Dec 17, 2019
*CX = Customer Experience = Trải nghiệm khách hàng*
Nói một cách đơn giản, CX là tổng hợp tất cả các tương tác giữa một khách hàng và một doanh nghiệp, bao gồm khám phá (discovery), khởi đầu (initiation), mua hàng (purchase), dịch vụ (service) và ủng hộ (advocacy).
“Khách hàng hài lòng là chiến lược kinh doanh tốt nhất”
Mỗi giai đoạn tương tác đều có ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp cần chú trọng đến CX ở tất cả các bước của hành trình mua hàng từ bước tìm hiểu đến khi hoàn thành mua sắm và hậu mãi.
CX khác với trải nghiệm người dùng (user experience) và dịch vụ khách hàng (customer service) như thế nào?
Trải nghiệm người dùng và dịch vụ khách hàng là một phần của trải nghiệm khách hàng. Tương tác trên Apps, truy cập trang của bạn tạo nên trải nghiệm người dùng, trong khi hỗ trợ về mặt sản phẩm và hậu mãi giúp phát triển dịch vụ khách hàng.
Làm thế nào để tạo nên một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời?
Thông qua trải nghiệm người dùng và dịch vụ khách hàng tuyệt vời!
Dưới đây là 7 tips để tạo ra một chiến lược trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, dành cho doanh nghiệp trong năm 2020:
1. Hiểu rõ khách hàng của bạn & tạo nên chân dung khách hàng (buyer persona)
Hiểu rõ khách hàng của bạn. Họ là ai? Động lực của họ là gì? Cách thức mua hàng của học như thế nào?
2 bước để thực hiện:
1. Lập hồ sơ phân loại những kiểu khách hàng mà đội ngũ của bạn phải xử lý hằng ngày. Đây là một cách thức tuyệt vời để hiểu được nhu cầu của khách hàng.
2. Khi bạn có đủ thông tin, hãy tạo ra chân dung khách hàng. Tối đa hóa hiệu quả bằng cách tạo ra những buyer persona càng chi tiết, càng chân thực càng tốt
2. Phân tích nhiệm vụ, tầm nhìn và các quy trình doanh nghiệp
Bạn muốn có được một chiến lược CX thành công? Bạn cần có một sự hiểu biết đúng đắn đối với các mục tiêu doanh nghiệp.
Vậy mục đích chính là gì? Đối tượng khách hàng mới là ai? Bạn muốn bước vào một thị trường mới? Bạn đang ra mắt các sản phẩm mới vào thị trường hiện tại? v..v..
Liệt kê ra các trở ngại, rào cản. Làm thế nào để doanh nghiệp vượt qua điều đó?
Thiết lập những mục tiêu dài hạn. Chiến lược CX có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn như thế nào?
Xây dựng một chiến lược trải nghiệm khách hàng lấy khách hàng làm trọng tâm. Có được những khách hàng vui vẻ đồng nghĩa với một doanh nghiệp thành công.
Hãy đặt những câu hỏi này cho bản thân:
1. Các quy trình, con người và công nghệ nào là cần thiết để có thể hoàn thành những mục tiêu thông qua Chiến lược trải nghiệm khách hàng?
2. Khoảng cách tồn tại giữa kỳ vọng khách hàng và trải nghiệm khách hàng là gì?
3. Các quy trình nội bộ đã hỗ trợ khách hàng tốt như thế nào?
4. Các công cụ nào có thể được sử dụng để cải thiện trải nghiệm khách hàng?
3. Hãy đi ngược lại: bắt đầu từ trải nghiệm mà bạn mong muốn khách hàng đạt được
Steve Jobs đã ủng hộ nhận định “Bắt đầu với trải nghiệm khách hàng và sau đó mới đi đến việc công nghệ có thể hỗ trợ gì cho điều đó”
Điều này thật sự hiệu quả đối với ông ấy, chắc chắn chúng sẽ có ích với bạn!
