Xây dựng một nền Văn Hóa Tăng Trưởng thay vì quá ám ảnh với hiệu suất công việc – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Xây dựng một nền Văn Hóa Tăng Trưởng thay vì quá ám ảnh với hiệu suất công việc

Apr 24, 2019

xay dung van hoa tang truong trong doanh nghiep

Có một vấn đề nan giải đang tồn tại: Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, phức tạp và đầy biến động, các công ty đòi hỏi rất nhiều từ nhân viên của họ. Và những yếu tố gây ảnh hưởng doanh nghiệp cũng đang bao trùm đội ngũ nhân viên, khiến họ càng cảm thấy sợ hãi và làm tổn hại năng lực làm việc.

Không có gì quá khó hiểu khi nhiều nhà lãnh đạo (C-level) tập trung vào việc làm thế nào để xây dựng một văn hóa tối ưu vào hiệu suất công việc. Trớ trêu thay, chúng tôi nhận thấy rằng, xây dựng một văn hóa tập trung vào hiệu suất không phải là cách tối ưu nhất (healthy & sustainable) trong chiến lược phát triển dài hạn. Thay vào đó, sẽ hiệu quả hơn khi bạn tập trung tạo nên một nền văn hóa tăng trưởng.

Nói về yếu tố văn hóa (culture), đây hiểu đơn giản chỉ là tập hợp những niềm tin mà mọi người dựa trên đó để tạo nên những hoạt động & xây dựng hành vi của họ.

Một tổ chức học tập (Learning Organizations) – theo khái niệm của Peter Senge – tập trung vào những vấn đề mang định hướng trí tuệ như kiến thức và chuyên môn. Điều này cực kì quan trọng, nhưng một văn hóa phát triển cần phải chú trọng sâu hơn đến các vấn đề liên quan đến cảm xúc của con người. Trong văn hóa tăng trưởng, mọi người xây dựng khả năng của họ bằng cách nhìn xuyên qua các điểm mù (blind spots), thừa nhận những bất an và những thiếu sót thay vì cố tình diễn cho qua chuyện một cách vô thức (unconsciously acting them out). Họ dành ít năng lượng để bảo vệ bản thân hơn, vì vậy họ có nhiều năng lượng để tạo thêm nhiều giá trị bên ngoài cho bản thân.

 

Tron quá trình xây dựng văn hóa tăng trưởng, chúng tôi tìm ra được những yêu cầu trong việc kết hợp giữa những yếu tố cấu thành mối gắn kết cá nhân và tổ chức:

1. Một môi trường mà bạn cảm nhận được sự an toàn, được thúc đẩy bởi những nhà lãnh đạo giỏi, họ sẵn sàng đóng vai trò là “role model” cho cả công ty và có trách nhiệm với những thiếu sót & sai lầm của họ.

2. Tập trung vào "đào tạo & phát triển" liên tục thông qua các yếu tố về: sự tìm tòi (inquiry), sự tò mò (curiosity) tính minh bạch (transparency) thay vì sự phán xét (judgement), sự chắc chắn (certainty) và tự bảo vệ (self-protection).

3. Xây dựng các thử nghiệm (có thời hạn và quản lý được) để áp dụng cho những thay đổi về hành vi trong doanh nghiệp, mục tiêu là để đánh giá những nhận định vô thức (unconscious assumption) đang diễn ra trong doanh nghiệp có đang mang lại hiệu quả không tốt hay không.

4. Xây dựng và tiếp nhận những phản hồi liên tục trong toàn doanh nghiệp dựa trên những cam kết chung để cùng nhau phát triển tốt hơn.

Ngược lại, văn hóa chú trọng hiệu suất thường sẽ khiến nỗi sợ của mọi người trầm trọng hơn bởi việc tạo nên một trò chơi có tổng bằng không, nơi mà mọi người không thành công cũng không thất bại và những “người thắng cuộc” sẽ nhanh chóng bị loại bỏ bởi những “người thua cuộc”. Kết quả cũng là yếu tố quan trọng trong văn hóa tăng trưởng, nhưng thêm vào đó là sự tưởng thưởng cho những thành công, những thất bại và thiếu sót cũng được xem là những cơ hội quan trọng để học tập và cải thiện cho cá nhân và tập thể.

