Nov 04, 2020
Tầm nhìn là một cụm từ khá quen thuộc với chúng ta. Nó đóng vai trò liên kết và chuyển hóa những ý tưởng cao đẹp nêu trong sứ mệnh để đạt được tương lai như mong muốn. Mặc dù công ty có tầm nhìn rõ ràng nhưng việc thực thi tầm nhìn không đúng cách, hậu quả sẽ khôn lường cho tổ chức chẳng hạn như: nhân sự không gắn kết, nhân viên không hết mình vì mục tiêu,…
Vậy, tại Thung lũng Silicon tầm nhìn đang được thực hiện một cách cụ thể như thế nào? Sau đây, tôi là Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch học viên doanh nhân MVV sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các phương pháp hiện thực hóa tầm nhìn tại thung lũng Silicon nhé.
Trước tiên, những doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon sẽ chia sẻ cho các nhân viên trong tổ chức của họ về tầm nhìn của doanh nghiệp. Tại Thung lũng Silicon, họ nghĩ rằng để có được sự thành công của công ty thì không có điều gì quan trọng hơn là mọi nhân viên cùng làm việc với nhau để hướng tới tầm nhìn. Những nhân tài mà họ mong muốn không phải là những người có lý lịch tốt như: tốt nghiệp tại những đại học danh tiếng, từng làm việc ở những doanh nghiệp lớn. Mà họ nghĩ rằng sự phù hợp giữa công ty và con người mới là quan trọng. Chính vì vậy, họ đặt tâm huyết vào việc tuyển dụng những người có sự đồng cảm với tầm nhìn của công ty để cùng nỗ lực đạt đến tầm nhìn đó.
Space X – Tập đoàn công nghệ khám phá không gian đang đặt ra tầm nhìn là sẽ tạo ra một nơi mà con người có thể cư trú được ở trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, việc cư trú trên Sao Hỏa, cùng với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện tại của mình thì việc thực hiện được tầm nhìn đã đặt ra có phần hơi quá sức. Hơn bất cứ ai, chính Space X luôn nhận thức rõ ràng nhất về thách thức cũng như cách giải quyết những vấn đề phát sinh. Vì thế, Space X đã nghĩ rằng quan trọng hơn hết là việc tuyển dụng những nhân tài ưu tú có năng lực giải quyết vấn đề. Đó chính là lý do vì sao CEO của Space X - ông Elon Musks rất thích hỏi những người đến phỏng vấn xem họ đã từng gặp phải vấn đề khó khăn nào hay chưa và cách bạn giải quyết thế nào khi đối mặt với những vấn đề khó khăn đó. Cho đến nay, Elon Musks đã trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng hơn 1.000 kỹ sư của Space X, và ông luôn hoạt động như một nhà tuyển dụng tích cực nhất.
Không chỉ dừng lại ở đây, những công ty ở Thung Lũng Silicon đã tạo ra được bản sắc riêng mình bằng cách lặp đi lặp lại về tầm nhìn của công ty với nhân viên. Nói cách khác, thông qua việc chia sẻ lặp đi lặp lại tầm nhìn, nhân viên sẽ tự nhiên đồng nhất mục tiêu cá nhân với tầm nhìn của công ty, từ đó họ sẽ có trách nhiệm tiến hành công việc một cách quyết liệt và có ý nghĩa hơn nhằm mục đích thực hiện tầm nhìn đó.
Ngoài ra, các công ty ở Thung lũng Silicon còn đồng nhất phương hướng kinh doanh và chiến lược của họ trong tầm nhìn. Bởi vì họ đã hình dung một bức tranh cụ thể và rõ ràng về tương lai nên có thể thực hiện những lựa chọn mang tính thách thức trong thời khắc quyết định quan trọng.
