May 09, 2019
Văn hóa học tập (Learning culture) đang trở nên cực kỳ phổ biến ở thời điểm hiện tại. Trong khi đây là một khái niệm không quá mới mẻ, nhiều doanh nghiệp vẫn còn hờ hững trong việc phát triển văn hóa học tập để đáp ứng với nhu cầu về kỹ năng và công nghệ trên thị trường.
Ở Silicon Valley có một hình mẫu tiêu biểu đó chính là Google. Với doanh nghiệp này, việc thúc đẩy văn hóa học tập đã trở thành một phần trong lịch trình công việc của CEO chứ không chỉ là vấn đề của Giám đốc Nhân sự (CHRO).
Không có gì quá ngạc nhiên khi văn hóa học tập đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Nó mang tầm ảnh hưởng lớn đến 3 nhiệm vụ trọng yếu của Nhân sự (HR):
1. Chiêu mộ nhân tài (Talent Acquisition): Learning Culture giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được nhân tài và giảm tỷ lệ nghỉ việc. “Cơ hội phát triển những kỹ năng mới” thường được xem là một trong những lý do hàng đầu để nhân viên quyết định gia nhập và trung thành với 1 doanh nghiệp, đặc biệt là đối với thế hệ Millenials và Gen Z.
2. Phát triển nhân tài (Talent Development): Learning Culture hỗ trợ những nhu cầu của doanh nghiệp về tính linh hoạt và sự tương tác/ gắn kết của nhân viên trong doanh nghiệp. Để thúc đẩy sự phát triển, các công ty cần phải “truyền lửa” cho nhân viên của mình, đồng thời cần phải lấp đầy những lỗ hổng các kỹ năng. Hình thức đào tạo truyền thống sẽ khó bắt kịp với xu hướng hiện tại, việc học tập trong doanh nghiệp hiện nay cần phải nhanh chóng, linh hoạt, dễ dàng thực hiện trên các thiết bị (multi-device) và mang tính xã hội.
3. Học tập và Phát triển (Learning & Development): Learning Culture giúp doanh nghiệp đẩy mạnh cả 2 hình thức formal training và informal training, đồng thời đẩy nhanh quá trình ứng dụng kiến thức được học vào công việc.
Để xây dựng một văn hóa học tập hiệu quả & mạnh mẽ, bạn cần đảm bảo rằng nó phải được xúc tiến & thúc đẩy bởi ban quản trị doanh nghiệp đồng thời khiến nó trở thành một nhiệm vụ cho mọi thành viên trong doanh nghiệp chứ không chỉ mỗi bộ phận L&D. Vậy bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Hãy cùng xem 3 tips dưới đây:
• Bắt đầu bằng việc đo lường văn hóa học tập của doanh nghiệp
• Đảm bảo bạn coi trọng sự linh hoạt trong học tập (Learning Agility), không chỉ trong khâu tuyển dụng và không chỉ dành cho nhân sự cấp cao
(Learning Agility là khả năng học hỏi liên tục và nhanh chóng, có thể là từ kinh nghiệm thực tiễn, thông qua tương tác giữa người với người hoặc nhiều nguồn khác nhau để phục vụ mục đích áp dụng kiến thức trong bối cảnh mới để đạt được kết quả mong muốn)
• Đảm bảo rằng tất cả những chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo (leadership programs) góp phần quan trọng trong việc củng cố văn hóa học tập
Theo Formetris - Linkedin Business Blog
 Tại khóa học Quản trị Nhân sự - HR Management , học viên sẽ được tìm hiểu về triết lý quản trị nhân sự mới, cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, cách thu hút, gìn giữ và phát triển nhân tài cho doanh nghiệp mình. Học viên cũng sẽ hiểu rõ mục tiêu của quản trị nhân sự và các chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược của tổ chức, cũng như định hướng và kiểm soát được kết quả vận hành của hoạt động quản trị nhân sự.
Quản trị Nhân sự là một học phần nằm trong chương trình huấn luyện Quản trị Kinh doanh Thông minh - iCEO.
