Tại sao các công ty tốt nhất phát triển nhà lãnh đạo ở mọi cấp độ? – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Tại sao các công ty tốt nhất phát triển nhà lãnh đạo ở mọi cấp độ?

Nov 22, 2018

“Tôi muốn mọi quyết định, dù lớn hay nhỏ, đều phải được thực hiện bởi tôi. Tôi sẽ là người quyết định cuối cùng. Chấm hết,” – lời của Roger, CEO của một công ty cỡ vừa cung cấp dịch vụ kinh doanh. “Thời điểm này vô cùng quan trọng đối với công ty, có quá nhiều rủi ro và chúng ta không thể mắc bất kỳ sai lầm nào.”

Hai năm sau, Roger không còn là CEO, và đội ngũ quản trị hiện tại vẫn đang cố gắng thoát khỏi cái hố mà quyết định của Roger gây ra. Trong quá khứ chưa-xa-lắm, các nhà lãnh đạo biết tất cả mọi vấn đề và đưa ra tất cả những quyết định quan trọng. Nhưng, trong môi trường làm việc hiện đại, có quá nhiều thứ đang diễn ra khiến cho các nhà lãnh đạo khó mà giữ được cách làm việc như vậy từ năm 2019 trở đi.

Ngày nay, để có được một tổ chức thành công, một mô hình khác là cần thiết. Trong mô hình đó, các nhà lãnh đạo thuộc mọi cấp độ của tổ chức đều phải được trao quyền để đưa ra quyết định và có các hành vi theo mô hình “servant leadership” (tạm dịch: lãnh đạo phục vụ).

SỰ THAY ĐỔI CỦA MÔ HÌNH

Hầu hết các tổ chức đều quen với việc đưa những người giỏi nhất vào các vị trí quản lý, với hy vọng rằng họ có thể dễ dàng thực hiện bước nhảy vọt. Một khi người đó đạt đến cấp độ lương nhất định, họ sẽ được đầu tư để phát triển theo nhiều cách, tập trung nhiều vào sự nhạy bén về tài chính và khả năng xác định sự cải thiện trong quy trình. Dù 2 kỹ năng này thường có vai trò quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức, chúng vẫn không giúp nhà lãnh đạo thực hiện công việc quan trọng nhất của họ hiện nay: Xây dựng mối quan hệ với những nhân viên mà họ quản lý.

Bởi vì thiếu sự phát triển về mặt “con người”, nhiều nhà lãnh đạo mặc định lựa chọn phong cách quản trị micromanagement (quản trị từng li từng tí). Kết quả cuối cùng là bộ máy nhân sự kém gắn kết, phụ thuộc quá nhiều vào một người mỗi khi cần đưa ra quyết định, dù nhỏ hay lớn.

Những tổ chức như Chick-fil-A, Movement Mortgage và Skookum Digital Works có một cách tiếp cận khác biệt. Họ tập trung vào việc phát triển những kỹ năng lãnh đạo, không chỉ dành cho lãnh đạo cấp C hay cấp giám đốc, mà còn cho tất cả mọi cấp độ của tổ chức. Dù cách tiếp cận này có thể mất nhiều thời gian và tốn nhiều chi phí trong ngắn hạn, nó lại có thể giúp đội ngũ nhân lực bắt đầu học lãnh đạo từ vị trí của họ hiện tại.

LỢI ÍCH

Trong cuộc khảo sát sơ bộ của LearnLoft trên 300 nhà lãnh đạo, các công ty đầu tư vào đào tạo kỹ năng lãnh đạo có tỷ lệ nhân viên giỏi cao hơn, tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện thấp hơn, tỷ lệ nhân viên được thăng chức cao hơn so với những công ty không mang lại cơ hội phát triển cho nhân viên của họ. Dù những kết quả này chắc chắn có ảnh hưởng đến nhóm nhân viên bên dưới, việc đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng luôn khó khăn, đặc biệt là khi xét đến ảnh hưởng tích cực tạo ra theo thời gian.

Tôi chắc rằng mọi CEO, HR hay chuyên gia L&D đều muốn đo lường chính xác ROI, tuy nhiên tôi tin rằng vẫn có một mục tiêu lớn hơn: Làm điều đúng đắn cho mọi người.

Việc trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới rất khó khăn, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn ở vị trí hiện tại. Những nhân viên ở tiền tuyến sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, các nhà quản lý sẽ có đội ngũ khỏe hơn, các bậc cha mẹ sẽ có gia đình vững chắc hơn bên ngoài công việc.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là, bạn sẽ đầu tư vào những người ở top đầu của tổ chức, hay bạn sẽ đầu tư vào những nhà lãnh đạo thuộc mọi cấp độ của doanh nghiệp?

Kỹ năng lãnh đạo không chỉ là một vấn đề nhỏ, nó là tất cả mọi thứ. Có phải bạn đang thăng chức cho nhân viên lên vị trí lãnh đạo mà không qua đào tạo? Nhân viên của bạn đang kém gắn kết? Bạn đang đối mặt với tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện cao? Nếu như vậy, đã đến lúc để cập nhật chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo.

Tìm hiểu thêm về chương trình phát triển Kỹ năng lãnh đạo trong kỷ nguyên mới cùng với các chương trình đào tạo in house của chúng tôi bằng cách để lại thông tin liên hệ tại ĐÂY.

