Jun 17, 2019
Sự thăng cấp từ nhân viên lên quản lý đòi hỏi phải có những thay đổi về lối tư duy
Việc chuyển đổi từ làm việc độc lập đến quản lý không hề dễ dàng chút nào. Trong nhiều trường hợp, những kỹ năng giúp bạn thăng tiến trong công việc không có nghĩa là chúng sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý hiệu quả. Thật may mắn khi chúng ta có Google - doanh nghiệp đã dành nhiều năm liền để nghiên cứu về sự chuyển đổi này. Họ giúp chúng ta vén màn bí mật sự về sự thay đổi thành công của những nhà quản lý mới.
Áp dụng Project Oxygen, một nghiên cứu nội bộ phân tích hơn 10 000 biểu thị của những nhà quản lý bao gồm đánh giá năng lực, khảo sát, đề cử giải thưởng cho quản lý hàng đầu và sự công nhận, Google xác định 8 thói quen phải có của những nhà quản lý hiệu quả. Google cũng thiết kế một hội thảo đào tạo quản lý để chia sẻ kiến thức mới phát hiện của mình với các cấp quản trị và bây giờ là cả thế giới.
Thông qua website Re:Work , một nguồn tài nguyên chia sẻ quan điểm của Google về hoạt động của mọi nhân sự, Google đã đăng tải thuyết trình đào tạo với hy vọng rằng nó có thể mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta.
Cùng quan sát 6 đặc tính mà Google đã làm thấm nhuần các nhà quản lý của mình nhé!
 1. Tư duy và giá trị (Mindset and values)
Nghiên cứu được thực hiện bởi Bác sĩ Carol Dweck, giáo sư tâm lý học tại trường Đại học Stanford, Google khuyến khích những nhà quản lý của họ phát triển lối tư duy tăng trưởng. Trái ngược với tư duy cố định (niềm tin về những kỹ năng và khả năng được xác định trước), những người có tư duy phát triển tin rằng trí thông minh có thể được trau dồi. Những ý tưởng đơn giản này giúp các nhà lãnh đạo ham học hỏi hơn, thử thách bản thân, thử nghiệm và dần dần thúc đẩy năng lực của họ. Mặc dù thành công luôn đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực làm việc, tập trung, nhưng bài nghiên cứu này cho thấy những đặc điểm này là “sản phẩm phụ” của một phẩm chất làm nền tảng phát triển, đó chính là sự lạc quan.
Đồng thời, Google khuyến khích những nhà quản lý xác định giá trị và tận dụng chúng trong phong cách quản lý của họ. Mục đích của việc này không phải để áp đặt mà trao quyền cho các nhà quản lý tận dụng đạo đức cá nhân để thúc đẩy vận hành công việc một cách ý nghĩa và tác động sâu sắc đến công việc của họ. Những nhà quản lý phải đưa ra các quyết định khó khăn. Khi phải đối mặt với những thứ không chắc chắn, giá trị chính là điều đáng quý cho những nhà quản lý.
 2. Trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence)
Theo Per Daniel Goleman và Richard Boyatzis (chuyên gia về chủ đề này), trí tuệ cảm xúc (EI) là một khả năng để nhận biết, hiểu cảm xúc của bản thân và những người khác, tận dụng sự hiểu biết này để quản lý hành vi và các mối quan hệ của bạn. Nói cách khác, đó là ý thức tự giác cao.
Những nhà quản lý tự nhận thức được bản thân đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, giao tiếp hiệu quả hơn và cũng đáng tin cậy hơn. Trên thực tế, Goleman báo cáo không chỉ trí tuệ cảm xúc có thể là động lực quan trọng nhất của “không khí” doanh nghiệp mà “không khí” này còn chiếm 20 - 30% hiệu suất tổ chức.
 3. Chuyển đổi lên vị trí quản lý (Manager transition)
Đây là yếu tố dường như không giống như một đặc tính. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát vào hướng dẫn đào tạo quản lý mới của Google, bạn sẽ chú ý đến một số chủ để phổ biến. Khi người hướng dẫn khuyến khích quan sát viên chia sẻ những thách thức và nỗi thất vọng trong quá trình chuyển đổi với đồng nghiệp của họ, đồng thời họ cũng giúp bạn không nên dễ bị tổn thương hay quá trung thực. Khi những nhà quản lý cởi mở về các câu chuyện của họ, những người khác có thể đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cung cấp các chiến lược hành động mới.
