Oct 03, 2018
Từ hàng thế kỷ, con người đã quen với hình thức học tập có người hướng dẫn. Khi ở nhà, bố mẹ dạy chúng ta; khi đến trường, thầy cô giáo dạy chúng ta; khi vào đại học, giảng viên dạy chúng ta. Điều này dần trở thành một thói quen và nhiều người vẫn nghĩ rằng học là phải có người dạy.
Phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến cho đến khi công nghệ mang đến cho chúng ta góc nhìn khác về học tập. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay đào tạo trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống đào tạo của nhiều doanh nghiệp.
Theo báo cáo “Workplace Learning Report 2018” của LinkedIn, 90% các doanh nghiệp hiện nay đang ứng dụng hình thức đào tạo trực tuyến. Trong khi đó, dự đoán của Zeqr cho thấy đến năm 2022, 98% các tổ chức sẽ sử dụng E-learning.
Bất kỳ tổ chức nào cũng sẽ có những người cảm thấy không thoải mái với E-learning, nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua xu hướng trên. Nếu bạn vẫn còn e ngại về đào tạo trực tuyến, 12 lợi ích dưới đây có thể sẽ khiến bạn thay đổi cách nhìn về hình thức học tập này.
1. Có thể học trên mọi thiết bị: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Ngay cả khi không có máy tính bên mình, người học vẫn có thể truy cập vào bài học một cách dễ dàng.
2. Học theo tiến độ của riêng mình: Mỗi cá nhân đều có lịch trình học tập, làm việc riêng, và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sắp xếp được thời gian để học tập theo lịch trình cố định. Với e-learning, học viên có thể tự chủ về thời gian và học vào bất kỳ thời điểm nào phù hợp.
3. Học ở bất kỳ đâu: Học viên có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình trong lúc di chuyển trên xe, trên máy bay, lúc chờ đợi... để học tập. Bằng cách tải trước nội dung bài học về thiết bị, học viên thậm chí có thể học mà không cần đến kết nối Internet.
4. Khả năng lập lộ trình học tập cho mỗi cá nhân: Với e-learning, doanh nghiệp có thể phân tích nhu cầu nâng cao kỹ năng của mỗi nhân viên và thiết kế cho họ một lộ trình học tập riêng biệt, với những môn học phù hợp nhất.
5. Cho phép truy cập vào bài học khi cần đến: Các bài học e-learning được chia thành nhiều phần nhỏ, giúp học viên có thể dễ dàng tìm kiếm một thông tin nào đó khi cần.
6. Khả năng tái sử dụng nhiều lần: Một khi đã xây dựng, doanh nghiệp có thể sử dụng bài học trực tuyến nhiều lần tùy theo nhu cầu. Với đặc điểm này, e-learning đặc biệt phù hợp với những chương trình đào tạo phải tổ chức định kỳ, ví dụ như đào tạo hội nhập cho nhân viên mới. Bên cạnh đó, học viên còn có thể học lại bài học nhiều lần, điều không thể thực hiện với đào tạo truyền thống.
7. Đảm bảo truyền tải trọn vẹn giáo trình: Các chương trình đào tạo do giảng viên trực tiếp đứng lớp thường dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, khiến cho giảng viên không thể truyền đạt 100% kiến thức như dự định. Với bài giảng trực tuyến, giảng viên có thể đảm bảo nội dung được đăng tải là nội dung ưng ý nhất.
8. Khả năng cập nhật và cải tiến: Nhiều hệ thống e-learning sử dụng nền tảng đám mây, giúp giảng viên có thể cập nhật nội dung bài giảng liên tục, theo sát những xu hướng mới, nổi bật nhất của thị trường.
9. Khả năng đánh giá trình độ: Các bài kiểm tra xen kẽ của các chương trình e-learning giúp doanh nghiệp biết được học viên đang ở trình độ nào, đồng thời đo lường được hiệu quả đào tạo của khóa học. Học viên cũng có thể học lại và làm lại bài kiểm tra nếu cảm thấy không hài lòng về kết quả.
10. Khả năng tương tác: Với e-learning, học viên có thể tương tác với nhau, cũng như tương tác, trao đổi với giảng viên mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý. Khi có bất kỳ thắc mắc nào, học viên có thể đặt câu hỏi trên hệ thống để được giải đáp nhanh chóng bởi giảng viên, học viên khác.
11. Khả năng mô phỏng: Đào tạo mô phỏng đã được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp, ví dụ như Vietnam Airlines nhằm giúp học viên làm quen với điều kiện làm việc thực tế. Hình thức này đặc biệt phù hợp với những công việc có nhiều nguy cơ, môi trường làm việc khắc nghiệt, giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí đào tạo.
12. Hiệu quả về kinh tế, thân thiện với môi trường: Đào tạo trực tuyến có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí di chuyển, lưu trú, tổ chức đào tạo; cũng như giảm thiểu khí thải, tiêu thụ giấy, giảm bớt gánh nặng cho môi trường.
BẠN ĐÃ BIẾT VỀ HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CỦA TRUNG TÂM TAC HÀ NỘI?
Nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Bắc (thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã triển khai chương trình đào tạo trực tuyến với 15 bài giảng hoàn toàn miễn phí. Tìm hiểu thêm về các khóa học và đăng ký tham dự tại đây: http://vietnamsme.gov.vn/he-thong-hoc-truc-tuyen/
Đăng ký nhận tin tức
Đọc nhiều
Oct 03, 2018
Từ hàng thế kỷ, con người đã quen với hình thức học tập có người hướng dẫn. Khi ở nhà, bố mẹ dạy chúng ta; khi đến trường, thầy cô giáo dạy chúng ta; khi vào đại học, giảng viên dạy chúng ta. Điều này dần trở thành một thói quen và nhiều người vẫn nghĩ rằng học là phải có người dạy.
Phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến cho đến khi công nghệ mang đến cho chúng ta góc nhìn khác về học tập. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay đào tạo trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống đào tạo của nhiều doanh nghiệp.
Theo báo cáo “Workplace Learning Report 2018” của LinkedIn, 90% các doanh nghiệp hiện nay đang ứng dụng hình thức đào tạo trực tuyến. Trong khi đó, dự đoán của Zeqr cho thấy đến năm 2022, 98% các tổ chức sẽ sử dụng E-learning.
Bất kỳ tổ chức nào cũng sẽ có những người cảm thấy không thoải mái với E-learning, nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua xu hướng trên. Nếu bạn vẫn còn e ngại về đào tạo trực tuyến, 12 lợi ích dưới đây có thể sẽ khiến bạn thay đổi cách nhìn về hình thức học tập này.
1. Có thể học trên mọi thiết bị: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Ngay cả khi không có máy tính bên mình, người học vẫn có thể truy cập vào bài học một cách dễ dàng.
2. Học theo tiến độ của riêng mình: Mỗi cá nhân đều có lịch trình học tập, làm việc riêng, và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sắp xếp được thời gian để học tập theo lịch trình cố định. Với e-learning, học viên có thể tự chủ về thời gian và học vào bất kỳ thời điểm nào phù hợp.
3. Học ở bất kỳ đâu: Học viên có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình trong lúc di chuyển trên xe, trên máy bay, lúc chờ đợi... để học tập. Bằng cách tải trước nội dung bài học về thiết bị, học viên thậm chí có thể học mà không cần đến kết nối Internet.
4. Khả năng lập lộ trình học tập cho mỗi cá nhân: Với e-learning, doanh nghiệp có thể phân tích nhu cầu nâng cao kỹ năng của mỗi nhân viên và thiết kế cho họ một lộ trình học tập riêng biệt, với những môn học phù hợp nhất.
5. Cho phép truy cập vào bài học khi cần đến: Các bài học e-learning được chia thành nhiều phần nhỏ, giúp học viên có thể dễ dàng tìm kiếm một thông tin nào đó khi cần.
6. Khả năng tái sử dụng nhiều lần: Một khi đã xây dựng, doanh nghiệp có thể sử dụng bài học trực tuyến nhiều lần tùy theo nhu cầu. Với đặc điểm này, e-learning đặc biệt phù hợp với những chương trình đào tạo phải tổ chức định kỳ, ví dụ như đào tạo hội nhập cho nhân viên mới. Bên cạnh đó, học viên còn có thể học lại bài học nhiều lần, điều không thể thực hiện với đào tạo truyền thống.
7. Đảm bảo truyền tải trọn vẹn giáo trình: Các chương trình đào tạo do giảng viên trực tiếp đứng lớp thường dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, khiến cho giảng viên không thể truyền đạt 100% kiến thức như dự định. Với bài giảng trực tuyến, giảng viên có thể đảm bảo nội dung được đăng tải là nội dung ưng ý nhất.
8. Khả năng cập nhật và cải tiến: Nhiều hệ thống e-learning sử dụng nền tảng đám mây, giúp giảng viên có thể cập nhật nội dung bài giảng liên tục, theo sát những xu hướng mới, nổi bật nhất của thị trường.
9. Khả năng đánh giá trình độ: Các bài kiểm tra xen kẽ của các chương trình e-learning giúp doanh nghiệp biết được học viên đang ở trình độ nào, đồng thời đo lường được hiệu quả đào tạo của khóa học. Học viên cũng có thể học lại và làm lại bài kiểm tra nếu cảm thấy không hài lòng về kết quả.
10. Khả năng tương tác: Với e-learning, học viên có thể tương tác với nhau, cũng như tương tác, trao đổi với giảng viên mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý. Khi có bất kỳ thắc mắc nào, học viên có thể đặt câu hỏi trên hệ thống để được giải đáp nhanh chóng bởi giảng viên, học viên khác.
11. Khả năng mô phỏng: Đào tạo mô phỏng đã được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp, ví dụ như Vietnam Airlines nhằm giúp học viên làm quen với điều kiện làm việc thực tế. Hình thức này đặc biệt phù hợp với những công việc có nhiều nguy cơ, môi trường làm việc khắc nghiệt, giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí đào tạo.
12. Hiệu quả về kinh tế, thân thiện với môi trường: Đào tạo trực tuyến có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí di chuyển, lưu trú, tổ chức đào tạo; cũng như giảm thiểu khí thải, tiêu thụ giấy, giảm bớt gánh nặng cho môi trường.
BẠN ĐÃ BIẾT VỀ HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CỦA TRUNG TÂM TAC HÀ NỘI?
Nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Bắc (thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã triển khai chương trình đào tạo trực tuyến với 15 bài giảng hoàn toàn miễn phí. Tìm hiểu thêm về các khóa học và đăng ký tham dự tại đây: http://vietnamsme.gov.vn/he-thong-hoc-truc-tuyen/
Đăng ký nhận tin tức
Đọc nhiều