4 lưu ý “sống còn” khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trên mạng xã hội – Học viện Doanh nhân MVV Academy

4 lưu ý "sống còn" khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trên mạng xã hội

Jul 30, 2018

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng giữa hàng nghìn nhãn hàng cùng lĩnh vực hiện nay. Để làm được điều này trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp phải biết tận dụng sức mạnh mạng xã hội – công cụ cốt lõi của truyền thông số. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý cũng cần nắm vững những kiến thức nền tảng để điều hành hoặc giám sát việc xây dựng thương hiệu.

1. NỀN TẢNG PHÙ HỢP

Doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu và thông điệp muốn hướng tới, từ đó lựa chọn mạng xã hội phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ chức năng của từng nền tảng cũng như đối tượng mục tiêu phù hợp.

Facebook hiện vẫn được coi là nền tảng phù hợp cho nhiều mô hình doanh nghiệp nhờ các tính năng đa dạng: không giới hạn ký tự trong nội dung, cách thức thể hiện đa dạng (ảnh, bộ ảnh, video, ảnh động, quay livestream…). Không chỉ vậy, Facebook đang sở hữu lượng người tham lớn nhất tại Việt Nam nên doanh nghiệp cần có các kế hoạch bài bản để phát triển hiệu quả, nhất là trong bối cảnh rất nhiều đối thủ đang cùng “xâu xé miếng bánh” này.

Tình trạng “đất chật người đông” trên Facebook đã khiến Instagram phát triển và phổ biến hơn trong khoảng 3 năm vừa qua. Tập trung vào hình ảnh, nền tảng này sẽ phù hợp với các ngành hàng thời trang, mỹ phẩm, tiêu dùng nhanh… Để truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý đầu tư cho hình ảnh và các video, cũng như cập nhật các tính năng của Instagram như quay video phát trực tiếp, sử dụng “Instagram story”.

Bên cạnh đó, LinkedIn cũng đang có được sự chú ý từ các doanh nghiệp. Nền tảng này cho phép người dùng cập nhật kinh nghiệm làm việc của bản thân cũng như đăng các bài viết dài. Những yếu tố này vô cùng phù hợp với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, LinkedIn còn là nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục nhờ tính chất phát triển nội dung chuyên sâu.

2. HÌNH ẢNH NHẤT QUÁN

Doanh nghiệp cần có bộ nhận diện thương hiệu riêng với màu sắc, logo, bố cục đặc trưng, dễ nhận biết và dễ nhớ. Trên mạng xã hội, hình ảnh chính là thứ sẽ lưu dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người đọc. Sự đồng nhất và ấn tượng sẽ khiến công chúng nhớ kĩ hơn về thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này còn giúp đồng bộ hóa các hoạt động offline và online của nhãn hàng.

THÔNG TIN CHÍNH XÁC THÔNG QUA CÁCH THỨC ẤN TƯỢNG

Thể hiện những thông tin chính xác một cách ấn tượng sẽ khiến người đọc quan tâm, tương tác và chia sẻ nhiều hơn. Doanh nghiệp không nên chạy theo số lượng, chỉ muốn đẩy nhiều thông tin lên mà không quan tâm đến chất lượng. Hành động này vừa gây lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc, vừa khiến doanh nghiệp không đạt hiệu quả truyền thông mong muốn.

Tùy thuộc vào nền tảng mạng xã hội mà doanh nghiệp cần có phương án xử lý thông tin theo cách phù hợp. Ví dụ: Nội dung trên Facebook sẽ dài hơn, có nhiều hình ảnh hoặc video hơn nội dung cô đọng trong 140 ký tự trên Twitter, hay nội dung cần đầu tư của Instagram sẽ là hình ảnh rồi mới đến mô tả kèm “hashtag”.

3. LUÔN SẴN SÀNG TRÒ CHUYỆN CÙNG KHÁCH HÀNG

Mạng xã hội tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng thông qua các cuộc hội thoại trực tiếp trên nền tảng. Dù nhận xét của khách hàng là tiêu cực hay tích cực, doanh nghiệp vẫn cần phản hồi nhanh chóng bằng các phương thức khác nhau như trả lời công khai và trực tiếp dưới nhận xét của khách hàng hay là thông qua nhắn tin riêng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin nơi khách hàng vì họ đã không né tránh vấn đề, qua đó nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.