Nói thì dễ nhưng hành động thì lúc nào cũng khó khăn hơn bạn nghĩ. Theo bản năng, mỗi chúng ta thường có khuynh hướng che giấu, hợp lý hóa, giảm thiểu hoặc chối bỏ những nhược điểm, lỗi lầm của bản thân, bởi vì chúng khiến cho chúng ta cảm thấy dễ tổn thương, rủi ro hoặc không đáng. Những nỗi sợ này thu hẹp và hạn chế quan điểm của chúng ta thay vì mở rộng chúng – đôi khi tại một thời điểm những vấn đề phức tạp chúng ta phải đối mặt vượt qua sự tư duy cần thiết để giải quyết chúng.

Chúng tôi bắt đầu xây dựng nền văn hóa tăng trưởng tại doanh nghiệp sau thời kì biến động, bắt đầu bằng việc chiêu mộ một vài lãnh đạo mới với những bộ kỹ năng công việc mới để tái xây dựng lại dịch vụ chúng tôi cung cấp cho khách hàng và kể cả cách vận hành doanh nghiệp. Trước thời điểm này, chúng tôi luôn là mẫu công ty với văn hóa “không thích xung đột”, chúng tôi luôn cố gắng là một gia đình hạnh phúc miễn là công việc kinh doanh phát triển. Những sự phẫn nộ được đẩy lên bề mặt nhưng chúng ngày càng trở nên khó khăn để kiềm chế. Căng thẳng, xung đột đến từ các nhân viên cũ và mới, cũng như đến từ cách làm việc cũ và mới. Trên cương vị là một CEO, tôi bị xem là thiếu sự tôn trọng trong việc lưu trữ những giá trị vốn có của công ty.

Khi đội ngũ mới đã sẵn sàng và chúng tôi vạch ra xong định hướng mới cho doanh nghiệp , bản năng tiếp theo của tôi là phải chỉ ra được những căng thẳng còn tồn đọng trong công ty và sau đó mọi người làm việc một cách minh bạch với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thì tôi chưa tạo đủ sự an toàn để thực hiện chúng. Thay vào đó, chúng tôi bắt đầu làm việc với từng nhóm nhỏ bao gồm những thành viên lãnh đạo cấp cao, sau đó mời toàn bộ nhân viên công ty chia sẻ (dưới hình thức ẩn danh) về mức độ tin cậy của họ với chúng tôi, trong các khía cạnh như: sự trung thực (honesty), ý định (intentions), tính xác thực (authenticity), các kỹ năng (skills), tính chính trực (integrity), các tiêu chuẩn (standards) và kết quả (results).

xay dung van hoa tang truong trong doanh nghiep

Những feedback khá là khó để có thể nuốt trôi. Khi chúng tôi cùng nhau ngồi lại thảo luận vấn đề, chúng tôi cùng đồng ý là phải đánh giá những phản hồi thông qua góc nhìn “trách nhiệm cá nhân” (personal responsibility) hơn là “sự phòng thủ” (defensively). Một đồng nghiệp của tôi thừa nhận rằng trước đây, khuynh hướng xử sự công việc của cô có phần kiểm soát và khắt khe, và chúng xuất phát từ bản năng phòng thủ của cô ấy (protective behavior), cô ấy không đưa ra bào chữa gì cho việc này và cởi mở để đón nhận những feedback, việc này đã tạo nền tảng cho buổi review diễn ra hiệu quả hơn. Chúng tôi tiếp tục chia sẻ những feedback “khó chịu” nhất, điều ý nghĩa mà chúng tôi nhận ra là vấn đề bắt nguồn từ đâu, và cần thay đổi hành vi theo chiều hướng như thế nào để đem lại kết quả tốt cho cả công việc và các mối quan hệ.

