4 nguyên tắc quyết định khi trả lời phỏng vấn báo chí – Học viện Doanh nhân MVV Academy

4 nguyên tắc quyết định khi trả lời phỏng vấn báo chí

Jul 02, 2018

Rất nhiều người ưa thích việc trả lời qua văn bản bởi sự an toàn mà nó mang lại cũng như giúp người trả lời tránh mọi sai sót, hiểu lầm. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể ngồi đằng sau màn hình máy tính để trao đổi với báo giới. Vậy người lãnh đạo cần ghi nhớ những nguyên tắc nào để buổi phỏng vấn được “thuận buồm xuôi gió”? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của MVV Coaching nhé!

1. CỞI MỞ VÀ THÂN THIỆN

Đừng giữ các suy nghĩ tiêu cực về báo chí và giới truyền thông, chúng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới thái độ của bạn trong suốt buổi phỏng vấn. Không chỉ vậy, các nhà báo thường có khả năng quan sát rất tốt, bất cứ một hành động hay biểu hiện không bình thường nào của bạn cũng có khả năng được họ ghi lại, tạo sự bất lợi cho bài phỏng vấn.

Hãy luôn thân thiện và cởi mở trong suốt thời gian gặp! Một cái bắt tay lúc bắt đầu và kết thúc buổi phỏng vấn sẽ tạo nên sự lịch thiệp, khiến báo giới có cái nhìn thiện cảm với bạn.

2. CHÍNH DANH

Bên cạnh những thông tin cơ bản về chủ đề, thời gian, địa điểm phỏng vấn, lãnh đạo doanh nghiệp cần được nghe lời giới thiệu chính thức từ phía nhà báo. Bạn đừng ngại đưa các câu hỏi về lĩnh vực, văn phong của họ. Để chắc chắn, hãy lịch sự “kiểm tra” thẻ nhà báo hay chứng chỉ hành nghề cùng danh thiếp của họ. Điều mang tới sự an toàn cho chính bản thân bạn cũng như sự tự tin trong quá trình giao tiếp.

3. BIẾT DỪNG ĐÚNG LÚC

Đừng bao giờ cho nhà báo quá nhiều thời gian tiếp xúc với mình, thời lượng phỏng vấn không dưới 15 phút nhưng cũng không dài quá 1 tiếng. Cảm giác “đói” thông tin của nhà báo, phóng viên sẽ khiến bạn trở thành một người quan trọng.

Bên cạnh đó, việc dừng đúng lúc còn giúp các nhà lãnh đạo tránh các trường hợp tiết lộ thông tin ngoài lề. Khi tiếp xúc lâu, con người thường có xu hướng thoải mái, muốn chia sẻ nhiều hơn. Rất nhiều “cây săn tin” có thể lợi dụng điều này để khai thác thêm tin tức liên quan đến doanh thu, lợi nhuận hay bình luận về đối thủ cạnh tranh, đối tác của bạn. Nếu được đưa lên báo, chúng sẽ gây bất lợi rất lớn cho hình ảnh của bạn cũng như hình ảnh doanh nghiệp nói chung.

4. TỰ CHỦ

Có một sự thật mà nhiều người không nhận ra: Được phỏng vấn đồng nghĩa với việc bạn là người quan trọng và cần thiết với báo giới. Những thông tin độc quyền mà bạn đang nắm giữ chính là điều các nhà báo, phóng viên “khao khát”. Hãy giữ vị trí thượng phong, không có lý do gì khiến bạn phải quá lo lắng và sợ hãi khi phỏng vấn.

Nguyên tắc tự chủ bắt đầu từ việc nhà quản lý phải biết kiểm soát mọi yếu tố trong buổi gặp gỡ: thời lượng phỏng vấn, địa điểm gặp mặt, số lượng câu hỏi và số lượng thông tin đưa ra…

Tham khảo thêm: Khóa học "Quan hệ Báo chí - Media Relations"