Điều quan trọng là tất cả các nhà quản lý phải biết rằng họ không hề cô đơn. Những người khác cũng đối mặt với những thách thức tương tự, nếu có thể hãy để họ hỗ trợ bạn.
 4. Đào tạo (Coaching)
Theo Project Oxygen tiết lộ rằng ưu điểm số một của nhà quản lý hiệu quả là kỹ năng huấn luyện tốt. Google định nghĩa huấn luyện viên tốt là:
2. Cung cấp thông tin phản hồi một cách có động lực và chu đáo
3. Cách tiếp cận phù hợp để đáp ứng phong cách giao tiếp cá nhân và những cuộc họp 1-1 thường xuyên
4. Thực hành lắng nghe “tích cực” và có mặt đầy đủ
5. Nhận thức tư duy bản thân và các nhân viên
6. Đặt các câu hỏi mở để khám phá sự nhạy bén của nhân viên
5. Phản hồi (Feedback)
Lời nói của nhà quản lý có khả năng xây dựng hoặc phá vỡ một doanh nghiệp. Google hiểu rõ được sự nhạy cảm này và chỉ dạy những người giám sát sự nhất quán (không thiên vị) khi đưa ra phản hồi giữa các nhóm, nhằm cân bằng phản hồi tích cực (động lực) và tiêu cực (phát triển), được xác thực và đánh giá cao, đưa ra các cơ hội phát triển một cách rõ ràng.
 6. Đưa ra quyết định (Decision making)
Để đảm bảo rằng những phán đoán không hề sáo rỗng, Google đã thiết lập một bảng công việc hàng ngày để giúp những nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn. Framework này bao gồm câu hỏi và các mối liên kết:
+ Bạn đang giải quyết vấn đề gì mà mọi người cũng đang gặp phải? (Xác định và truyền đạt nguyên nhân gốc)
+ Tại sao điều đó quan trọng? (Liệu nó có hỗ trợ cho mục tiêu khác của doanh nghiệp hay không?)
+ Ai là người đưa ra quyết định?
+ Quyết định sẽ được đưa ra như thế nào?
+ Khi nào mọi người có thể mong đợi vào quyết định đó? (Giữ các bên liên quan và quản lý kỳ vọng)
Để đảm bảo các quyết định sáng suốt được đưa ra, Google khuyến khích các nhà quản lý kiểm tra những ý tưởng một cách thẳng thắn, thu thập thông tin phản hồi bằng cách ủng hộ rõ ràng ý kiến của họ (nói lên quan điểm cá nhân, lý do và cung cấp dữ liệu), kiểm tra trình độ hiểu biết bằng cách yêu cầu quan điểm của những người khác (trưng cầu ý kiến và phản hồi) sau đó tổng hợp các phản hồi để đảm bảo sự hiểu biết toàn diện trước khi đưa ra quyết định.
Theo tiêu đề của New York Times, trong khi sáu đặc tính kể trên là vô cùng cơ bản nhưng kết quả đem lại thì không hề cơ bản. Google đã báo cáo một sự cải thiện đáng kể 75% các nhà quản lý đang hoạt động kém hiệu quả sau khi áp dụng chương trình thì đã có sự cải thiện đáng kể.
Chương trình iCEO là chương trình đào tạo cán bộ quản trị trong thời đại 4.0 với mục tiêu mang đến cho các các cấp lãnh đạo những kiến thức để quản trị doanh nghiệp sao cho thông minh (Intelligent) đáp ứng được yêu cầu của xu hướng số hóa (Internet). Chương trình được Việt hóa từ “Path to Excellence”, chương trình quản trị kinh doanh hàng đầu dành cho doanh nghiệp SME của CrossKnowledge, có thời lượng 5 tháng, bao gồm 10 học phần với sự hướng dẫn của HLV trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Học viện MVV và các chuyên gia hàng đầu của các lĩnh vực được giảng dạy.
Tìm hiểu thêm về chương trình tại ĐÂY.
