Trong vòng chưa đến 5 phút, Google sẽ đánh giá được ai là nhà lãnh đạo xuất sắc – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Trong vòng chưa đến 5 phút, Google sẽ đánh giá được ai là nhà lãnh đạo xuất sắc

Apr 26, 2019

google đánh giá năng lực nhà lãnh đạo

Sau nhiều năm nghiên cứu, Google đã biết cách sử dụng một vài câu hỏi đơn giản để xác định được những ai có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc cho họ.

Những doanh nghiệp hàng đầu thế giới được xây dựng bởi những nhà lãnh đạo tuyệt vời (đó là lý do vì sao khả năng xác định và thu hút nhân tài cũng quan trọng như khả năng phát triển nhân tài vậy).

Tuy nhiên, khi khả năng lãnh đạo mang tính nghệ thuật hơn là khoa học, làm thế nào bạn có thể xác định một cách khách quan ai là nhà lãnh đạo tuyệt vời?

Đây là một câu hỏi thú vị và nó khiến Google phải bỏ nhiều thời gian và công sức để tìm câu trả lời. Điều này cho thấy ý nghĩa, một công ty phân tích dữ liệu bậc nhất như Google phải bỏ công và nguồn lực của mình để xác định việc: Những Đội Nhóm Vận Hành Xuất Sắc được Xây Dựng và Quản Lý như thế nào.

Sau khi Google xác định được những hành vi cốt lõi của các nhà quản lý xuất sắc, họ bắt đầu yêu cầu các thành viên trong nhóm trả lời các câu hỏi sau đây theo thang điểm: từ 1 (rất đồng tình) đến 5 (rất không đồng tình).

Dưới đây là danh sách câu hỏi đánh giá năng lực lãnh đạo của Google:

1. Nhà quản lý của tôi đưa ra những phản hồi mang tính hành động (actionable feedback), điều này giúp tôi cải thiện hiệu suất công việc của mình

2. Nhà quản lý của tôi không xử lý các công việc nhỏ, tiểu tiết (micromanage)

3. Nhà quản lý thể hiện sự quan tâm đối với tôi, trên góc độ giữa người với người

4. Nhà quản lý xem trọng những điều mà tôi đã mang lại cho team, mặc dù quan điểm đó có thể khác với họ

5. Nhà quản lý giữ cho chúng tôi tập trung vào những mục tiêu công việc ưu tiên

6. Quản lý của tôi thường xuyên chia sẻ những thông tin liên quan đến từ các lãnh đạo cấp cao hoặc quản lý trực tiếp của họ.

7. Nhà quản lý đã có một cuộc trò chuyện sâu sắc với tôi về định hướng nghề nghiệp trong 6 tháng qua

8. Nhà quản lý chia sẻ rõ ràng về mục tiêu và định hướng công việc của team

9. Quản lý của tôi có kiến thức chuyên môn tốt để điều hành đội nhóm (ví dụ: kĩ năng lập trình – phòng IT, kĩ năng bán hàng –phòng Sales, kĩ năng kế toán – phòng Tài Chính)

10. Tôi rất sẵn lòng giới thiệu quản lý của mình tới các nhân viên Googlers khác

11. Tôi rất hài lòng với năng lực quản lý tổng thể của sếp mình

Những nhân viên Google được yêu cầu trả lời thêm hai câu hỏi sau đây:

12. Bạn muốn nhà quản lý của mình duy trì điều gì?

13. Bạn muốn nhà quản lý của mình thay đổi điều gì?

Lưu ý: Chỉ có duy nhất câu hỏi số 9 là yêu cầu các nhân viên đánh giá kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) của các nhà quản lý.

Những nhà quản lý giỏi nhất là người có thể hỗ trợ đội ngũ của mình đi đến thành công

Bài đánh giá này không chú trọng để đánh giá kiến thức & kinh nghiệm của người quản lý mà tập trung hỏi về kỹ năng mềm: giao tiếp (communication), phản hồi (feedback) , huấn luyện (coaching), làm việc nhóm (teamwork), sự tôn trọng (respect) và sự xem xét (consideration).

Kiến thức chuyên môn rất quan trọng, nhưng kỹ năng giao tiếp, ủy thác, tự chủ trong công việc và hành động có mục đích còn quan trọng hơn nhiều.

Bạn có thể phản biện rằng việc sở hữu kinh nghiệm, kiến thức kĩ thuật chuyên môn thì ít quan trọng hơn đối với nhà quản lý của Google. Sau tất cả, Google vẫn có khả năng tuyển dụng và giữ chân những nhân viên giỏi, cao hơn những công ty khác.