Dưới đây là một số ý tưởng:
1. Liệt kê các công đoạn trải nghiệm khách hàng thương hiệu của bạn. Đâu là các cơ hội để tạo ấn tượng? Chỉ ra USP của bạn
2. Chú trọng vào các vấn đề thực tiễn, thậm chí là những điểm nhỏ nhặt nhất. Đừng làm việc với tính hời hợt.
4. Loại bỏ những thiết kế xấu ngay từ đầu
Như chúng ta đã nói ở trên, trải nghiệm người dùng (UX) là một trong những yếu tố cốt lõi. Tất nhiên bên cạnh thiết kế website, app thì thiết kế trải nghiệm khách hàng vô cùng quan trọng.
Khách hàng tìm đến bạn từ rất nhiều kênh, họ đang “săn lùng” điều gì đó từ thương hiệu của bạn. Tuy nhiên nếu họ gặp phải một trải nghiệm tồi tệ thì cơ hội họ “rời xa” bạn mãi có lẽ sẽ rất cao.
Lên kế hoạch cho mỗi công đoạn trong trải nghiệm khách hàng một cách cẩn thận, từ việc khám phá cho đến khi mua hàng và sau bán hàng, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được trải nghiệm khách hàng.
3 tips cho bạn:
1. Tạo trải nghiệm thương hiệu nhất quán qua các kênh bao gồm website, các ứng dụng, email và các kênh mạng xã hội. Ở đây có thể hiểu là theo brand guidelines của doanh nghiệp
2. Loại bỏ những rào cản không cần thiết và hợp lý hóa quy trình mua hàng. Đồng thời, đơn giản hóa các bước để tìm kiếm thông tin hoặc dịch vụ một cách dễ dàng.
3. Thiết kế form lấy feedback sao cho thân thiện với người dùng, để tối đa lượng phản hồi.
5. Chú ý đến nhu cầu của khách hàng và sử dụng vòng lặp phản hồi (feedback loops)
Theo một nghiên cứu của Bain & Company, 80% các doanh nghiệp tin rằng họ đang cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời, nhưng chỉ 8% khách hàng đồng ý với điều đó.
Làm thế nào bạn biết được các nhu cầu của khách hàng mà không cần hỏi? Làm thế nào bạn có thể đánh giá giá trị thương hiệu mà không cần hỏi?
Đó chính là lý do tại sao Feedback loops lại cần thiết đến vậy. Và đây là cách thức:
1. Sử dụng các khảo sát phản hồi trực tiếp (real-time) sau khi khách hàng hoàn thành mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Follow up các khách hàng qua điện thoại để có được nhiều thông tin chi tiết, chuyên sâu hơn.
2. Chú ý đến những gì mà khách hàng nói về thương hiệu của bạn trên mạng xã hội. Đây là chính là nơi khách hàng bày tỏ chân thực nhất. Nếu bạn quan sát rõ những gì đang xảy ra, bạn sẽ nghe được nguyện vọng của khách hàng một cách chính xác nhất.
6. Xây dựng các công cụ & hệ thống để hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả
Mỗi giai đoạn (stages) trong hành trình khách hàng nên có một hệ thống hỗ trợ trơn tru nhất có thể.
Đặt quyền kiểm soát trong tầm tay khách hàng. Đừng bắt họ phải làm thêm bước nào cả nhưng hãy cho họ thấy họ có thể dễ dàng yêu cầu trợ giúp khi cần. Dưới đây là một số cách để cung cấp hỗ trợ khách hàng:
1. Các nền tảng trò chuyện trực tuyến tạo sự hỗ trợ thuận tiện khi khách hàng lướt website của bạn. Đây là cách thức không quá phô trương và cũng dễ dàng truy cập khi cần thiết. Thời gian phản hồi nhanh chóng có thể cải thiện được nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn, thậm chí đôi khi chúng cũng là lời “nhắc nhở” khách mua hàng. Thêm vào đó là cơ hội cung cấp hỗ trợ bằng live video, khách hàng của bạn sẽ có cảm giác họ thật sự được quan tâm.