Sign up for newsletters
Highlights
May 09, 2019
Văn hóa học tập (Learning culture) đang trở nên cực kỳ phổ biến ở thời điểm hiện tại. Trong khi đây là một khái niệm không quá mới mẻ, nhiều doanh nghiệp vẫn còn hờ hững trong việc phát triển văn hóa học tập để đáp ứng với nhu cầu về kỹ năng và công nghệ trên thị trường.
Ở Silicon Valley có một hình mẫu tiêu biểu đó chính là Google. Với doanh nghiệp này, việc thúc đẩy văn hóa học tập đã trở thành một phần trong lịch trình công việc của CEO chứ không chỉ là vấn đề của Giám đốc Nhân sự (CHRO).
Không có gì quá ngạc nhiên khi văn hóa học tập đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Nó mang tầm ảnh hưởng lớn đến 3 nhiệm vụ trọng yếu của Nhân sự (HR):
1. Chiêu mộ nhân tài (Talent Acquisition): Learning Culture giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được nhân tài và giảm tỷ lệ nghỉ việc. “Cơ hội phát triển những kỹ năng mới” thường được xem là một trong những lý do hàng đầu để nhân viên quyết định gia nhập và trung thành với 1 doanh nghiệp, đặc biệt là đối với thế hệ Millenials và Gen Z.
2. Phát triển nhân tài (Talent Development): Learning Culture hỗ trợ những nhu cầu của doanh nghiệp về tính linh hoạt và sự tương tác/ gắn kết của nhân viên trong doanh nghiệp. Để thúc đẩy sự phát triển, các công ty cần phải “truyền lửa” cho nhân viên của mình, đồng thời cần phải lấp đầy những lỗ hổng các kỹ năng. Hình thức đào tạo truyền thống sẽ khó bắt kịp với xu hướng hiện tại, việc học tập trong doanh nghiệp hiện nay cần phải nhanh chóng, linh hoạt, dễ dàng thực hiện trên các thiết bị (multi-device) và mang tính xã hội.
3. Học tập và Phát triển (Learning & Development): Learning Culture giúp doanh nghiệp đẩy mạnh cả 2 hình thức formal training và informal training, đồng thời đẩy nhanh quá trình ứng dụng kiến thức được học vào công việc.
Để xây dựng một văn hóa học tập hiệu quả & mạnh mẽ, bạn cần đảm bảo rằng nó phải được xúc tiến & thúc đẩy bởi ban quản trị doanh nghiệp đồng thời khiến nó trở thành một nhiệm vụ cho mọi thành viên trong doanh nghiệp chứ không chỉ mỗi bộ phận L&D. Vậy bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Hãy cùng xem 3 tips dưới đây:
• Bắt đầu bằng việc đo lường văn hóa học tập của doanh nghiệp
• Đảm bảo bạn coi trọng sự linh hoạt trong học tập (Learning Agility), không chỉ trong khâu tuyển dụng và không chỉ dành cho nhân sự cấp cao
(Learning Agility là khả năng học hỏi liên tục và nhanh chóng, có thể là từ kinh nghiệm thực tiễn, thông qua tương tác giữa người với người hoặc nhiều nguồn khác nhau để phục vụ mục đích áp dụng kiến thức trong bối cảnh mới để đạt được kết quả mong muốn)
• Đảm bảo rằng tất cả những chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo (leadership programs) góp phần quan trọng trong việc củng cố văn hóa học tập
Theo Formetris - Linkedin Business Blog
 Tại khóa học Quản trị Nhân sự - HR Management , học viên sẽ được tìm hiểu về triết lý quản trị nhân sự mới, cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, cách thu hút, gìn giữ và phát triển nhân tài cho doanh nghiệp mình. Học viên cũng sẽ hiểu rõ mục tiêu của quản trị nhân sự và các chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược của tổ chức, cũng như định hướng và kiểm soát được kết quả vận hành của hoạt động quản trị nhân sự.
Quản trị Nhân sự là một học phần nằm trong chương trình huấn luyện Quản trị Kinh doanh Thông minh - iCEO.
Sign up for newsletters
Highlights