Tuy nhiên, lập luận này lại bỏ sót một quan điểm lớn hơn. Trong khi đa số nhân viên đều cần được đào tạo một số kiến thức & kỹ năng khi bắt đầu công việc, tuy nhiên sau này trọng tâm sẽ sớm chuyển từ những gì họ biết sang làm thế nào để họ sử dụng được kiến thức và kỹ năng của mình trong công việc.

Ví dụ, quay trở lại câu hỏi số 2: “Quản lý của tôi có xử lý những công việc nhỏ, chi tiết không?” Vì mọi nhiệm vụ sẽ có cách thực hiện tốt nhất nên hầu hết các nhà lãnh đạo đều thực thi theo các quy định và thủ tục. Tuy nhiên, đối với các nhân viên, việc tạo được động lực và tăng sự hài lòng dựa trên sự tự chủ (autonomy) và độc lập (independence) trong công việc của chính họ.

Tôi quan tâm nhất khi nó là “của tôi”. Tôi quan tâm nhất khi tôi cảm thấy mình có trách nhiệm và có thẩm quyền không chỉ làm những gì tôi được bảo để làm, mà còn vì đó là điều đúng đắn để làm.

I care the most when it’s “mine.” I care the most when I feel I have the responsibility and authority not just to do what I’m told, but to do what is right.

Những nhà lãnh đạo tốt thiết lập những tiêu chuẩn và chỉ dẫn (standards & guidelines), sau đó cho phép nhân viên của họ quyền tự chủ và độc lập để làm việc (trong khuôn khổ của sự chỉ dẫn).

Những nhà lãnh đạo tốt khiến cho nhân viên của họ chuyển từ trang thái “phải làm” sang “muốn làm”, sự chuyển đổi này giúp công việc trở nên hiệu quả và có ý nghĩa hơn.

&nbsp

Theo Jeff Haden – Inc

&nbsp


MVV Academy cung cấp dịch vụ đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (đào tạo In-House), lấy doanh nghiệp làm trung tâm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng nghiệp vụ và tư duy chiến lược.

Đối với chúng tôi, một khóa đào tạo in-house không chỉ tóm gọn trong một vài buổi học, mà là cả một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, do đó các chương trình đào tạo In-House của MVV Academy cũng là những chương trình riêng biệt, được xây dựng độc quyền cho từng doanh nghiệp.

Trong vòng chưa đến 5 phút, Google sẽ đánh giá được ai là nhà lãnh đạo xuất sắc

Apr 26, 2019

google đánh giá năng lực nhà lãnh đạo

Sau nhiều năm nghiên cứu, Google đã biết cách sử dụng một vài câu hỏi đơn giản để xác định được những ai có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc cho họ.

Những doanh nghiệp hàng đầu thế giới được xây dựng bởi những nhà lãnh đạo tuyệt vời (đó là lý do vì sao khả năng xác định và thu hút nhân tài cũng quan trọng như khả năng phát triển nhân tài vậy).

Tuy nhiên, khi khả năng lãnh đạo mang tính nghệ thuật hơn là khoa học, làm thế nào bạn có thể xác định một cách khách quan ai là nhà lãnh đạo tuyệt vời?

Đây là một câu hỏi thú vị và nó khiến Google phải bỏ nhiều thời gian và công sức để tìm câu trả lời. Điều này cho thấy ý nghĩa, một công ty phân tích dữ liệu bậc nhất như Google phải bỏ công và nguồn lực của mình để xác định việc: Những Đội Nhóm Vận Hành Xuất Sắc được Xây Dựng và Quản Lý như thế nào.

Sau khi Google xác định được những hành vi cốt lõi của các nhà quản lý xuất sắc, họ bắt đầu yêu cầu các thành viên trong nhóm trả lời các câu hỏi sau đây theo thang điểm: từ 1 (rất đồng tình) đến 5 (rất không đồng tình).

Dưới đây là danh sách câu hỏi đánh giá năng lực lãnh đạo của Google:

1. Nhà quản lý của tôi đưa ra những phản hồi mang tính hành động (actionable feedback), điều này giúp tôi cải thiện hiệu suất công việc của mình

2. Nhà quản lý của tôi không xử lý các công việc nhỏ, tiểu tiết (micromanage)

3. Nhà quản lý thể hiện sự quan tâm đối với tôi, trên góc độ giữa người với người

4. Nhà quản lý xem trọng những điều mà tôi đã mang lại cho team, mặc dù quan điểm đó có thể khác với họ

5. Nhà quản lý giữ cho chúng tôi tập trung vào những mục tiêu công việc ưu tiên

6. Quản lý của tôi thường xuyên chia sẻ những thông tin liên quan đến từ các lãnh đạo cấp cao hoặc quản lý trực tiếp của họ.

