Phỏng vấn với báo chí: Nhà quản lý phải cẩn trọng khi trả lời 4 câu sau – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Phỏng vấn với báo chí: Nhà quản lý phải cẩn trọng khi trả lời 4 câu sau

Aug 28, 2018

Phỏng vấn với báo chí là một trong những con đường ngắn nhất để tiếp cận tới công chúng và truyền tải đi những thông điệp bạn muốn thể hiện. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể bình tĩnh để kiểm soát mọi lời nói trong buổi phỏng vấn. Để không rơi vào tình trạng bị động, chủ doanh nghiệp hay các nhà quản lý cần phải thận trọng trong từng hành động, đặc biệt là khi được nghe tới 4 câu hỏi dưới đây.

1. Câu hỏi có từ ngữ mang tính tiêu cực

Rất nhiều phóng viên sử dụng cách đưa một câu hỏi tu từ với cách thể hiện tiêu cực để “bẫy” nhà quản lý đưa ra những thông điệp dễ gây hiểu lầm hay tranh cãi. Thay vì chọn “Anh cảm thấy thế nào về vấn đề này?”, họ sẽ nói “Có phải vấn đề này khiến anh cảm thấy khó chịu?”. Nếu “rơi vào bẫy”, bạn sẽ lặp lại câu hỏi một cách vô thức dù phần trả lời mang tính phản bác lại ý kiến đó. Hãy tránh lặp lại những thông điệp có từ ngữ tiêu cực vì chúng có thể ảnh hưởng tới hình ảnh cá nhân hay hình ảnh doanh nghiệp của bạn.

2. Câu hỏi về thì tương lai

Các phóng viên rất thích thu thập những thông tin dự đoán, tiên lượng cho các vấn đề trong tương lai. Họ có thể đưa ra những câu hỏi như “Trong 5 năm nữa, sản phẩm X sẽ phát triển ra sao?” hoặc “Anh có thể ước đoán doanh thu dự kiến cho 3 kỳ tới của doanh nghiệp không?”. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn trả lời những câu hỏi này mà không hề có số liệu hay bằng chứng cụ thể gì vì những điều bạn phát biểu hôm nay có thể trở thành “vũ khí” chống lại bạn ngày mai.

3. Câu hỏi hai vế

Các câu hỏi hai vế là một trong những cách thức để nhà báo “lợi dụng” sự thiếu chú ý của bạn nhằm tự kiểm chứng các thông tin về một vấn đề nào đó. Ở vế trước, họ sẽ đưa ra một câu khẳng định và theo sau đó là câu hỏi liên quan. “Có vẻ như bạn sẽ ra mắt sản phẩm X trong tuần tới. Vậy đâu là những vấn đề mà bạn có thể gặp phải?”.

Nếu chủ đề này nằm trong nội dung được chuẩn bị phỏng vấn thì nhà quản lý có thể thoải mái trả lời. Nếu không, bạn cần đính chính lại với phóng viên ngay từ vế đầu tiên trước khi họ biến chúng thành một thông tin chính thức và đưa ra các phương tiện truyền thông đại chúng.

4. Các câu hỏi lặp lại một nội dung

Với những câu hỏi khó, các nhà báo biết rằng bạn sẽ chuẩn bị phần trả lời thật cẩn thận và bài bản. Tuy nhiên, họ lại muốn nhiều thông tin hơn vậy. Việc liên tiếp đưa ra những câu hỏi cùng một chủ đề sẽ khiến bạn mất cảnh giác, đi lệch khỏi kế hoạch trả lời ban đầu và có nguy cơ lộ ra những điều khác.

Khóa học liên quan: Quan hệ Báo chí - Media Relations

Nguồn: “Journalist tricks and traps”, mediafirst.co.uk

Phỏng vấn với báo chí: Nhà quản lý phải cẩn trọng khi trả lời 4 câu sau

Aug 28, 2018

Phỏng vấn với báo chí là một trong những con đường ngắn nhất để tiếp cận tới công chúng và truyền tải đi những thông điệp bạn muốn thể hiện. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể bình tĩnh để kiểm soát mọi lời nói trong buổi phỏng vấn. Để không rơi vào tình trạng bị động, chủ doanh nghiệp hay các nhà quản lý cần phải thận trọng trong từng hành động, đặc biệt là khi được nghe tới 4 câu hỏi dưới đây.

1. Câu hỏi có từ ngữ mang tính tiêu cực

Rất nhiều phóng viên sử dụng cách đưa một câu hỏi tu từ với cách thể hiện tiêu cực để “bẫy” nhà quản lý đưa ra những thông điệp dễ gây hiểu lầm hay tranh cãi. Thay vì chọn “Anh cảm thấy thế nào về vấn đề này?”, họ sẽ nói “Có phải vấn đề này khiến anh cảm thấy khó chịu?”. Nếu “rơi vào bẫy”, bạn sẽ lặp lại câu hỏi một cách vô thức dù phần trả lời mang tính phản bác lại ý kiến đó. Hãy tránh lặp lại những thông điệp có từ ngữ tiêu cực vì chúng có thể ảnh hưởng tới hình ảnh cá nhân hay hình ảnh doanh nghiệp của bạn.

2. Câu hỏi về thì tương lai

Các phóng viên rất thích thu thập những thông tin dự đoán, tiên lượng cho các vấn đề trong tương lai. Họ có thể đưa ra những câu hỏi như “Trong 5 năm nữa, sản phẩm X sẽ phát triển ra sao?” hoặc “Anh có thể ước đoán doanh thu dự kiến cho 3 kỳ tới của doanh nghiệp không?”. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn trả lời những câu hỏi này mà không hề có số liệu hay bằng chứng cụ thể gì vì những điều bạn phát biểu hôm nay có thể trở thành “vũ khí” chống lại bạn ngày mai.

3. Câu hỏi hai vế

Các câu hỏi hai vế là một trong những cách thức để nhà báo “lợi dụng” sự thiếu chú ý của bạn nhằm tự kiểm chứng các thông tin về một vấn đề nào đó. Ở vế trước, họ sẽ đưa ra một câu khẳng định và theo sau đó là câu hỏi liên quan. “Có vẻ như bạn sẽ ra mắt sản phẩm X trong tuần tới. Vậy đâu là những vấn đề mà bạn có thể gặp phải?”.

Nếu chủ đề này nằm trong nội dung được chuẩn bị phỏng vấn thì nhà quản lý có thể thoải mái trả lời. Nếu không, bạn cần đính chính lại với phóng viên ngay từ vế đầu tiên trước khi họ biến chúng thành một thông tin chính thức và đưa ra các phương tiện truyền thông đại chúng.

4. Các câu hỏi lặp lại một nội dung

Với những câu hỏi khó, các nhà báo biết rằng bạn sẽ chuẩn bị phần trả lời thật cẩn thận và bài bản. Tuy nhiên, họ lại muốn nhiều thông tin hơn vậy. Việc liên tiếp đưa ra những câu hỏi cùng một chủ đề sẽ khiến bạn mất cảnh giác, đi lệch khỏi kế hoạch trả lời ban đầu và có nguy cơ lộ ra những điều khác.

Khóa học liên quan: Quan hệ Báo chí - Media Relations

Nguồn: “Journalist tricks and traps”, mediafirst.co.uk