Theo Michael Schneider - Inc.com
Sign up for newsletters
Highlights
Jun 17, 2019
Sự thăng cấp từ nhân viên lên quản lý đòi hỏi phải có những thay đổi về lối tư duy
Việc chuyển đổi từ làm việc độc lập đến quản lý không hề dễ dàng chút nào. Trong nhiều trường hợp, những kỹ năng giúp bạn thăng tiến trong công việc không có nghĩa là chúng sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý hiệu quả. Thật may mắn khi chúng ta có Google - doanh nghiệp đã dành nhiều năm liền để nghiên cứu về sự chuyển đổi này. Họ giúp chúng ta vén màn bí mật sự về sự thay đổi thành công của những nhà quản lý mới.
Áp dụng Project Oxygen, một nghiên cứu nội bộ phân tích hơn 10 000 biểu thị của những nhà quản lý bao gồm đánh giá năng lực, khảo sát, đề cử giải thưởng cho quản lý hàng đầu và sự công nhận, Google xác định 8 thói quen phải có của những nhà quản lý hiệu quả. Google cũng thiết kế một hội thảo đào tạo quản lý để chia sẻ kiến thức mới phát hiện của mình với các cấp quản trị và bây giờ là cả thế giới.
Thông qua website Re:Work , một nguồn tài nguyên chia sẻ quan điểm của Google về hoạt động của mọi nhân sự, Google đã đăng tải thuyết trình đào tạo với hy vọng rằng nó có thể mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta.
Cùng quan sát 6 đặc tính mà Google đã làm thấm nhuần các nhà quản lý của mình nhé!
 1. Tư duy và giá trị (Mindset and values)
Nghiên cứu được thực hiện bởi Bác sĩ Carol Dweck, giáo sư tâm lý học tại trường Đại học Stanford, Google khuyến khích những nhà quản lý của họ phát triển lối tư duy tăng trưởng. Trái ngược với tư duy cố định (niềm tin về những kỹ năng và khả năng được xác định trước), những người có tư duy phát triển tin rằng trí thông minh có thể được trau dồi. Những ý tưởng đơn giản này giúp các nhà lãnh đạo ham học hỏi hơn, thử thách bản thân, thử nghiệm và dần dần thúc đẩy năng lực của họ. Mặc dù thành công luôn đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực làm việc, tập trung, nhưng bài nghiên cứu này cho thấy những đặc điểm này là “sản phẩm phụ” của một phẩm chất làm nền tảng phát triển, đó chính là sự lạc quan.
Đồng thời, Google khuyến khích những nhà quản lý xác định giá trị và tận dụng chúng trong phong cách quản lý của họ. Mục đích của việc này không phải để áp đặt mà trao quyền cho các nhà quản lý tận dụng đạo đức cá nhân để thúc đẩy vận hành công việc một cách ý nghĩa và tác động sâu sắc đến công việc của họ. Những nhà quản lý phải đưa ra các quyết định khó khăn. Khi phải đối mặt với những thứ không chắc chắn, giá trị chính là điều đáng quý cho những nhà quản lý.
 2. Trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence)
Theo Per Daniel Goleman và Richard Boyatzis (chuyên gia về chủ đề này), trí tuệ cảm xúc (EI) là một khả năng để nhận biết, hiểu cảm xúc của bản thân và những người khác, tận dụng sự hiểu biết này để quản lý hành vi và các mối quan hệ của bạn. Nói cách khác, đó là ý thức tự giác cao.
Những nhà quản lý tự nhận thức được bản thân đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, giao tiếp hiệu quả hơn và cũng đáng tin cậy hơn. Trên thực tế, Goleman báo cáo không chỉ trí tuệ cảm xúc có thể là động lực quan trọng nhất của “không khí” doanh nghiệp mà “không khí” này còn chiếm 20 - 30% hiệu suất tổ chức.
 3. Chuyển đổi lên vị trí quản lý (Manager transition)
Đây là yếu tố dường như không giống như một đặc tính. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát vào hướng dẫn đào tạo quản lý mới của Google, bạn sẽ chú ý đến một số chủ để phổ biến. Khi người hướng dẫn khuyến khích quan sát viên chia sẻ những thách thức và nỗi thất vọng trong quá trình chuyển đổi với đồng nghiệp của họ, đồng thời họ cũng giúp bạn không nên dễ bị tổn thương hay quá trung thực. Khi những nhà quản lý cởi mở về các câu chuyện của họ, những người khác có thể đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cung cấp các chiến lược hành động mới.