Một tuần sau đó, chúng tôi chia sẻ những thử nghiệm cụ thể, những cách ứng xử mới được tìm ra để đáp lại những thách thức quan trọng mà chúng tôi đã xác định. Chúng tôi cũng đồng ý gặp nhau mỗi tuần một lần để chia sẻ về tiến độ, những khó khăn phải đối mặt và mời mọi người phản hồi về chúng. Tám tuần sau, chúng tôi chia sẻ cho toàn bộ doanh nghiệp những gì chúng tôi nghe từ họ, những điểm nhấn mà họ chia sẻ và chúng tôi đang làm gì với những vấn đề đó. Và chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình xây dựng nền văn hóa tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Có lẽ bài học ý nghĩa nhất mà chúng tôi học được, là thúc đẩy tăng trưởng đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa thách thức và nuôi dưỡng (challenging & nurturing). Hãy nghĩ đến một đứa trẻ bắt đầu mạo hiểm bước vào thế giới: Đứa trẻ sơ sinh bò ra khỏi vòng tay của mẹ để khám phá môi trường, song vẫn có lúc chúng phải quay lại để cảm nhận sự an toàn và được vỗ về, an ủi. Người lớn như chúng ta thực sự cũng không có gì khác biệt: Quá nhiều thử thách – diễn ra liên tục - không có sự trấn an – cảm thấy quá áp lực => suy sụp. Ngược lại, Quá ít thách thức - quá nhiều thời gian trong “comfort zone” => điều này làm cản trở sự phát triển và khiến khả năng làm việc yếu dần đi.

Với văn hóa hiệu suất công việc, câu hỏi thường được đặt ra là: “Chúng ta có thể huy động bao nhiêu năng lượng?”. Câu trả lời là “Một lượng hữu hạn.” Còn với văn hóa tăng trưởng, câu hỏi sẽ là “Bạn có thể giải phóng được bao nhiêu năng lượng?” và câu trả lời là “Vô hạn”.

Theo Tony Schwartz – Harvard Business Review

 

MVV Academy cung cấp dịch vụ đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (đào tạo In-House), lấy doanh nghiệp làm trung tâm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng nghiệp vụ và tư duy chiến lược.

Đối với chúng tôi, một khóa đào tạo in-house không chỉ tóm gọn trong một vài buổi học, mà là cả một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, do đó các chương trình đào tạo In-House của MVV Academy cũng là những chương trình riêng biệt, được xây dựng độc quyền cho từng doanh nghiệp.

Xây dựng một nền Văn Hóa Tăng Trưởng thay vì quá ám ảnh với hiệu suất công việc

Apr 24, 2019

xay dung van hoa tang truong trong doanh nghiep

Có một vấn đề nan giải đang tồn tại: Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, phức tạp và đầy biến động, các công ty đòi hỏi rất nhiều từ nhân viên của họ. Và những yếu tố gây ảnh hưởng doanh nghiệp cũng đang bao trùm đội ngũ nhân viên, khiến họ càng cảm thấy sợ hãi và làm tổn hại năng lực làm việc.

Không có gì quá khó hiểu khi nhiều nhà lãnh đạo (C-level) tập trung vào việc làm thế nào để xây dựng một văn hóa tối ưu vào hiệu suất công việc. Trớ trêu thay, chúng tôi nhận thấy rằng, xây dựng một văn hóa tập trung vào hiệu suất không phải là cách tối ưu nhất (healthy & sustainable) trong chiến lược phát triển dài hạn. Thay vào đó, sẽ hiệu quả hơn khi bạn tập trung tạo nên một nền văn hóa tăng trưởng.

Nói về yếu tố văn hóa (culture), đây hiểu đơn giản chỉ là tập hợp những niềm tin mà mọi người dựa trên đó để tạo nên những hoạt động & xây dựng hành vi của họ.

Một tổ chức học tập (Learning Organizations) – theo khái niệm của Peter Senge – tập trung vào những vấn đề mang định hướng trí tuệ như kiến thức và chuyên môn. Điều này cực kì quan trọng, nhưng một văn hóa phát triển cần phải chú trọng sâu hơn đến các vấn đề liên quan đến cảm xúc của con người. Trong văn hóa tăng trưởng, mọi người xây dựng khả năng của họ bằng cách nhìn xuyên qua các điểm mù (blind spots), thừa nhận những bất an và những thiếu sót thay vì cố tình diễn cho qua chuyện một cách vô thức (unconsciously acting them out). Họ dành ít năng lượng để bảo vệ bản thân hơn, vì vậy họ có nhiều năng lượng để tạo thêm nhiều giá trị bên ngoài cho bản thân.

