5 nghệ thuật đào tạo người giỏi của “ông hoàng” đế chế Amazon Jeff Bezos – Học viện Doanh nhân MVV Academy

5 nghệ thuật đào tạo người giỏi của “ông hoàng” đế chế Amazon Jeff Bezos

Sep 04, 2018

Người lãnh đạo giống như một thuyền trưởng. Giữa lênh đênh bão tố, cách hành xử và quyết định của thuyền trưởng có thể là yếu tố tiên quyết giúp cả tàu sống sót, khám phá các châu lục mới. Tuy nhiên, đó cũng có thể là “dấu chấm hết”, khiến cả đoàn nằm vĩnh viễn dưới đáy biển sâu. Trở thành công ty bán hàng online lớn nhất thế giới với doanh thu năm 2017 lên tới 178 tỷ đô, “ông hoàng” của Amazon sở hữu những bí quyết nào để có thể lãnh đạo một đội ngũ nhân viên hiệu quả và tài năng như vậy? Hãy khám phá 5 nghệ thuật lãnh đạo của Jeff Bezos qua bài viết sau nhé!

1. Cho nhân viên quyền tự quản

Để có được sự phát triển ngoạn mục như ngày nay, công ty đã dành cho nhân viên quyền tự chủ rất cao. Họ sẽ được phép tự quản lý dự án mà mình đang phụ trách. Điều này mang tới động lực chứng minh năng lực bản thân cho nhân viên, cũng như đưa ra thông điệp “Quyền lợi đi kèm trách nhiệm”, khiến họ làm việc hiệu quả hơn. Nhờ chính sách này, Amazon đã quy tụ được rất nhiều lãnh đạo kiệt xuất.

2. Tạo ra tầm nhìn ý nghĩa

Trong cuốn sách “The Everything Store” của Brad Stone, Amazon được nhắc tới như một cửa hàng bán mọi thứ với mức chi phí thấp nhất mà khách hàng có thể tìm được. Mục tiêu này thể hiện một tầm nhìn vô cùng có ý nghĩa với đối tượng mục tiêu của công ty. Không chỉ vậy, chúng cũng được lan tỏa rộng rãi tại mọi văn phòng của Amazon để nhắc nhớ nhân viên về sứ mệnh của họ nói riêng, cũng như của cả công ty nói chung. Điều đó khiến những người đang làm việc tại đây cảm thấy họ nằm trong một tập thể mang tới những điều thiết thực cho
khách hàng và cho cuộc sống.

3. Tìm kiếm người có kinh nghiệm và tố chất

Một trong những bí quyết cua một nhà lãnh đạo giỏi là biết thuê những nhân viên tài năng về làm việc cho mình. Jeff Bezos đã từng viết trong bức thư gửi nhân viên quản lý: “Không khởi nghiệp nào có thể đạt được kết quả thành công trong môi trường năng động như Internet nếu không có những nhân viên phi thường với kỹ thuật chuyên môn thật rộng và thật sâu. Công ty của chúng ta phải xây dựng chiến lược để có thể tìm ra những người này…” Có thể nói, những người đang điều hành các đơn vị chủ chốt của Amazon là những người giỏi nhất trong số những người giỏi. Ví dụ như Christine Beauchamp – cựu Chủ tịch thương hiệu toàn cầu của Ralph Lauren, hiện đang là Chủ tịch mảng thời trang của Amazon.

4. Tạo sự xung đột

“Những nhân viên giỏi của Amazon thường là những người luôn tạo ra xung đột” – Đây là một trong những điều được nhắc tới ở cuốn sách “The Everything Store”. Lý do là vì ông Bezos không chịu được “sự gắn kết về mặt xã hội”, nơi mọi người có thể thỏa hiệp với nhau để ai cũng được thoải mái. Ở phần sau của sách cũng chỉ ra sự yêu thích tranh luận đã ăn sâu vào nền văn hóa của Amazon, giúp họ luôn mong mỏi có thể làm tốt hơn nữa công việc của bản thân. Điều này cũng giúp bộ máy công ty trở nên vững mạnh và không ì trệ.

5. Yêu cầu mọi thứ ngắn gọn và súc tích

Để tiết kiệm những khoảng thời gian “chết” trong buổi họp, các lãnh đạo tại Amazon đều được yêu cầu phải viết ra những thông điệp chính một cách ngắn gọn và súc tích. Điều này giúp tất cả nhân viên có thể nắm được tinh thần chung và đi vào thảo luận ngay lập tức, thay vì chờ đợi một buổi diễn giải dài dòng 15 phút từ sếp của mình.

