May 02, 2019
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh. Cách các doanh nghiệp vận hành, tương tác với khách hàng, cải tiến trong quy trình hoặc thậm chí là cả mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp được xây dựng dựa trên – tất cả chúng đều đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng.
Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp đang không theo kịp xu hướng thay đổi và càng nhiều hơn những doanh nghiệp hoạt động dựa trên các mô hình kinh doanh lỗi thời.
Nếu bạn đang lãnh đạo một doanh nghiệp – dù là nhỏ hay lớn, một công ty start-up hay một doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường – bạn vẫn cần phải hiểu các mô hình kinh doanh mới nhất trên thị trường hiện tại và đánh giá cách mà chúng có thể áp dụng cho công ty của bạn. Hãy cùng xem:
 
1. Mô hình kinh doanh dạng đăng kí thuê bao (subscription)
Thay vì bán một sản phẩm hoặc dịch vụ trọn gói trong một lần, các công ty dịch vụ hoạt động theo mô hình đăng ký thuê bao (subscription), mô hình này xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng trong quá trình mua và sử dụng dịch vụ.
Lấy ví dụ, hãy so sánh các nhà sáng tạo nội dung của Disney và Netflix. Đối với Disney, họ sản xuất một bộ phim, phát hành nó trong rạp chiếu phim, và sau đó họ biết được bộ phim: 1 là thành công thu về lợi nhuân, 2 là ngược lại. Họ không cần thiết phải biết chính xác khán giá thích bộ phim đến mức độ nào.
Mặt khác, Netflix có mối quan hệ rất chặt chẽ với khách hàng. Họ biết chính xác có bao nhiêu người dùng đã xem một bộ phim hay một series phim (nhiều tập), họ biết cả hành vi của khách hàng là xem trọn vẹn cả bộ phim hay chỉ xem giữa chừng rồi chuyển qua bộ khác, hay là cả việc họ có tiếp tục xem thêm nhiều bộ phim có cùng sự diễn xuất của 1 diễn viên nào đó,…
 
2. Mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng (platform)
Mô hình này có sự liên kết chặt chẽ và mô hình đăng ký thuê bao (subscription), thực tế chứng minh các nền tảng (platform) đặc biệt mạnh mẽ khi kết hợp với mô hình đăng ký (subscription). Các ví dụ nổi tiếng của mô hình này bao gồm Facebook, GitHub, Uber và Airbnb. Như bạn có thể đoán các nền tảng cung cấp một cơ chế vận hành hoặc là một mạng lưới (có thể là offline hoặc online) – để các bên tương tác với nhau.
Nền tảng mang lại giá trị cho người dùng bằng cách tạo điều kiện cho sự kết nối và trao đổi trực tiếp giữa mọi người (mạng lưới càng có giá trị với người dùng thì càng thành công).
 
3. Mô hình kinh doanh chú trọng tương tác xã hội
Mô hình kinh doanh truyền thống của các công ty, với hệ thống phân cấp trách nhiệm cùng vô vàn các cuộc họp báo đang dần được chuyển đổi. Ngày nay, khách hàng muốn được nhìn thấy đội ngũ đằng sau thương hiệu mà họ sử dụng; họ muốn được thực sự kết nối với một doanh nghiệp.
Chắc hẳn bạn có thể nhớ doanh nghiệp mà bạn đã làm việc, từng ít hoặc nhiều hạn chế việc nhân viên bàn luận về công ty ngoài giờ làm việc, hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân về công ty. Thực sự đây là một cách áp đặt đã lỗi thời.
Ngày nay các doanh nghiệp cần tích cực chia sẻ thông tin với công chúng, đón nhận ý kiến cả trong và bên ngoài doanh nghiệp. Bên cạnh các hoạt động trên mạng xã hội của CEO thì đội ngũ nhân viên cũng phải được khuyến khích trở thành các đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Và quan trọng nhất, thương hiệu doanh nghiệp cần có sự hiện diện truyền thông xã hội sống động và hấp dẫn, với thông điệp truyền đạt phù hợp và thực sự kết nối với khách hàng mục tiêu.
 