 

Tron quá trình xây dựng văn hóa tăng trưởng, chúng tôi tìm ra được những yêu cầu trong việc kết hợp giữa những yếu tố cấu thành mối gắn kết cá nhân và tổ chức:

1. Một môi trường mà bạn cảm nhận được sự an toàn, được thúc đẩy bởi những nhà lãnh đạo giỏi, họ sẵn sàng đóng vai trò là “role model” cho cả công ty và có trách nhiệm với những thiếu sót & sai lầm của họ.

2. Tập trung vào "đào tạo & phát triển" liên tục thông qua các yếu tố về: sự tìm tòi (inquiry), sự tò mò (curiosity) tính minh bạch (transparency) thay vì sự phán xét (judgement), sự chắc chắn (certainty) và tự bảo vệ (self-protection).

3. Xây dựng các thử nghiệm (có thời hạn và quản lý được) để áp dụng cho những thay đổi về hành vi trong doanh nghiệp, mục tiêu là để đánh giá những nhận định vô thức (unconscious assumption) đang diễn ra trong doanh nghiệp có đang mang lại hiệu quả không tốt hay không.

4. Xây dựng và tiếp nhận những phản hồi liên tục trong toàn doanh nghiệp dựa trên những cam kết chung để cùng nhau phát triển tốt hơn.

Ngược lại, văn hóa chú trọng hiệu suất thường sẽ khiến nỗi sợ của mọi người trầm trọng hơn bởi việc tạo nên một trò chơi có tổng bằng không, nơi mà mọi người không thành công cũng không thất bại và những “người thắng cuộc” sẽ nhanh chóng bị loại bỏ bởi những “người thua cuộc”. Kết quả cũng là yếu tố quan trọng trong văn hóa tăng trưởng, nhưng thêm vào đó là sự tưởng thưởng cho những thành công, những thất bại và thiếu sót cũng được xem là những cơ hội quan trọng để học tập và cải thiện cho cá nhân và tập thể.

Nói thì dễ nhưng hành động thì lúc nào cũng khó khăn hơn bạn nghĩ. Theo bản năng, mỗi chúng ta thường có khuynh hướng che giấu, hợp lý hóa, giảm thiểu hoặc chối bỏ những nhược điểm, lỗi lầm của bản thân, bởi vì chúng khiến cho chúng ta cảm thấy dễ tổn thương, rủi ro hoặc không đáng. Những nỗi sợ này thu hẹp và hạn chế quan điểm của chúng ta thay vì mở rộng chúng – đôi khi tại một thời điểm những vấn đề phức tạp chúng ta phải đối mặt vượt qua sự tư duy cần thiết để giải quyết chúng.

Chúng tôi bắt đầu xây dựng nền văn hóa tăng trưởng tại doanh nghiệp sau thời kì biến động, bắt đầu bằng việc chiêu mộ một vài lãnh đạo mới với những bộ kỹ năng công việc mới để tái xây dựng lại dịch vụ chúng tôi cung cấp cho khách hàng và kể cả cách vận hành doanh nghiệp. Trước thời điểm này, chúng tôi luôn là mẫu công ty với văn hóa “không thích xung đột”, chúng tôi luôn cố gắng là một gia đình hạnh phúc miễn là công việc kinh doanh phát triển. Những sự phẫn nộ được đẩy lên bề mặt nhưng chúng ngày càng trở nên khó khăn để kiềm chế. Căng thẳng, xung đột đến từ các nhân viên cũ và mới, cũng như đến từ cách làm việc cũ và mới. Trên cương vị là một CEO, tôi bị xem là thiếu sự tôn trọng trong việc lưu trữ những giá trị vốn có của công ty.