Điều quan trọng là tất cả các nhà quản lý phải biết rằng họ không hề cô đơn. Những người khác cũng đối mặt với những thách thức tương tự, nếu có thể hãy để họ hỗ trợ bạn.
 4. Đào tạo (Coaching)
Theo Project Oxygen tiết lộ rằng ưu điểm số một của nhà quản lý hiệu quả là kỹ năng huấn luyện tốt. Google định nghĩa huấn luyện viên tốt là:
2. Cung cấp thông tin phản hồi một cách có động lực và chu đáo
3. Cách tiếp cận phù hợp để đáp ứng phong cách giao tiếp cá nhân và những cuộc họp 1-1 thường xuyên
4. Thực hành lắng nghe “tích cực” và có mặt đầy đủ
5. Nhận thức tư duy bản thân và các nhân viên
6. Đặt các câu hỏi mở để khám phá sự nhạy bén của nhân viên
5. Phản hồi (Feedback)
Lời nói của nhà quản lý có khả năng xây dựng hoặc phá vỡ một doanh nghiệp. Google hiểu rõ được sự nhạy cảm này và chỉ dạy những người giám sát sự nhất quán (không thiên vị) khi đưa ra phản hồi giữa các nhóm, nhằm cân bằng phản hồi tích cực (động lực) và tiêu cực (phát triển), được xác thực và đánh giá cao, đưa ra các cơ hội phát triển một cách rõ ràng.
 6. Đưa ra quyết định (Decision making)
Để đảm bảo rằng những phán đoán không hề sáo rỗng, Google đã thiết lập một bảng công việc hàng ngày để giúp những nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn. Framework này bao gồm câu hỏi và các mối liên kết:
+ Bạn đang giải quyết vấn đề gì mà mọi người cũng đang gặp phải? (Xác định và truyền đạt nguyên nhân gốc)
+ Tại sao điều đó quan trọng? (Liệu nó có hỗ trợ cho mục tiêu khác của doanh nghiệp hay không?)
+ Ai là người đưa ra quyết định?
+ Quyết định sẽ được đưa ra như thế nào?
+ Khi nào mọi người có thể mong đợi vào quyết định đó? (Giữ các bên liên quan và quản lý kỳ vọng)
Để đảm bảo các quyết định sáng suốt được đưa ra, Google khuyến khích các nhà quản lý kiểm tra những ý tưởng một cách thẳng thắn, thu thập thông tin phản hồi bằng cách ủng hộ rõ ràng ý kiến của họ (nói lên quan điểm cá nhân, lý do và cung cấp dữ liệu), kiểm tra trình độ hiểu biết bằng cách yêu cầu quan điểm của những người khác (trưng cầu ý kiến và phản hồi) sau đó tổng hợp các phản hồi để đảm bảo sự hiểu biết toàn diện trước khi đưa ra quyết định.
Theo tiêu đề của New York Times, trong khi sáu đặc tính kể trên là vô cùng cơ bản nhưng kết quả đem lại thì không hề cơ bản. Google đã báo cáo một sự cải thiện đáng kể 75% các nhà quản lý đang hoạt động kém hiệu quả sau khi áp dụng chương trình thì đã có sự cải thiện đáng kể.
Chương trình iCEO là chương trình đào tạo cán bộ quản trị trong thời đại 4.0 với mục tiêu mang đến cho các các cấp lãnh đạo những kiến thức để quản trị doanh nghiệp sao cho thông minh (Intelligent) đáp ứng được yêu cầu của xu hướng số hóa (Internet). Chương trình được Việt hóa từ “Path to Excellence”, chương trình quản trị kinh doanh hàng đầu dành cho doanh nghiệp SME của CrossKnowledge, có thời lượng 5 tháng, bao gồm 10 học phần với sự hướng dẫn của HLV trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Học viện MVV và các chuyên gia hàng đầu của các lĩnh vực được giảng dạy.
Tìm hiểu thêm về chương trình tại ĐÂY.
Theo Michael Schneider - Inc.com
Sign up for newsletters
Highlights