Đặc biệt, tầm nhìn này thể hiện tầm quan trọng của mình tại một số doanh nghiệp khởi nghiệp. Ví dụ điển hình là Facebook. Đó là năm thứ hai sau khi Mark Zuckerberg khởi nghiệp với Facebook, anh đã nhận được đề nghị chuyển nhượng trị giá 1 tỷ USD từ Yahoo. Khi đó, mặc dù Facebook có số lượng người dùng khoảng 9 triệu với đối tượng là học sinh, nhưng gần như họ không có một chút lợi nhuận nào. Nếu là người bình thường, chắc chắn anh ta đã chấp nhận lời đề nghị đó. Thực tế, trong số 3 thành viên ban giám đốc thì đã có 2 thành viên suy nghĩ về việc chuyển nhượng. Thế nhưng, Mark Zuckerberg đã mạnh dạng từ chối lời đề nghị này trong vòng 10 phút thảo luận. Trong thời gian này, anh ta đang thiết kế một loạt dự án đa dạng có thể kết nối mọi người tốt hơn thông qua Facebook. Nhưng khi đó, Yahoo đã không công nhận giá trị của những thiết kế này, mặc dù Yahoo đang rất cần những người dùng của Facebook để thống trị thị trường quảng cáo online. Chính vì Mark Zuckerberg đã có sự chắc chắn về tầm nhìn đó nên anh ta đã từ chối đề nghị không phù hợp với tầm nhìn mà anh ta muốn hướng tới. Và cuối cùng Facebook cũng đã thành công khi trở thành một trong những mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất hiện nay.
Drop Box cũng tương tự như vậy. Steve Jobs - người đã nhận thấy giá trị của dịch vụ chia sẻ tài liệu đám mây trong năm thứ 2 sau khi ra mắt đã đề nghị mua lại với giá 1 tỷ USD. Tuy nhiên, Drew Houston đã từ chối lời đề nghị đó, vì ông đã chắc chắn về tương lai nên ông không muốn trở thành một tính năng của Apple. Và thật sự ngạc nhiên khi chưa đầy 5 năm sau đó, ông đã phát triển công ty thành một công ty có giá trị 10 tỷ USD, gấp 10 lần giá trị đề nghị lúc đó.
Như vậy sau khi doanh nghiệp phát triển, thì tầm nhìn có ảnh hưởng gì đến những doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon không? Khi đứng trước ngã ba đường, khi đối mặt với vấn đề, khi phải mở rộng kinh doanh, hay khi tiến hành dự án kinh doanh mới, tầm nhìn sẽ đóng vai trò như cột mốc chỉ đường cho các doanh nghiệp. Đó chính là việc xem xét xem điều đó có giúp gì trong việc đạt được tầm nhìn của công ty hay không. Đặc biệt, khi tiến hành dự án mới, đó không phải là việc đi theo hướng giải quyết bằng về tài chính, mà nên đưa ra phương hướng như thế nào để có thể phát triển những lĩnh vực phù hợp với tầm nhìn của công ty.
Năm 2016, Facebook đã công bố lộ trình phát triển 10 năm của mình tại hội nghị hàng năm của các nhà phát triển F8 và từ khóa trọng tâm được gói gọn bằng “Tính liên kết” trong tầm nhìn của Facebook. Nghĩa là cam kết phát triển những công nghệ có thể chia sẻ nội dung kết nối dễ dàng con người với nhau thông qua trí thông minh nhân tạo, thực tế ảo, thực tế tăng cường v.v...
Qua những ví dụ thực tế mà tôi vừa chia sẻ phía trên, các bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của tầm nhìn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tại thung lũng Silicon và cách họ thực hiện tầm nhìn đó như thế nào. Tầm nhìn rộng lớn và ý nghĩa của các công ty ở Thung lũng Silicon đang được thực hiện dựa trên những dự án được xúc tiến để đạt được tầm nhìn và thực cùng với những người đồng cảm với những tầm nhìn đó.
Hãy tìm hiểu và xác định mà tầm nhìn mà công ty bạn đang hướng tới là gì? Nếu đã xác định được tầm nhìn, hãy xem công ty bạn đang chia sẻ những tầm nhìn ở mức độ nào và thực hiện nó ra sao.
Tôi hy vọng các bạn sẽ áp dụng được những kiến thức trên vào việc hiện thực hóa tầm nhìn để thúc đẩy sự phát triển của công ty. Chúc các bạn thành công.
