Chuyên gia Đào tạo & Tư vấn, nguyên CCO - TOG Thái Lan
Managing Director, Mibrand
CEO, Blue C
Chủ tịch Học viện Doanh nhân MVV
Các công ty, các tổ chức hiện đang sống trong một thế giới thay đổi như vũ bão (mà người ta hay dùng từ VUCA - bất ổn, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ), khi người ta đang đặt nhiều câu hỏi về vai trò của truyền thông cho doanh nghiệp và giám đốc truyền thông, thậm chí rất nhiều người yêu cầu phải xem xét lại giá trị của truyền thông doanh nghiệp và đặt câu hỏi, liệu vai trò của CCO (Quản trị viên Truyền thông Tiếp thị cho doanh nghiệp) có thực sự là cần thiết, bởi cách con người làm mọi việc (bao gồm cách chúng ta giao tiếp) đang bị thay đổi bởi công nghệ số, Cloud và AI.
Các công ty, tổ chức trên thế giới đang chuyển đổi mạnh mẽ theo cùng một loại hình - xoay quanh kĩ năng công nghệ mới, đưa ra quyết định bằng sử dụng phân tích cao cấp, vận hành mọi hoạt động với tốc độ nhanh hơn, tương tác với thế giới nhiều hơn.
Cuộc cách mạng chuyển đổi này đem lại một cơ hội và thử thách mang tính lịch sử. Cơ hội nằm ở khả năng chưa từng biết đến để kết nối các cá nhân và định hình không chỉ suy nghĩ mà còn là hành vi. Thử thách nằm ở sự hỗn độn và các thông tin không chính xác. Chúng ta không thể đáp lại thực tế mới này theo cách tùy vào tình huống hoặc với phương thức truyền thống. Mọi tổ chức chúng ta phục vụ - nhà nước hay tư nhân, doanh nghiệp, chính phủ hay giáo dục - cần một hệ thống quản lý truyền thông chiến lược mới.
• Các Giám Đốc Truyền Thông - Chief Communications Officer
• Các Marketing Managers, Marketing Officers đang chịu trách nhiệm về quản trị, xây dựng và phát triển truyền thông cho doanh nghiệp
Danh sách học phần đào tạo:
Phần 1: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG MARKETING VÀ TRUYỀN THÔNG
1.1 Xu hướng chuyển đổi số
1.2 Marketing và chuyển đổi số
1.3 Chiến lược Marketing số
Phần 2: SỨC MẠNH CỦA CÂU CHUYỆN
2.1 Tầm quan trọng của câu chuyện trong chiến lược truyền thông tiếp thị
2.2 Nguyên tắc xây dựng câu chuyện của Hollywood
2.3 Bắt đầu từ xây dựng thông điệp
2.4 Xây dựng câu chuyện về công ty. Các dạng thức khác nhau của câu chuyện. Tầm quan trọng của Ngân hàng Câu chuyện
2.5 Các phương thức kể chuyện
2.6 Các kênh chuyển tải câu chuyện. Làm thế nào để câu chuyện tạo hiệu ứng lan tỏa
Phần 3: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU QUA TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
3.1 Trải nghiệm khách hàng
3.2 Thương hiệu "hành động"
3.3 Tư duy cũ và định hướng mới "Lấy khách hàng làm trung tâm"
3.4 Mô hình Brand-Led và mô hình C-P-X
Phần 4: XÂY DỰNG ĐÁM ĐÔNG, CỘNG ĐỒNG VÀ PHONG TRÀO CHO KHÁCH HÀNG
4.1 Quyền lực mới của Đám đông
4.2 Tại sao chúng ta muốn xây dựng Đám đông, Cộng đồng và Phong trào cho thương hiệu của mình
4.3 Bốn giai đoạn xây dựng phong trào
4.4 Phát hiện những căng thẳng về mặt xã hội
4.5 Xây dựng điểm kết nối thương hiệu
4.6 8 bước phát triển cho sự tham gia của các thành viên
Phần 5: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
5.1 Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp
5.2 Đo lường mức độ trưởng thành của Văn Hóa Doanh Nghiệp
5.3 Nhận diện các loại hình Văn Hóa Doanh Nghiệp
5.4 Mối quan hệ giữa Văn Hóa Doanh Nghiệp và Truyền Thông Nội Bộ
Phần 6: XÂY DỰNG BỘ PHẬN TRUYỀN THÔNG DOANH NGHIỆP THEO MÔ HÌNH AGILE AND LEAN
6.1 Chuyển đổi từ "Mỗi một doanh nghiệp là một công ty truyền thông" sang "Mỗi một doanh nghiệp là một nhà xuất bản"
6.2 Các kiến trúc mới cho mô hình "in-house agency" - Cấu trúc Phân tán. Cấu trúc tập trung. Cấu trúc lai
6.3 Thế nào là Agile? Thế nào là Lean?
6.4 Xây dựng năng lực cho bộ phần truyền thông theo mô hình Agile
6.5 Quản trị bên thứ ba / Quản trị nhân viên Bán Thời Gian
Địa điểm | Khai giảng | Ngày học trên lớp | Giờ học |
---|
HỌC PHÍ
39,600,000 VNĐEARLY BIRD / HỌC VIÊN CŨ
35,640,000 VNĐĐĂNG KÝ 3 NGƯỜI
33,660,000 VNĐĐĂNG KÝ NGAY