Khi đội ngũ mới đã sẵn sàng và chúng tôi vạch ra xong định hướng mới cho doanh nghiệp , bản năng tiếp theo của tôi là phải chỉ ra được những căng thẳng còn tồn đọng trong công ty và sau đó mọi người làm việc một cách minh bạch với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thì tôi chưa tạo đủ sự an toàn để thực hiện chúng. Thay vào đó, chúng tôi bắt đầu làm việc với từng nhóm nhỏ bao gồm những thành viên lãnh đạo cấp cao, sau đó mời toàn bộ nhân viên công ty chia sẻ (dưới hình thức ẩn danh) về mức độ tin cậy của họ với chúng tôi, trong các khía cạnh như: sự trung thực (honesty), ý định (intentions), tính xác thực (authenticity), các kỹ năng (skills), tính chính trực (integrity), các tiêu chuẩn (standards) và kết quả (results).

xay dung van hoa tang truong trong doanh nghiep

Những feedback khá là khó để có thể nuốt trôi. Khi chúng tôi cùng nhau ngồi lại thảo luận vấn đề, chúng tôi cùng đồng ý là phải đánh giá những phản hồi thông qua góc nhìn “trách nhiệm cá nhân” (personal responsibility) hơn là “sự phòng thủ” (defensively). Một đồng nghiệp của tôi thừa nhận rằng trước đây, khuynh hướng xử sự công việc của cô có phần kiểm soát và khắt khe, và chúng xuất phát từ bản năng phòng thủ của cô ấy (protective behavior), cô ấy không đưa ra bào chữa gì cho việc này và cởi mở để đón nhận những feedback, việc này đã tạo nền tảng cho buổi review diễn ra hiệu quả hơn. Chúng tôi tiếp tục chia sẻ những feedback “khó chịu” nhất, điều ý nghĩa mà chúng tôi nhận ra là vấn đề bắt nguồn từ đâu, và cần thay đổi hành vi theo chiều hướng như thế nào để đem lại kết quả tốt cho cả công việc và các mối quan hệ.

Một tuần sau đó, chúng tôi chia sẻ những thử nghiệm cụ thể, những cách ứng xử mới được tìm ra để đáp lại những thách thức quan trọng mà chúng tôi đã xác định. Chúng tôi cũng đồng ý gặp nhau mỗi tuần một lần để chia sẻ về tiến độ, những khó khăn phải đối mặt và mời mọi người phản hồi về chúng. Tám tuần sau, chúng tôi chia sẻ cho toàn bộ doanh nghiệp những gì chúng tôi nghe từ họ, những điểm nhấn mà họ chia sẻ và chúng tôi đang làm gì với những vấn đề đó. Và chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình xây dựng nền văn hóa tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Có lẽ bài học ý nghĩa nhất mà chúng tôi học được, là thúc đẩy tăng trưởng đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa thách thức và nuôi dưỡng (challenging & nurturing). Hãy nghĩ đến một đứa trẻ bắt đầu mạo hiểm bước vào thế giới: Đứa trẻ sơ sinh bò ra khỏi vòng tay của mẹ để khám phá môi trường, song vẫn có lúc chúng phải quay lại để cảm nhận sự an toàn và được vỗ về, an ủi. Người lớn như chúng ta thực sự cũng không có gì khác biệt: Quá nhiều thử thách – diễn ra liên tục - không có sự trấn an – cảm thấy quá áp lực => suy sụp. Ngược lại, Quá ít thách thức - quá nhiều thời gian trong “comfort zone” => điều này làm cản trở sự phát triển và khiến khả năng làm việc yếu dần đi.

Với văn hóa hiệu suất công việc, câu hỏi thường được đặt ra là: “Chúng ta có thể huy động bao nhiêu năng lượng?”. Câu trả lời là “Một lượng hữu hạn.” Còn với văn hóa tăng trưởng, câu hỏi sẽ là “Bạn có thể giải phóng được bao nhiêu năng lượng?” và câu trả lời là “Vô hạn”.

Theo Tony Schwartz – Harvard Business Review

 

MVV Academy cung cấp dịch vụ đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (đào tạo In-House), lấy doanh nghiệp làm trung tâm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng nghiệp vụ và tư duy chiến lược.

Đối với chúng tôi, một khóa đào tạo in-house không chỉ tóm gọn trong một vài buổi học, mà là cả một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, do đó các chương trình đào tạo In-House của MVV Academy cũng là những chương trình riêng biệt, được xây dựng độc quyền cho từng doanh nghiệp.