2. Với các khách hàng tham gia vào các nền tảng mạng xã hội, thì cần phải có nhân sự live-support mọi lúc.
3. Các hình thức phản hồi truyền thống vẫn nên được tận dụng. Tuy nhiên cần tạo sự dễ dàng, và "vui vẻ" trước khi cho khách hàng sử dụng
7. Thay thế định hướng "marketing" bằng "dịch vụ khách hàng"
Marketing có nghĩa là giáo dục cho khách hàng những gì tuyệt vời nhất về các sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy khách hàng mua hàng. Digitalization đã thay đổi mạnh mẽ quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng.
Khách hàng tự chủ và nỗ lực hơn trong việc nghiên cứu. Họ nhận thức được ưu và nhược điểm về dịch vụ và sản phẩm của bạn. Vì thế dịch vụ khách hàng trở thành những điều khác biệt cốt lõi.
Đạt được sự quan tâm của khách hàng thậm chí còn có giá trị hơn việc bán hàng. Hãy để họ biết bạn luôn ở đây để hỗ trợ họ bằng mọi cách có thể.
Tổng kết
Trải nghiệm khách hàng là một quy trình diễn ra liên tục, bền vững và chặt chẽ. Đừng quên những điều sau khi xây dựng chiến lược CX cho doanh nghiệp của bạn:
Hãy nhớ rằng:
Trải nghiệm khách hàng cung cấp một cơ hội rất lớn để tạo ra những khách hàng trung thành. Với một chiến lược đúng đắn thì không gì là không thể!
Khóa Customer Experience Rocket của học viện MVV Academy cung cấp một công cụ (Rocket) hỗ trợ các bạn xây dựng một chương trình trải nghiệm khách hàng hoàn hảo và đảm bảo tổ chức của bạn có thể cung cấp nó một cách thường xuyên và hiệu quả.
Khóa Customer Experience Rocket sẽ được khai giảng tại Hà Nội vào ngày 4/1/2020 và tại TP. HCM vào ngày 11/1/2020 . Anh/chị quan tâm có thể xem chi tiết khóa học tại Đây
Sign up for newsletters
Highlights
Dec 17, 2019
*CX = Customer Experience = Trải nghiệm khách hàng*
Nói một cách đơn giản, CX là tổng hợp tất cả các tương tác giữa một khách hàng và một doanh nghiệp, bao gồm khám phá (discovery), khởi đầu (initiation), mua hàng (purchase), dịch vụ (service) và ủng hộ (advocacy).
“Khách hàng hài lòng là chiến lược kinh doanh tốt nhất”
Mỗi giai đoạn tương tác đều có ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp cần chú trọng đến CX ở tất cả các bước của hành trình mua hàng từ bước tìm hiểu đến khi hoàn thành mua sắm và hậu mãi.
CX khác với trải nghiệm người dùng (user experience) và dịch vụ khách hàng (customer service) như thế nào?
Trải nghiệm người dùng và dịch vụ khách hàng là một phần của trải nghiệm khách hàng. Tương tác trên Apps, truy cập trang của bạn tạo nên trải nghiệm người dùng, trong khi hỗ trợ về mặt sản phẩm và hậu mãi giúp phát triển dịch vụ khách hàng.
Làm thế nào để tạo nên một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời?
Thông qua trải nghiệm người dùng và dịch vụ khách hàng tuyệt vời!
Dưới đây là 7 tips để tạo ra một chiến lược trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, dành cho doanh nghiệp trong năm 2020:
1. Hiểu rõ khách hàng của bạn & tạo nên chân dung khách hàng (buyer persona)
Hiểu rõ khách hàng của bạn. Họ là ai? Động lực của họ là gì? Cách thức mua hàng của học như thế nào?
2 bước để thực hiện:
1. Lập hồ sơ phân loại những kiểu khách hàng mà đội ngũ của bạn phải xử lý hằng ngày. Đây là một cách thức tuyệt vời để hiểu được nhu cầu của khách hàng.