Tác giả: John Eades, CEO của LearnLoft.

Tại sao các công ty tốt nhất phát triển nhà lãnh đạo ở mọi cấp độ?

Nov 22, 2018

“Tôi muốn mọi quyết định, dù lớn hay nhỏ, đều phải được thực hiện bởi tôi. Tôi sẽ là người quyết định cuối cùng. Chấm hết,” – lời của Roger, CEO của một công ty cỡ vừa cung cấp dịch vụ kinh doanh. “Thời điểm này vô cùng quan trọng đối với công ty, có quá nhiều rủi ro và chúng ta không thể mắc bất kỳ sai lầm nào.”

Hai năm sau, Roger không còn là CEO, và đội ngũ quản trị hiện tại vẫn đang cố gắng thoát khỏi cái hố mà quyết định của Roger gây ra. Trong quá khứ chưa-xa-lắm, các nhà lãnh đạo biết tất cả mọi vấn đề và đưa ra tất cả những quyết định quan trọng. Nhưng, trong môi trường làm việc hiện đại, có quá nhiều thứ đang diễn ra khiến cho các nhà lãnh đạo khó mà giữ được cách làm việc như vậy từ năm 2019 trở đi.

Ngày nay, để có được một tổ chức thành công, một mô hình khác là cần thiết. Trong mô hình đó, các nhà lãnh đạo thuộc mọi cấp độ của tổ chức đều phải được trao quyền để đưa ra quyết định và có các hành vi theo mô hình “servant leadership” (tạm dịch: lãnh đạo phục vụ).

SỰ THAY ĐỔI CỦA MÔ HÌNH

Hầu hết các tổ chức đều quen với việc đưa những người giỏi nhất vào các vị trí quản lý, với hy vọng rằng họ có thể dễ dàng thực hiện bước nhảy vọt. Một khi người đó đạt đến cấp độ lương nhất định, họ sẽ được đầu tư để phát triển theo nhiều cách, tập trung nhiều vào sự nhạy bén về tài chính và khả năng xác định sự cải thiện trong quy trình. Dù 2 kỹ năng này thường có vai trò quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức, chúng vẫn không giúp nhà lãnh đạo thực hiện công việc quan trọng nhất của họ hiện nay: Xây dựng mối quan hệ với những nhân viên mà họ quản lý.

Bởi vì thiếu sự phát triển về mặt “con người”, nhiều nhà lãnh đạo mặc định lựa chọn phong cách quản trị micromanagement (quản trị từng li từng tí). Kết quả cuối cùng là bộ máy nhân sự kém gắn kết, phụ thuộc quá nhiều vào một người mỗi khi cần đưa ra quyết định, dù nhỏ hay lớn.

Những tổ chức như Chick-fil-A, Movement Mortgage và Skookum Digital Works có một cách tiếp cận khác biệt. Họ tập trung vào việc phát triển những kỹ năng lãnh đạo, không chỉ dành cho lãnh đạo cấp C hay cấp giám đốc, mà còn cho tất cả mọi cấp độ của tổ chức. Dù cách tiếp cận này có thể mất nhiều thời gian và tốn nhiều chi phí trong ngắn hạn, nó lại có thể giúp đội ngũ nhân lực bắt đầu học lãnh đạo từ vị trí của họ hiện tại.

LỢI ÍCH

Trong cuộc khảo sát sơ bộ của LearnLoft trên 300 nhà lãnh đạo, các công ty đầu tư vào đào tạo kỹ năng lãnh đạo có tỷ lệ nhân viên giỏi cao hơn, tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện thấp hơn, tỷ lệ nhân viên được thăng chức cao hơn so với những công ty không mang lại cơ hội phát triển cho nhân viên của họ. Dù những kết quả này chắc chắn có ảnh hưởng đến nhóm nhân viên bên dưới, việc đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng luôn khó khăn, đặc biệt là khi xét đến ảnh hưởng tích cực tạo ra theo thời gian.

Tôi chắc rằng mọi CEO, HR hay chuyên gia L&D đều muốn đo lường chính xác ROI, tuy nhiên tôi tin rằng vẫn có một mục tiêu lớn hơn: Làm điều đúng đắn cho mọi người.

Việc trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới rất khó khăn, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn ở vị trí hiện tại. Những nhân viên ở tiền tuyến sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, các nhà quản lý sẽ có đội ngũ khỏe hơn, các bậc cha mẹ sẽ có gia đình vững chắc hơn bên ngoài công việc.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là, bạn sẽ đầu tư vào những người ở top đầu của tổ chức, hay bạn sẽ đầu tư vào những nhà lãnh đạo thuộc mọi cấp độ của doanh nghiệp?

Kỹ năng lãnh đạo không chỉ là một vấn đề nhỏ, nó là tất cả mọi thứ. Có phải bạn đang thăng chức cho nhân viên lên vị trí lãnh đạo mà không qua đào tạo? Nhân viên của bạn đang kém gắn kết? Bạn đang đối mặt với tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện cao? Nếu như vậy, đã đến lúc để cập nhật chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo.

Tìm hiểu thêm về chương trình phát triển Kỹ năng lãnh đạo trong kỷ nguyên mới cùng với các chương trình đào tạo in house của chúng tôi bằng cách để lại thông tin liên hệ tại ĐÂY.

Tác giả: John Eades, CEO của LearnLoft.