn sẽ tạo ra nhiều mớ hỗn độn khác. Và tất nhiên, chẳng có ai “dọn dẹp” chúng cả.

Trong nghiên cứu về trải nghiệm của nhân viên, tôi nhận thấy các công ty có 52 bước để đặt mua thẻ tín dụng, lãng phí 24 triệu đô cho việc đánh giá nhân tài và rất nhiều nhà lãnh đạo nói với tôi rằng họ gặp khó khăn để hoàn thành công việc.

Và bây giờ chúng ta có quyền (nghĩa vụ) để làm được điều này. Tôi gọi chúng là “làm ít hơn nhưng hiệu quả hơn”.

Điều này không có nghĩa là chỉ cần cắt giảm số lượng. Nó có nghĩa là hãy cẩn trọng sử dụng các nguyên tắc kinh doanh Marie Kondo. Nói lời tạm biệt và cảm ơn với tất cả các quy trình, ủy ban, cuộc họp, cuộc gọi hội nghị và email mà bạn không cần. Điều này có thể khiến bạn trở nên tàn nhẫn.

Tôi đã viết rất nhiều về Process Shredder, một ứng dụng tuyệt vời mà Pepsi phát triển với Waggl cho phép xóa sạch các quy trình nhóm rườm rà. Bạn nên cho ra mắt một máy hủy tài liệu theo quy trình từng bộ phận.

Một trong những công ty công nghệ nổi tiếng tại thung lũng Silicon (một thương hiệu siêu tăng trưởng) đã nói với tôi rằng sự tăng trưởng của họ tạo ra nhiều “xà bần” (barnacles)”. Rất nhiều hệ thống mà bạn không thể loại bỏ được và điều đó sẽ làm chậm tiến độ của “con tàu”.

Tôi vừa nói chuyện về một công ty dược phẩm lớn và họ đã nói với tôi rằng nhân viên của họ đã phàn nàn về sự thiếu hợp tác. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu đào sâu và đi tìm nguyên nhân thì vấn đề cốt lõi ở đây là sự quan liêu. Có rất nhiều ủy ban chỉ làm việc sơ sài và mọi người chỉ dừng lại ở việc thể hiện chúng mà thôi. Bây giờ, bạn đã có một cái cớ để “dọn dẹp” điều này.

Hãy thiết kế lại từ đầu. Sử dụng tư duy thiết kế để làm mọi thứ và đừng thêm vào những chương trình mới trừ khi bạn đã loại bỏ những thứ khác.


3. Tái thiết lập lãnh đạo: Một trọng tâm mới về sự đồng cảm và thấu hiểu

Sự tái thiết lập thứ ba là một sự thay đổi căn bản trong văn hóa quản lý. Một sự thay đổi về sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu. Tôi nghĩ sự ra đi gần đây của Jack Welch là một mất mát to lớn. Các nguyên tắc lãnh đạo mà ông đã tiên phong trong những năm 1970 và 1980 cũng đã chết. Bạn còn nhớ: xếp hạng bắt buộc, xếp hạng mục tiêu và đánh giá cạnh tranh? Những nguyên tắc quản lý này đã trôi đi, bây giờ được thay thế bằng sự lắng nghe, trao quyền, tư duy tăng trưởng và một sự tò mò mạnh mẽ.

Những nhà lãnh đạo hiệu suất cao hiện tại có sự khác biệt. Họ đồng cảm, họ nghĩ về con người và xã hội, và họ thực sự lắng nghe. Sẽ luôn có những nhà lãnh đạo có thiên hướng quản trị theo tài chính, nhưng họ sẽ bị dồn nén và không mang lại hiệu quả ở thời điểm hiện tại. (Boeing và Wells Fargo là những ví dụ điển hình.)

Tại sao? Cuộc khủng hoảng này đang dạy chúng ta một bài học quan trọng của con người. Nó là một cuộc khủng hoảng sức khỏe và sự an toàn phải được đặt lên hàng đầu, tiếp đó mới đến các vấn đề kinh doanh – tài chính. Nó như thể chúng tôi đang điều hành một công ty vừa có một vụ nổ lớn đã thổi bay một nửa cơ sở của chúng tôi. Chúng ta không thể nói về việc sửa chữa tòa nhà, chúng ta phải quan tâm ngay về sự an toàn của mọi người là điều trước tiên.

Bạn có biết rằng các công ty như Chevron và Exxon đặt sự an toàn là mục tiêu hàng đầu của họ không? Họ làm điều này bởi vì họ hiểu rằng việc kinh doanh của họ sẽ không hoạt động nếu mọi người không cảm thấy an toàn.

Các công ty như Amazon, Wal-Mart, Kaiser Permanente, Starbucks, Southwest Airlines - họ đang chịu áp lực rất lớn. Một số đang cố gắng tuyển dụng; một số khác thì đang cấp phép nghỉ. Nhưng vấn đề lớn nhất mà họ phải đối mặt là nỗi sợ hãi khi đối mặt với nhân viên của họ. Tôi thích cách mà công ty Workday cho mọi người thêm tiền lương và các công cụ để giúp các bà mẹ dạy con tại nhà. Các công ty đều có thể nghĩ theo cách này.