4 lưu ý "sống còn" khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trên mạng xã hội

Jul 30, 2018

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng giữa hàng nghìn nhãn hàng cùng lĩnh vực hiện nay. Để làm được điều này trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp phải biết tận dụng sức mạnh mạng xã hội – công cụ cốt lõi của truyền thông số. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý cũng cần nắm vững những kiến thức nền tảng để điều hành hoặc giám sát việc xây dựng thương hiệu.

1. NỀN TẢNG PHÙ HỢP

Doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu và thông điệp muốn hướng tới, từ đó lựa chọn mạng xã hội phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ chức năng của từng nền tảng cũng như đối tượng mục tiêu phù hợp.

Facebook hiện vẫn được coi là nền tảng phù hợp cho nhiều mô hình doanh nghiệp nhờ các tính năng đa dạng: không giới hạn ký tự trong nội dung, cách thức thể hiện đa dạng (ảnh, bộ ảnh, video, ảnh động, quay livestream…). Không chỉ vậy, Facebook đang sở hữu lượng người tham lớn nhất tại Việt Nam nên doanh nghiệp cần có các kế hoạch bài bản để phát triển hiệu quả, nhất là trong bối cảnh rất nhiều đối thủ đang cùng “xâu xé miếng bánh” này.

Tình trạng “đất chật người đông” trên Facebook đã khiến Instagram phát triển và phổ biến hơn trong khoảng 3 năm vừa qua. Tập trung vào hình ảnh, nền tảng này sẽ phù hợp với các ngành hàng thời trang, mỹ phẩm, tiêu dùng nhanh… Để truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý đầu tư cho hình ảnh và các video, cũng như cập nhật các tính năng của Instagram như quay video phát trực tiếp, sử dụng “Instagram story”.

Bên cạnh đó, LinkedIn cũng đang có được sự chú ý từ các doanh nghiệp. Nền tảng này cho phép người dùng cập nhật kinh nghiệm làm việc của bản thân cũng như đăng các bài viết dài. Những yếu tố này vô cùng phù hợp với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, LinkedIn còn là nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục nhờ tính chất phát triển nội dung chuyên sâu.

2. HÌNH ẢNH NHẤT QUÁN

Doanh nghiệp cần có bộ nhận diện thương hiệu riêng với màu sắc, logo, bố cục đặc trưng, dễ nhận biết và dễ nhớ. Trên mạng xã hội, hình ảnh chính là thứ sẽ lưu dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người đọc. Sự đồng nhất và ấn tượng sẽ khiến công chúng nhớ kĩ hơn về thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này còn giúp đồng bộ hóa các hoạt động offline và online của nhãn hàng.

THÔNG TIN CHÍNH XÁC THÔNG QUA CÁCH THỨC ẤN TƯỢNG

Thể hiện những thông tin chính xác một cách ấn tượng sẽ khiến người đọc quan tâm, tương tác và chia sẻ nhiều hơn. Doanh nghiệp không nên chạy theo số lượng, chỉ muốn đẩy nhiều thông tin lên mà không quan tâm đến chất lượng. Hành động này vừa gây lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc, vừa khiến doanh nghiệp không đạt hiệu quả truyền thông mong muốn.

Tùy thuộc vào nền tảng mạng xã hội mà doanh nghiệp cần có phương án xử lý thông tin theo cách phù hợp. Ví dụ: Nội dung trên Facebook sẽ dài hơn, có nhiều hình ảnh hoặc video hơn nội dung cô đọng trong 140 ký tự trên Twitter, hay nội dung cần đầu tư của Instagram sẽ là hình ảnh rồi mới đến mô tả kèm “hashtag”.

3. LUÔN SẴN SÀNG TRÒ CHUYỆN CÙNG KHÁCH HÀNG

Mạng xã hội tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng thông qua các cuộc hội thoại trực tiếp trên nền tảng. Dù nhận xét của khách hàng là tiêu cực hay tích cực, doanh nghiệp vẫn cần phản hồi nhanh chóng bằng các phương thức khác nhau như trả lời công khai và trực tiếp dưới nhận xét của khách hàng hay là thông qua nhắn tin riêng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin nơi khách hàng vì họ đã không né tránh vấn đề, qua đó nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.