Sign up for newsletters
Highlights
Nov 04, 2020
Tầm nhìn là một cụm từ khá quen thuộc với chúng ta. Nó đóng vai trò liên kết và chuyển hóa những ý tưởng cao đẹp nêu trong sứ mệnh để đạt được tương lai như mong muốn. Mặc dù công ty có tầm nhìn rõ ràng nhưng việc thực thi tầm nhìn không đúng cách, hậu quả sẽ khôn lường cho tổ chức chẳng hạn như: nhân sự không gắn kết, nhân viên không hết mình vì mục tiêu,…
Vậy, tại Thung lũng Silicon tầm nhìn đang được thực hiện một cách cụ thể như thế nào? Sau đây, tôi là Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch học viên doanh nhân MVV sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các phương pháp hiện thực hóa tầm nhìn tại thung lũng Silicon nhé.
Trước tiên, những doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon sẽ chia sẻ cho các nhân viên trong tổ chức của họ về tầm nhìn của doanh nghiệp. Tại Thung lũng Silicon, họ nghĩ rằng để có được sự thành công của công ty thì không có điều gì quan trọng hơn là mọi nhân viên cùng làm việc với nhau để hướng tới tầm nhìn. Những nhân tài mà họ mong muốn không phải là những người có lý lịch tốt như: tốt nghiệp tại những đại học danh tiếng, từng làm việc ở những doanh nghiệp lớn. Mà họ nghĩ rằng sự phù hợp giữa công ty và con người mới là quan trọng. Chính vì vậy, họ đặt tâm huyết vào việc tuyển dụng những người có sự đồng cảm với tầm nhìn của công ty để cùng nỗ lực đạt đến tầm nhìn đó.
Space X – Tập đoàn công nghệ khám phá không gian đang đặt ra tầm nhìn là sẽ tạo ra một nơi mà con người có thể cư trú được ở trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, việc cư trú trên Sao Hỏa, cùng với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện tại của mình thì việc thực hiện được tầm nhìn đã đặt ra có phần hơi quá sức. Hơn bất cứ ai, chính Space X luôn nhận thức rõ ràng nhất về thách thức cũng như cách giải quyết những vấn đề phát sinh. Vì thế, Space X đã nghĩ rằng quan trọng hơn hết là việc tuyển dụng những nhân tài ưu tú có năng lực giải quyết vấn đề. Đó chính là lý do vì sao CEO của Space X - ông Elon Musks rất thích hỏi những người đến phỏng vấn xem họ đã từng gặp phải vấn đề khó khăn nào hay chưa và cách bạn giải quyết thế nào khi đối mặt với những vấn đề khó khăn đó. Cho đến nay, Elon Musks đã trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng hơn 1.000 kỹ sư của Space X, và ông luôn hoạt động như một nhà tuyển dụng tích cực nhất.
Không chỉ dừng lại ở đây, những công ty ở Thung Lũng Silicon đã tạo ra được bản sắc riêng mình bằng cách lặp đi lặp lại về tầm nhìn của công ty với nhân viên. Nói cách khác, thông qua việc chia sẻ lặp đi lặp lại tầm nhìn, nhân viên sẽ tự nhiên đồng nhất mục tiêu cá nhân với tầm nhìn của công ty, từ đó họ sẽ có trách nhiệm tiến hành công việc một cách quyết liệt và có ý nghĩa hơn nhằm mục đích thực hiện tầm nhìn đó.
Ngoài ra, các công ty ở Thung lũng Silicon còn đồng nhất phương hướng kinh doanh và chiến lược của họ trong tầm nhìn. Bởi vì họ đã hình dung một bức tranh cụ thể và rõ ràng về tương lai nên có thể thực hiện những lựa chọn mang tính thách thức trong thời khắc quyết định quan trọng.