4. Mô hình kinh doanh lấy đội ngũ nhân viên làm trung tâm (employee-centric)
Mọi người có xu hướng thay đổi nhiều hơn trong công việc của họ, và những nhân viên giỏi thường ít khi gắn bó “trọn đời” ở một công ty.
Để thành công, các công ty vẫn cần những người tuyệt vời, nhưng cách mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút họ đang thay đổi. Nền kinh tế làm việc tự do (Gig Economy) đóng một vai trò rất lớn trong sự chuyển đổi này, vì nó mang lại cho các doanh nghiệp phương tiện để tạo ra một đội ngũ tuyệt vời theo nhiều cách khác nhau – không còn chỉ là cách truyền thống: “nhân viên toàn thời gian”. Do đó, các doanh nghiệp ngày càng thoải mái trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên.
Mô hình này còn có nghĩa là cung cấp cho mọi người một nơi thực sự hấp dẫn để làm việc, linh hoạt, có không gian và phương tiện để phát triển sự nghiệp. Google là một ví dụ điển hình cho một doanh nghiệp như vậy.
 
5. Mô hình kinh doanh lấy đối tác làm trung tâm (partner-centric)
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đang chú trọng kết nối mạng lưới đối tác trong kinh doanh nhiều hơn: outsource công việc, khai thác các dịch vụ theo yêu cầu, hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp, thuê chuyên gia làm việc nội bộ khi cần. Họ tạo ra các mạng lưới quan hệ đối tác hấp dẫn – mang lại giá trị chia sẻ đồng đều, tạo ra lợi ích chung cần thiết. Nhìn vào các doanh nghiệp SME hiện nay trên thị trường, bạn sẽ thấy rõ các ví dụ về mô hình kinh doanh này.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể oursouce một team xây dựng và quản lý các channel social media của mình, hợp tác với một công ty thiết kế Web để xây dựng website, mang đến một nhà tư vấn thương hiệu, làm việc với các đối tác đào tạo để training kĩ năng cho đội ngũ,…
 
6. Mô hình kinh doanh chú trọng vào giá trị khách hàng (customer value)
Mô hình này thì cần phải áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, vì mục tiêu của nó là giải quyết tất cả các vấn đề của khách hàng, dự đoán nhu cầu của họ, loại bỏ mọi rắc rối trong quá trình mua hàng và sử dụng dịch vụ từ đó giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng.
Dịch vụ đăng ký trực tuyến của Stitch Fix (Thời Trang online) là một ví dụ rõ ràng về điều này, người dùng tùy chọn kích thước và kiểu dáng của họ bằng cách điền vào bảng câu hỏi (họ cũng có thể liên kết với tài khoản Pinterest). Sau đó, bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI), hệ thống sẽ chọn được quần áo vừa và phù hợp với khách hàng (pre-select) , bước tiếp theo một nhà stylist (con người) sẽ chọn các tùy chọn tốt nhất từ danh sách được chọn trước đó. Và voila, những bộ cánh hoàn hảo sẽ được ship đến tận nhà bạn hằng tháng. Không còn việc chen chúc mua sắm trong các trung tâm mua sắm đông đúc, xếp hàng để thử quần áo, hoặc mua hàng trực tuyến với những bộ quần áo không phù hợp.
 
7. Mô hình kinh doanh cải tiến bền vững (constant-innovation)
Khả năng đổi mới là rất quan trọng để kinh doanh thành công. Những doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới không ngừng đổi mới và chuyển đổi, ngay cả khi điều đó có nghĩa loại bỏ sản phẩm và dịch vụ đang kinh doanh để tạo ra một cái gì đó mới.
Lấy ví dụ như iPod của Apple. Bằng cách giới thiệu điện thoại thông minh có chức năng chứa và nghe nhạc, Apple đã loại bỏ nhu cầu về một thiết bị riêng biệt. Chắc chắn những fan trung thành của sản phẩm Ipod cũng nhận ra sự sụt giảm doanh số của sản phẩm kể từ khi Iphone ra đời.
 
8. Mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu (data-driven)
Các doanh nghiệp phát triển nhận ra rằng dữ liệu là một trong những tài sản kinh doanh quan trọng bậc nhất, hơn nữa họ còn khuyến khích áp dụng văn hóa xây dựng dữ liệu (data culture) mà ở đó tầm quan trọng của dữ liệu được công nhận ở mọi cấp độ của doanh nghiệp và các quyết định trên toàn công ty dựa hoàn toàn trên dữ liệu, không có trường hợp giả định.
Doanh nghiệp vận hành mô hình kinh doanh dựa trên số liệu, cũng cần phải có các biện pháp, quy trình xử lý tốt dữ liệu, từ đó có được thông tin để đưa ra quyết định tốt hơn, tinh chỉnh các hoạt động nội tại để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, thậm chí là tạo ra các luồng doanh thu mới.
 
9. Mô hình Phát triển Công nghệ
Chúng ta đang sống trong thời đại đổi mới công nghệ. AI, big data, blockchain, in ấn 3D, thực tế tăng cường (augmented reality) và thực tế ảo (virtual reality) chỉ là một số những thay đổi lớn đang diễn ra mà thôi. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các tập đoàn thành công nhất trên thế giới là về lĩnh vực công nghệ. Apple, Alphabet (Google’s parent company), Microsoft, Amazon và Facebook, tính đến thời điểm hiện tại đây là những công ty nằm trong top 6 những công ty có giá trị nhất trên thế giới; công ty phi công nghệ duy nhất trong top 6 là Berkshire Hathaway của Warren Buffet.
Bất kể lĩnh vực hay quy mô doanh nghiệp của bạn như thế nào, việc bỏ sót yếu tố công nghệ trong vận hành và phát triển doanh nghiệp có thể khiến bạn gia tăng rủi ro bị bỏ lại phía sau trong thị trường.
Theo Bernard Marr – Linkedin Business Blog
 
MVV Academy cung cấp dịch vụ đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (đào tạo In-House), lấy doanh nghiệp làm trung tâm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng nghiệp vụ và tư duy chiến lược.
Đối với chúng tôi, một khóa đào tạo in-house không chỉ tóm gọn trong một vài buổi học, mà là cả một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, do đó các chương trình đào tạo In-House của MVV Academy cũng là những chương trình riêng biệt, được xây dựng độc quyền cho từng doanh nghiệp.
Sign up for newsletters
Highlights
May 02, 2019
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh. Cách các doanh nghiệp vận hành, tương tác với khách hàng, cải tiến trong quy trình hoặc thậm chí là cả mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp được xây dựng dựa trên – tất cả chúng đều đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng.
Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp đang không theo kịp xu hướng thay đổi và càng nhiều hơn những doanh nghiệp hoạt động dựa trên các mô hình kinh doanh lỗi thời.
Nếu bạn đang lãnh đạo một doanh nghiệp – dù là nhỏ hay lớn, một công ty start-up hay một doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường – bạn vẫn cần phải hiểu các mô hình kinh doanh mới nhất trên thị trường hiện tại và đánh giá cách mà chúng có thể áp dụng cho công ty của bạn. Hãy cùng xem:
 
1. Mô hình kinh doanh dạng đăng kí thuê bao (subscription)
Thay vì bán một sản phẩm hoặc dịch vụ trọn gói trong một lần, các công ty dịch vụ hoạt động theo mô hình đăng ký thuê bao (subscription), mô hình này xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng trong quá trình mua và sử dụng dịch vụ.
Lấy ví dụ, hãy so sánh các nhà sáng tạo nội dung của Disney và Netflix. Đối với Disney, họ sản xuất một bộ phim, phát hành nó trong rạp chiếu phim, và sau đó họ biết được bộ phim: 1 là thành công thu về lợi nhuân, 2 là ngược lại. Họ không cần thiết phải biết chính xác khán giá thích bộ phim đến mức độ nào.
Mặt khác, Netflix có mối quan hệ rất chặt chẽ với khách hàng. Họ biết chính xác có bao nhiêu người dùng đã xem một bộ phim hay một series phim (nhiều tập), họ biết cả hành vi của khách hàng là xem trọn vẹn cả bộ phim hay chỉ xem giữa chừng rồi chuyển qua bộ khác, hay là cả việc họ có tiếp tục xem thêm nhiều bộ phim có cùng sự diễn xuất của 1 diễn viên nào đó,…
 
2. Mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng (platform)
Mô hình này có sự liên kết chặt chẽ và mô hình đăng ký thuê bao (subscription), thực tế chứng minh các nền tảng (platform) đặc biệt mạnh mẽ khi kết hợp với mô hình đăng ký (subscription). Các ví dụ nổi tiếng của mô hình này bao gồm Facebook, GitHub, Uber và Airbnb. Như bạn có thể đoán các nền tảng cung cấp một cơ chế vận hành hoặc là một mạng lưới (có thể là offline hoặc online) – để các bên tương tác với nhau.
Nền tảng mang lại giá trị cho người dùng bằng cách tạo điều kiện cho sự kết nối và trao đổi trực tiếp giữa mọi người (mạng lưới càng có giá trị với người dùng thì càng thành công).
 
3. Mô hình kinh doanh chú trọng tương tác xã hội
Mô hình kinh doanh truyền thống của các công ty, với hệ thống phân cấp trách nhiệm cùng vô vàn các cuộc họp báo đang dần được chuyển đổi. Ngày nay, khách hàng muốn được nhìn thấy đội ngũ đằng sau thương hiệu mà họ sử dụng; họ muốn được thực sự kết nối với một doanh nghiệp.
Chắc hẳn bạn có thể nhớ doanh nghiệp mà bạn đã làm việc, từng ít hoặc nhiều hạn chế việc nhân viên bàn luận về công ty ngoài giờ làm việc, hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân về công ty. Thực sự đây là một cách áp đặt đã lỗi thời.
Ngày nay các doanh nghiệp cần tích cực chia sẻ thông tin với công chúng, đón nhận ý kiến cả trong và bên ngoài doanh nghiệp. Bên cạnh các hoạt động trên mạng xã hội của CEO thì đội ngũ nhân viên cũng phải được khuyến khích trở thành các đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Và quan trọng nhất, thương hiệu doanh nghiệp cần có sự hiện diện truyền thông xã hội sống động và hấp dẫn, với thông điệp truyền đạt phù hợp và thực sự kết nối với khách hàng mục tiêu.
 
4. Mô hình kinh doanh lấy đội ngũ nhân viên làm trung tâm (employee-centric)
Mọi người có xu hướng thay đổi nhiều hơn trong công việc của họ, và những nhân viên giỏi thường ít khi gắn bó “trọn đời” ở một công ty.
Để thành công, các công ty vẫn cần những người tuyệt vời, nhưng cách mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút họ đang thay đổi. Nền kinh tế làm việc tự do (Gig Economy) đóng một vai trò rất lớn trong sự chuyển đổi này, vì nó mang lại cho các doanh nghiệp phương tiện để tạo ra một đội ngũ tuyệt vời theo nhiều cách khác nhau – không còn chỉ là cách truyền thống: “nhân viên toàn thời gian”. Do đó, các doanh nghiệp ngày càng thoải mái trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên.
Mô hình này còn có nghĩa là cung cấp cho mọi người một nơi thực sự hấp dẫn để làm việc, linh hoạt, có không gian và phương tiện để phát triển sự nghiệp. Google là một ví dụ điển hình cho một doanh nghiệp như vậy.
 
5. Mô hình kinh doanh lấy đối tác làm trung tâm (partner-centric)
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đang chú trọng kết nối mạng lưới đối tác trong kinh doanh nhiều hơn: outsource công việc, khai thác các dịch vụ theo yêu cầu, hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp, thuê chuyên gia làm việc nội bộ khi cần. Họ tạo ra các mạng lưới quan hệ đối tác hấp dẫn – mang lại giá trị chia sẻ đồng đều, tạo ra lợi ích chung cần thiết. Nhìn vào các doanh nghiệp SME hiện nay trên thị trường, bạn sẽ thấy rõ các ví dụ về mô hình kinh doanh này.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể oursouce một team xây dựng và quản lý các channel social media của mình, hợp tác với một công ty thiết kế Web để xây dựng website, mang đến một nhà tư vấn thương hiệu, làm việc với các đối tác đào tạo để training kĩ năng cho đội ngũ,…
 