2. Khi bạn có đủ thông tin, hãy tạo ra chân dung khách hàng. Tối đa hóa hiệu quả bằng cách tạo ra những buyer persona càng chi tiết, càng chân thực càng tốt
2. Phân tích nhiệm vụ, tầm nhìn và các quy trình doanh nghiệp
Bạn muốn có được một chiến lược CX thành công? Bạn cần có một sự hiểu biết đúng đắn đối với các mục tiêu doanh nghiệp.
Vậy mục đích chính là gì? Đối tượng khách hàng mới là ai? Bạn muốn bước vào một thị trường mới? Bạn đang ra mắt các sản phẩm mới vào thị trường hiện tại? v..v..
Liệt kê ra các trở ngại, rào cản. Làm thế nào để doanh nghiệp vượt qua điều đó?
Thiết lập những mục tiêu dài hạn. Chiến lược CX có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn như thế nào?
Xây dựng một chiến lược trải nghiệm khách hàng lấy khách hàng làm trọng tâm. Có được những khách hàng vui vẻ đồng nghĩa với một doanh nghiệp thành công.
Hãy đặt những câu hỏi này cho bản thân:
1. Các quy trình, con người và công nghệ nào là cần thiết để có thể hoàn thành những mục tiêu thông qua Chiến lược trải nghiệm khách hàng?
2. Khoảng cách tồn tại giữa kỳ vọng khách hàng và trải nghiệm khách hàng là gì?
3. Các quy trình nội bộ đã hỗ trợ khách hàng tốt như thế nào?
4. Các công cụ nào có thể được sử dụng để cải thiện trải nghiệm khách hàng?
3. Hãy đi ngược lại: bắt đầu từ trải nghiệm mà bạn mong muốn khách hàng đạt được
Steve Jobs đã ủng hộ nhận định “Bắt đầu với trải nghiệm khách hàng và sau đó mới đi đến việc công nghệ có thể hỗ trợ gì cho điều đó”
Điều này thật sự hiệu quả đối với ông ấy, chắc chắn chúng sẽ có ích với bạn!
Dưới đây là một số ý tưởng:
1. Liệt kê các công đoạn trải nghiệm khách hàng thương hiệu của bạn. Đâu là các cơ hội để tạo ấn tượng? Chỉ ra USP của bạn
2. Chú trọng vào các vấn đề thực tiễn, thậm chí là những điểm nhỏ nhặt nhất. Đừng làm việc với tính hời hợt.
4. Loại bỏ những thiết kế xấu ngay từ đầu
Như chúng ta đã nói ở trên, trải nghiệm người dùng (UX) là một trong những yếu tố cốt lõi. Tất nhiên bên cạnh thiết kế website, app thì thiết kế trải nghiệm khách hàng vô cùng quan trọng.
Khách hàng tìm đến bạn từ rất nhiều kênh, họ đang “săn lùng” điều gì đó từ thương hiệu của bạn. Tuy nhiên nếu họ gặp phải một trải nghiệm tồi tệ thì cơ hội họ “rời xa” bạn mãi có lẽ sẽ rất cao.
Lên kế hoạch cho mỗi công đoạn trong trải nghiệm khách hàng một cách cẩn thận, từ việc khám phá cho đến khi mua hàng và sau bán hàng, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được trải nghiệm khách hàng.
3 tips cho bạn:
1. Tạo trải nghiệm thương hiệu nhất quán qua các kênh bao gồm website, các ứng dụng, email và các kênh mạng xã hội. Ở đây có thể hiểu là theo brand guidelines của doanh nghiệp
2. Loại bỏ những rào cản không cần thiết và hợp lý hóa quy trình mua hàng. Đồng thời, đơn giản hóa các bước để tìm kiếm thông tin hoặc dịch vụ một cách dễ dàng.
3. Thiết kế form lấy feedback sao cho thân thiện với người dùng, để tối đa lượng phản hồi.
5. Chú ý đến nhu cầu của khách hàng và sử dụng vòng lặp phản hồi (feedback loops)
Theo một nghiên cứu của Bain & Company, 80% các doanh nghiệp tin rằng họ đang cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời, nhưng chỉ 8% khách hàng đồng ý với điều đó.