Tôi gọi điều này là “people first, economics second” (yếu tố con người là trên hết, kinh tế là thứ hai). Bạn sẽ thấy nhiều câu chuyện lãnh đạo tuyệt vời trong vài tuần tới và hãy ghi nhớ lời của tôi, một vài trong số chúng sẽ khiến bạn rơi nước mắt. Sự lắng nghe, sự đồng cảm cần được chú trọng. Sự hối thúc, sự cạnh tranh, thúc ép tăng trưởng phải bị loại bỏ.


4. Tái thiết lập về sự tin tưởng: đòi hỏi sự nghiêm túc và học cách sống theo nó

Đây là một chủ đề lớn. Thập kỷ qua đã tạo ra một cảm giác xói mòn lòng tin. Nghiên cứu của Edelman cho thấy chúng tôi không tin tưởng chính trị, chúng tôi không tin tưởng vào truyền thông và chúng tôi hầu như không tin vào chủ nghĩa tư bản (56% mọi người nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản không giải quyết được vấn đề thế giới).

Các công ty của chúng tôi là những tổ chức đáng tin cậy nhất trên thế giới. Vì vậy, chúng ta phải sống theo niềm tin này. Ngay phút này. Lòng tin là một điều phức tạp, nhưng tôi gợi ý rằng nó được tạo nên từ ba điều cơ bản: đạo đức, năng lực và tiếng nói. Ba từ đơn giản. Nhưng ba ý tưởng rất phức tạp.

- Đạo đức: Nói sự thật. Cung cấp cho mọi người những tin tốt và cả những tin xấu. Đưa ra quyết định mà bạn cảm thấy tốt nhất cho tất cả mọi người. Chăm sóc mọi người, khách hàng, xã hội và môi trường. Đừng nói dối.

- Năng lực: Không chấp nhận sự tầm thường. Xử lý mọi vấn đề khi nó xuất hiện. Cố gắng học tập để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Giữ theo mình trách nhiệm cho sự xuất sắc. Mang đến cho mọi người cảm giác rằng công ty này thực sự quan tâm tới họ.

- Tiếng nói: Lắng nghe mọi người. Đầu tư vào chiến lược lắng nghe nhân viên của bạn. Tạo các đội tìm kiếm câu chuyện. Chia sẻ những gì bạn học được. Và hành động trên từng lời khuyên.

Ba điều này tạo nên bản chất phức tạp của niềm tin. Trong sự tái thiết lập này, chúng ta bước vào một thế giới của những doanh nghiệp lấy sự tin tưởng làm trung tâm.


5. Tái thiết lập về Nhân sự (HR). Đến với nhau và hành động như những người anh hùng mà chúng ta mong muốn trở thành.

Sự tái thiết lập thứ năm là sự phát triển và tái cấu trúc của yếu tố Nhân Sự. Chúng ta thực sự phải là những anh hùng. Giống như các y tá là những người chữa bệnh tiền tuyến trong bệnh viện, chúng ta là những người chữa bệnh tiền tuyến trong công ty. Chúng ta cần phải đến với nhau, có sự liên kết & sự hào hứng, và sắp xếp lại thời gian phù hợp cho những việc ưu tiên.

Các chương trình dài hạn (phát triển lại kỹ năng, kinh nghiệm nhân viên, nền tảng Quản trị nguồn nhân lực, v.v.) vẫn chưa biến mất. Trong thực tế, chúng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng ngay bây giờ, bạn phải sắp xếp lại các chương trình này, làm cho chúng đơn giản, phù hợp hơn và đảm bảo bạn sử dụng chúng để giúp mọi người ngay lập tức.

Hầu như tất cả các bộ phận nhân sự tôi từng gặp gỡ đã đang trong quá trình chuyển đổi. Bây giờ là lúc để bắt đầu với nó và phải nhanh chóng hơn. Chúng ta phải rũ bỏ lịch sử hành chính của mình; tự động hóa bản thân nhanh hơn; nâng cao đội ngũ nội bộ của chúng ta; và tổ chức lại bản thân thành một nhóm những chuyên gia linh hoạt.

Tôi đã hoàn thành một mô hình hoạt động mới cho HR và tôi sẽ giới thiệu nó cho bất cứ ai quan tâm – nhưng sự tái thiết lập lớn là bây giờ HR thực sự đã là “trọng tâm của doanh nghiệp”. Chúng tôi không còn phục vụ doanh nghiệp hoặc ngồi yên tại bàn. Chúng tôi là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại, sự phản ứng và thành công lâu dài của công ty.



Sự tái thiết lập này là một điều tích cực

Sự tái thiết lập này xuất hiện như một bất ngờ, nhưng về lâu dài, nó là một điều tốt. Chúng tôi đã cảm thấy được sự sờn rách trong các công ty của chúng tôi, và bây giờ chúng tôi phải hành động. Đây là thời gian để làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn, kết nối mọi người theo cách kỹ thuật số và tập trung lại các ưu tiên của chúng tôi vào niềm tin, lòng trắc ẩn và hành động. Tôi biết chúng tôi đang hoàn thành nhiệm vụ.

Theo Josh Bersin