Đặc biệt, tầm nhìn này thể hiện tầm quan trọng của mình tại một số doanh nghiệp khởi nghiệp. Ví dụ điển hình là Facebook. Đó là năm thứ hai sau khi Mark Zuckerberg khởi nghiệp với Facebook, anh đã nhận được đề nghị chuyển nhượng trị giá 1 tỷ USD từ Yahoo. Khi đó, mặc dù Facebook có số lượng người dùng khoảng 9 triệu với đối tượng là học sinh, nhưng gần như họ không có một chút lợi nhuận nào. Nếu là người bình thường, chắc chắn anh ta đã chấp nhận lời đề nghị đó. Thực tế, trong số 3 thành viên ban giám đốc thì đã có 2 thành viên suy nghĩ về việc chuyển nhượng. Thế nhưng, Mark Zuckerberg đã mạnh dạng từ chối lời đề nghị này trong vòng 10 phút thảo luận. Trong thời gian này, anh ta đang thiết kế một loạt dự án đa dạng có thể kết nối mọi người tốt hơn thông qua Facebook. Nhưng khi đó, Yahoo đã không công nhận giá trị của những thiết kế này, mặc dù Yahoo đang rất cần những người dùng của Facebook để thống trị thị trường quảng cáo online. Chính vì Mark Zuckerberg đã có sự chắc chắn về tầm nhìn đó nên anh ta đã từ chối đề nghị không phù hợp với tầm nhìn mà anh ta muốn hướng tới. Và cuối cùng Facebook cũng đã thành công khi trở thành một trong những mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất hiện nay.
Drop Box cũng tương tự như vậy. Steve Jobs - người đã nhận thấy giá trị của dịch vụ chia sẻ tài liệu đám mây trong năm thứ 2 sau khi ra mắt đã đề nghị mua lại với giá 1 tỷ USD. Tuy nhiên, Drew Houston đã từ chối lời đề nghị đó, vì ông đã chắc chắn về tương lai nên ông không muốn trở thành một tính năng của Apple. Và thật sự ngạc nhiên khi chưa đầy 5 năm sau đó, ông đã phát triển công ty thành một công ty có giá trị 10 tỷ USD, gấp 10 lần giá trị đề nghị lúc đó.
Như vậy sau khi doanh nghiệp phát triển, thì tầm nhìn có ảnh hưởng gì đến những doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon không? Khi đứng trước ngã ba đường, khi đối mặt với vấn đề, khi phải mở rộng kinh doanh, hay khi tiến hành dự án kinh doanh mới, tầm nhìn sẽ đóng vai trò như cột mốc chỉ đường cho các doanh nghiệp. Đó chính là việc xem xét xem điều đó có giúp gì trong việc đạt được tầm nhìn của công ty hay không. Đặc biệt, khi tiến hành dự án mới, đó không phải là việc đi theo hướng giải quyết bằng về tài chính, mà nên đưa ra phương hướng như thế nào để có thể phát triển những lĩnh vực phù hợp với tầm nhìn của công ty.
Năm 2016, Facebook đã công bố lộ trình phát triển 10 năm của mình tại hội nghị hàng năm của các nhà phát triển F8 và từ khóa trọng tâm được gói gọn bằng “Tính liên kết” trong tầm nhìn của Facebook. Nghĩa là cam kết phát triển những công nghệ có thể chia sẻ nội dung kết nối dễ dàng con người với nhau thông qua trí thông minh nhân tạo, thực tế ảo, thực tế tăng cường v.v...
Qua những ví dụ thực tế mà tôi vừa chia sẻ phía trên, các bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của tầm nhìn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tại thung lũng Silicon và cách họ thực hiện tầm nhìn đó như thế nào. Tầm nhìn rộng lớn và ý nghĩa của các công ty ở Thung lũng Silicon đang được thực hiện dựa trên những dự án được xúc tiến để đạt được tầm nhìn và thực cùng với những người đồng cảm với những tầm nhìn đó.
Hãy tìm hiểu và xác định mà tầm nhìn mà công ty bạn đang hướng tới là gì? Nếu đã xác định được tầm nhìn, hãy xem công ty bạn đang chia sẻ những tầm nhìn ở mức độ nào và thực hiện nó ra sao.
Tôi hy vọng các bạn sẽ áp dụng được những kiến thức trên vào việc hiện thực hóa tầm nhìn để thúc đẩy sự phát triển của công ty. Chúc các bạn thành công.
Sign up for newsletters
Highlights