Làm thế nào bạn biết được các nhu cầu của khách hàng mà không cần hỏi? Làm thế nào bạn có thể đánh giá giá trị thương hiệu mà không cần hỏi?
Đó chính là lý do tại sao Feedback loops lại cần thiết đến vậy. Và đây là cách thức:
1. Sử dụng các khảo sát phản hồi trực tiếp (real-time) sau khi khách hàng hoàn thành mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Follow up các khách hàng qua điện thoại để có được nhiều thông tin chi tiết, chuyên sâu hơn.
2. Chú ý đến những gì mà khách hàng nói về thương hiệu của bạn trên mạng xã hội. Đây là chính là nơi khách hàng bày tỏ chân thực nhất. Nếu bạn quan sát rõ những gì đang xảy ra, bạn sẽ nghe được nguyện vọng của khách hàng một cách chính xác nhất.
6. Xây dựng các công cụ & hệ thống để hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả
Mỗi giai đoạn (stages) trong hành trình khách hàng nên có một hệ thống hỗ trợ trơn tru nhất có thể.
Đặt quyền kiểm soát trong tầm tay khách hàng. Đừng bắt họ phải làm thêm bước nào cả nhưng hãy cho họ thấy họ có thể dễ dàng yêu cầu trợ giúp khi cần. Dưới đây là một số cách để cung cấp hỗ trợ khách hàng:
1. Các nền tảng trò chuyện trực tuyến tạo sự hỗ trợ thuận tiện khi khách hàng lướt website của bạn. Đây là cách thức không quá phô trương và cũng dễ dàng truy cập khi cần thiết. Thời gian phản hồi nhanh chóng có thể cải thiện được nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn, thậm chí đôi khi chúng cũng là lời “nhắc nhở” khách mua hàng. Thêm vào đó là cơ hội cung cấp hỗ trợ bằng live video, khách hàng của bạn sẽ có cảm giác họ thật sự được quan tâm.
2. Với các khách hàng tham gia vào các nền tảng mạng xã hội, thì cần phải có nhân sự live-support mọi lúc.
3. Các hình thức phản hồi truyền thống vẫn nên được tận dụng. Tuy nhiên cần tạo sự dễ dàng, và "vui vẻ" trước khi cho khách hàng sử dụng
7. Thay thế định hướng "marketing" bằng "dịch vụ khách hàng"
Marketing có nghĩa là giáo dục cho khách hàng những gì tuyệt vời nhất về các sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy khách hàng mua hàng. Digitalization đã thay đổi mạnh mẽ quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng.
Khách hàng tự chủ và nỗ lực hơn trong việc nghiên cứu. Họ nhận thức được ưu và nhược điểm về dịch vụ và sản phẩm của bạn. Vì thế dịch vụ khách hàng trở thành những điều khác biệt cốt lõi.
Đạt được sự quan tâm của khách hàng thậm chí còn có giá trị hơn việc bán hàng. Hãy để họ biết bạn luôn ở đây để hỗ trợ họ bằng mọi cách có thể.
Tổng kết
Trải nghiệm khách hàng là một quy trình diễn ra liên tục, bền vững và chặt chẽ. Đừng quên những điều sau khi xây dựng chiến lược CX cho doanh nghiệp của bạn:
Hãy nhớ rằng:
Trải nghiệm khách hàng cung cấp một cơ hội rất lớn để tạo ra những khách hàng trung thành. Với một chiến lược đúng đắn thì không gì là không thể!
Khóa Customer Experience Rocket của học viện MVV Academy cung cấp một công cụ (Rocket) hỗ trợ các bạn xây dựng một chương trình trải nghiệm khách hàng hoàn hảo và đảm bảo tổ chức của bạn có thể cung cấp nó một cách thường xuyên và hiệu quả.
Khóa Customer Experience Rocket sẽ được khai giảng tại Hà Nội vào ngày 4/1/2020 và tại TP. HCM vào ngày 11/1/2020 . Anh/chị quan tâm có thể xem chi tiết khóa học tại Đây
Sign up for newsletters
Highlights