5 nghệ thuật đào tạo người giỏi của “ông hoàng” đế chế Amazon Jeff Bezos

Sep 04, 2018

Người lãnh đạo giống như một thuyền trưởng. Giữa lênh đênh bão tố, cách hành xử và quyết định của thuyền trưởng có thể là yếu tố tiên quyết giúp cả tàu sống sót, khám phá các châu lục mới. Tuy nhiên, đó cũng có thể là “dấu chấm hết”, khiến cả đoàn nằm vĩnh viễn dưới đáy biển sâu. Trở thành công ty bán hàng online lớn nhất thế giới với doanh thu năm 2017 lên tới 178 tỷ đô, “ông hoàng” của Amazon sở hữu những bí quyết nào để có thể lãnh đạo một đội ngũ nhân viên hiệu quả và tài năng như vậy? Hãy khám phá 5 nghệ thuật lãnh đạo của Jeff Bezos qua bài viết sau nhé!

1. Cho nhân viên quyền tự quản

Để có được sự phát triển ngoạn mục như ngày nay, công ty đã dành cho nhân viên quyền tự chủ rất cao. Họ sẽ được phép tự quản lý dự án mà mình đang phụ trách. Điều này mang tới động lực chứng minh năng lực bản thân cho nhân viên, cũng như đưa ra thông điệp “Quyền lợi đi kèm trách nhiệm”, khiến họ làm việc hiệu quả hơn. Nhờ chính sách này, Amazon đã quy tụ được rất nhiều lãnh đạo kiệt xuất.

2. Tạo ra tầm nhìn ý nghĩa

Trong cuốn sách “The Everything Store” của Brad Stone, Amazon được nhắc tới như một cửa hàng bán mọi thứ với mức chi phí thấp nhất mà khách hàng có thể tìm được. Mục tiêu này thể hiện một tầm nhìn vô cùng có ý nghĩa với đối tượng mục tiêu của công ty. Không chỉ vậy, chúng cũng được lan tỏa rộng rãi tại mọi văn phòng của Amazon để nhắc nhớ nhân viên về sứ mệnh của họ nói riêng, cũng như của cả công ty nói chung. Điều đó khiến những người đang làm việc tại đây cảm thấy họ nằm trong một tập thể mang tới những điều thiết thực cho
khách hàng và cho cuộc sống.

3. Tìm kiếm người có kinh nghiệm và tố chất

Một trong những bí quyết cua một nhà lãnh đạo giỏi là biết thuê những nhân viên tài năng về làm việc cho mình. Jeff Bezos đã từng viết trong bức thư gửi nhân viên quản lý: “Không khởi nghiệp nào có thể đạt được kết quả thành công trong môi trường năng động như Internet nếu không có những nhân viên phi thường với kỹ thuật chuyên môn thật rộng và thật sâu. Công ty của chúng ta phải xây dựng chiến lược để có thể tìm ra những người này…” Có thể nói, những người đang điều hành các đơn vị chủ chốt của Amazon là những người giỏi nhất trong số những người giỏi. Ví dụ như Christine Beauchamp – cựu Chủ tịch thương hiệu toàn cầu của Ralph Lauren, hiện đang là Chủ tịch mảng thời trang của Amazon.

4. Tạo sự xung đột

“Những nhân viên giỏi của Amazon thường là những người luôn tạo ra xung đột” – Đây là một trong những điều được nhắc tới ở cuốn sách “The Everything Store”. Lý do là vì ông Bezos không chịu được “sự gắn kết về mặt xã hội”, nơi mọi người có thể thỏa hiệp với nhau để ai cũng được thoải mái. Ở phần sau của sách cũng chỉ ra sự yêu thích tranh luận đã ăn sâu vào nền văn hóa của Amazon, giúp họ luôn mong mỏi có thể làm tốt hơn nữa công việc của bản thân. Điều này cũng giúp bộ máy công ty trở nên vững mạnh và không ì trệ.

5. Yêu cầu mọi thứ ngắn gọn và súc tích

Để tiết kiệm những khoảng thời gian “chết” trong buổi họp, các lãnh đạo tại Amazon đều được yêu cầu phải viết ra những thông điệp chính một cách ngắn gọn và súc tích. Điều này giúp tất cả nhân viên có thể nắm được tinh thần chung và đi vào thảo luận ngay lập tức, thay vì chờ đợi một buổi diễn giải dài dòng 15 phút từ sếp của mình.