6. Mô hình kinh doanh chú trọng vào giá trị khách hàng (customer value)
Mô hình này thì cần phải áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, vì mục tiêu của nó là giải quyết tất cả các vấn đề của khách hàng, dự đoán nhu cầu của họ, loại bỏ mọi rắc rối trong quá trình mua hàng và sử dụng dịch vụ từ đó giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng.
Dịch vụ đăng ký trực tuyến của Stitch Fix (Thời Trang online) là một ví dụ rõ ràng về điều này, người dùng tùy chọn kích thước và kiểu dáng của họ bằng cách điền vào bảng câu hỏi (họ cũng có thể liên kết với tài khoản Pinterest). Sau đó, bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI), hệ thống sẽ chọn được quần áo vừa và phù hợp với khách hàng (pre-select) , bước tiếp theo một nhà stylist (con người) sẽ chọn các tùy chọn tốt nhất từ danh sách được chọn trước đó. Và voila, những bộ cánh hoàn hảo sẽ được ship đến tận nhà bạn hằng tháng. Không còn việc chen chúc mua sắm trong các trung tâm mua sắm đông đúc, xếp hàng để thử quần áo, hoặc mua hàng trực tuyến với những bộ quần áo không phù hợp.
 
7. Mô hình kinh doanh cải tiến bền vững (constant-innovation)
Khả năng đổi mới là rất quan trọng để kinh doanh thành công. Những doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới không ngừng đổi mới và chuyển đổi, ngay cả khi điều đó có nghĩa loại bỏ sản phẩm và dịch vụ đang kinh doanh để tạo ra một cái gì đó mới.
Lấy ví dụ như iPod của Apple. Bằng cách giới thiệu điện thoại thông minh có chức năng chứa và nghe nhạc, Apple đã loại bỏ nhu cầu về một thiết bị riêng biệt. Chắc chắn những fan trung thành của sản phẩm Ipod cũng nhận ra sự sụt giảm doanh số của sản phẩm kể từ khi Iphone ra đời.
 
8. Mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu (data-driven)
Các doanh nghiệp phát triển nhận ra rằng dữ liệu là một trong những tài sản kinh doanh quan trọng bậc nhất, hơn nữa họ còn khuyến khích áp dụng văn hóa xây dựng dữ liệu (data culture) mà ở đó tầm quan trọng của dữ liệu được công nhận ở mọi cấp độ của doanh nghiệp và các quyết định trên toàn công ty dựa hoàn toàn trên dữ liệu, không có trường hợp giả định.
Doanh nghiệp vận hành mô hình kinh doanh dựa trên số liệu, cũng cần phải có các biện pháp, quy trình xử lý tốt dữ liệu, từ đó có được thông tin để đưa ra quyết định tốt hơn, tinh chỉnh các hoạt động nội tại để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, thậm chí là tạo ra các luồng doanh thu mới.
 
9. Mô hình Phát triển Công nghệ
Chúng ta đang sống trong thời đại đổi mới công nghệ. AI, big data, blockchain, in ấn 3D, thực tế tăng cường (augmented reality) và thực tế ảo (virtual reality) chỉ là một số những thay đổi lớn đang diễn ra mà thôi. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các tập đoàn thành công nhất trên thế giới là về lĩnh vực công nghệ. Apple, Alphabet (Google’s parent company), Microsoft, Amazon và Facebook, tính đến thời điểm hiện tại đây là những công ty nằm trong top 6 những công ty có giá trị nhất trên thế giới; công ty phi công nghệ duy nhất trong top 6 là Berkshire Hathaway của Warren Buffet.
Bất kể lĩnh vực hay quy mô doanh nghiệp của bạn như thế nào, việc bỏ sót yếu tố công nghệ trong vận hành và phát triển doanh nghiệp có thể khiến bạn gia tăng rủi ro bị bỏ lại phía sau trong thị trường.
Theo Bernard Marr – Linkedin Business Blog
 
MVV Academy cung cấp dịch vụ đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (đào tạo In-House), lấy doanh nghiệp làm trung tâm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng nghiệp vụ và tư duy chiến lược.
Đối với chúng tôi, một khóa đào tạo in-house không chỉ tóm gọn trong một vài buổi học, mà là cả một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, do đó các chương trình đào tạo In-House của MVV Academy cũng là những chương trình riêng biệt, được xây dựng độc quyền cho từng doanh nghiệp.
Sign up for newsletters
Highlights