7. Nhà quản lý đã có một cuộc trò chuyện sâu sắc với tôi về định hướng nghề nghiệp trong 6 tháng qua

8. Nhà quản lý chia sẻ rõ ràng về mục tiêu và định hướng công việc của team

9. Quản lý của tôi có kiến thức chuyên môn tốt để điều hành đội nhóm (ví dụ: kĩ năng lập trình – phòng IT, kĩ năng bán hàng –phòng Sales, kĩ năng kế toán – phòng Tài Chính)

10. Tôi rất sẵn lòng giới thiệu quản lý của mình tới các nhân viên Googlers khác

11. Tôi rất hài lòng với năng lực quản lý tổng thể của sếp mình

Những nhân viên Google được yêu cầu trả lời thêm hai câu hỏi sau đây:

12. Bạn muốn nhà quản lý của mình duy trì điều gì?

13. Bạn muốn nhà quản lý của mình thay đổi điều gì?

Lưu ý: Chỉ có duy nhất câu hỏi số 9 là yêu cầu các nhân viên đánh giá kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) của các nhà quản lý.

Những nhà quản lý giỏi nhất là người có thể hỗ trợ đội ngũ của mình đi đến thành công

Bài đánh giá này không chú trọng để đánh giá kiến thức & kinh nghiệm của người quản lý mà tập trung hỏi về kỹ năng mềm: giao tiếp (communication), phản hồi (feedback) , huấn luyện (coaching), làm việc nhóm (teamwork), sự tôn trọng (respect) và sự xem xét (consideration).

Kiến thức chuyên môn rất quan trọng, nhưng kỹ năng giao tiếp, ủy thác, tự chủ trong công việc và hành động có mục đích còn quan trọng hơn nhiều.

Bạn có thể phản biện rằng việc sở hữu kinh nghiệm, kiến thức kĩ thuật chuyên môn thì ít quan trọng hơn đối với nhà quản lý của Google. Sau tất cả, Google vẫn có khả năng tuyển dụng và giữ chân những nhân viên giỏi, cao hơn những công ty khác.

Tuy nhiên, lập luận này lại bỏ sót một quan điểm lớn hơn. Trong khi đa số nhân viên đều cần được đào tạo một số kiến thức & kỹ năng khi bắt đầu công việc, tuy nhiên sau này trọng tâm sẽ sớm chuyển từ những gì họ biết sang làm thế nào để họ sử dụng được kiến thức và kỹ năng của mình trong công việc.

Ví dụ, quay trở lại câu hỏi số 2: “Quản lý của tôi có xử lý những công việc nhỏ, chi tiết không?” Vì mọi nhiệm vụ sẽ có cách thực hiện tốt nhất nên hầu hết các nhà lãnh đạo đều thực thi theo các quy định và thủ tục. Tuy nhiên, đối với các nhân viên, việc tạo được động lực và tăng sự hài lòng dựa trên sự tự chủ (autonomy) và độc lập (independence) trong công việc của chính họ.

Tôi quan tâm nhất khi nó là “của tôi”. Tôi quan tâm nhất khi tôi cảm thấy mình có trách nhiệm và có thẩm quyền không chỉ làm những gì tôi được bảo để làm, mà còn vì đó là điều đúng đắn để làm.

I care the most when it’s “mine.” I care the most when I feel I have the responsibility and authority not just to do what I’m told, but to do what is right.

Những nhà lãnh đạo tốt thiết lập những tiêu chuẩn và chỉ dẫn (standards & guidelines), sau đó cho phép nhân viên của họ quyền tự chủ và độc lập để làm việc (trong khuôn khổ của sự chỉ dẫn).

Những nhà lãnh đạo tốt khiến cho nhân viên của họ chuyển từ trang thái “phải làm” sang “muốn làm”, sự chuyển đổi này giúp công việc trở nên hiệu quả và có ý nghĩa hơn.

&nbsp

Theo Jeff Haden – Inc

&nbsp


MVV Academy cung cấp dịch vụ đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (đào tạo In-House), lấy doanh nghiệp làm trung tâm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng nghiệp vụ và tư duy chiến lược.

Đối với chúng tôi, một khóa đào tạo in-house không chỉ tóm gọn trong một vài buổi học, mà là cả một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, do đó các chương trình đào tạo In-House của MVV Academy cũng là những chương trình riêng biệt, được xây dựng độc quyền cho từng doanh nghiệp.