Bí quyết tạo sự say mê cho nhân viên của Facebook – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Bí quyết tạo sự say mê cho nhân viên của Facebook

Oct 26, 2020

Trong cuộc sống của chúng ta, dù là công việc tại công ty hay việc học hành ở trường lớp, sẽ có nhiều lúc chúng ta tập trung hướng tới một mục tiêu nào đó mà không cần biết thời gian trôi qua thế nào. Người ta gọi trạng thái này là “sự say mê”. Giáo sư Adam Grant của Wharton School – trường Quản trị Kinh doanh đầu tiên của Ivy League cho rằng vấn đề ở đây là có nhiều lãnh đạo đang hiểu và có xu hướng giải quyết những nội dung liên quan tới niềm say mê bằng một khái niệm rất mơ hồ, đại khái. Gần như chẳng có ai biết rằng điều gì thực sự ảnh hưởng đến sự say mê, nỗ lực nào là cần thiết để kích thích niềm say mê này trong công ty.

Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn về bí quyết tạo sự say mê cho nhân viên Facebook từ một nghiên cứu mà phòng nhân sự của Facebook và Giáo sư Adam Grant đã thực hiện, nhằm nâng cao tinh thần say mê trong nhân viên ở công sở.

Tháng 4 năm 2017, Lori Goler – Trưởng phòng nhân sự của Facebook đã trình bày một kết quả nghiên cứu nội bộ trong cuộc phỏng vấn với Fastcompany. Đây là kết quả mà Facebook đã tiến hành khảo sát với các nhân viên dựa trên những dữ liệu nội bộ được thu thập trong suốt thời gian qua. Theo đó, họ đã xây dựng được khoảng 100 câu hỏi bằng cách lặp lại nhiều lần những nội dung khảo sát theo dạng Pulse survey, nghĩa là thường xuyên điều tra một cách đơn giản bằng những câu hỏi ngắn gọn. Qua đó, họ đã rút ra được những yếu tố hình thành nên sự say mê ở nhân viên công sở. Những yếu tố đó bao gồm: đồng nghiệp giỏi, lãnh đạo tốt, văn hóa tôn trọng tính tự chủ, cân bằng giữa công việc và gia đình…vv.Thế nhưng một điểm đáng ngạc nhiên đó là yếu tố lớn nhất có tác động thúc đẩy sự say mê của nhân viên ở công sở chính là Pride – Niềm tự hào.

Trên thực tế, tự hào là khái niệm mà chúng ta có thể thường xuyên cảm nhận được ngay cả ở môi trường sinh hoạt thường ngày. Khi vượt qua một kỳ thi nào đó với một thành tích suất sắc, chúng ta cũng có thể cảm thấy tự hào về bản thân mình. Hay khi các đội bóng hoặc cầu thủ quốc gia mà ta cổ vũ đã chiến thắng trong một trận đấu nào đó, ta cũng sẽ cảm thấy tự hào về họ. Tuy nhiên, cho tới bây giờ vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc niềm tự hào có ảnh hưởng tích cực như thế nào tới sự say mê của các nhân viên công sở.

Phòng nghiên cứu của Facebook cũng nói rằng, họ đã rất ngạc nhiên khi biết niềm tự hào chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới sự say mê của nhân viên. Nhân viên của Facebook cảm thấy tự hào về công ty khi họ thấy có thêm nhiều nhân lực ưu tú gia nhập Facebook để cùng mình thực hiện sứ mệnh cho công ty, và khi đó họ sẽ dành năng lượng của mình theo hướng tích cực để giúp ích cho công ty. Nghĩa là họ coi trọng mục tiêu của công ty chính là mục tiêu của bản thân và một khi họ tự giác dành nhiều nỗ lực, cố gắng của bản thân cho sự phát triển của công ty thì đó cũng chính là lúc họ cảm thấy tự hào về công ty mình.

Vậy để nhân viên có thể có được niềm tự hào đó, người lãnh đạo phải làm như thế nào? Giáo sư Adam Grant cho rằng vấn đề ở đây là có nhiều lãnh đạo đang hiểu và có xu hướng giải quyết những nội dung liên quan tới niềm tự hào bằng một khái niệm rất mơ hồ, đại khái. Ông đã nhấn mạnh rằng, trên thực tế, quan trọng là người lãnh đạo phải có những hành động cụ thể giúp cho nhân viên cảm thấy tự hào.

Phương pháp đó bao gồm: Thứ nhất, tạo niềm tin tích cực và sự lạc quan về một tương lai tươi sáng của công ty. Đây chính là yếu tố đầu tiên để có thể khích lệ và tạo nên niềm tự hào cho nhân viên. Mark Zukerberg đã nói về tương lai của công ty trong những buổi gặp mặt toàn thể nhân viên trong công ty được tổ chức hàng tuần. Ở đây, quan trọng là Mark không chỉ đơn thuần chia sẻ về kết quả tài chính mà còn đưa ra những câu chuyện thực tế để có thể tìm thấy sự đồng cảm với nhân viên của mình. Ví dụ, vào tháng 12 năm 2016, trong khi đang nói về viễn cảnh tổng thể cho mức độ và tương lai phát triển dự án VR của Facebook, Mark đã chia sẻ cho toàn bộ nhân viên về hình ảnh lưu lại khoảnh khắc con gái của anh. Khi những nhân viên trực tiếp nhìn thấy cảnh này đã nói rằng, họ rất xúc động và cảm thấy như bản thân mình cũng đang ngồi trong phòng khách của Mark để cùng trải nghiệm khoảnh khắc đó. Qua đó ta thấy, việc chúng ta chỉ ra tương lai tươi sáng của công ty và khiến nhân viên có được tinh thần tích cực và lạc quan chính là động lực lớn để có thể thúc đẩy một doanh nghiệp phát triển.

Bí quyết thứ hai, đó là việc chia sẻ sứ mệnh của công ty. Khi nói tới từ “sứ mệnh”, chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng tới việc có rất nhiều lãnh đạo sẽ đề xuất đến mục tiêu và tầm nhìn của công ty. Tuy nhiên, việc chia sẻ về sứ mệnh của Facebook không chỉ được thực hiện giữa các lãnh đạo mà chủ yếu lại được thực hiện bởi các đồng nghiệp với nhau. Nghĩa là, khi các nhân viên càng dành nhiều thời gian hoạt động, làm việc cùng nhau thì họ sẽ càng trở nên thân thiết và có thể họ sẽ trở thành tấm gương tốt cho những đồng nghiệp khác có thể học hỏi trong hiện tại hoặc tương lai. Cũng chính vì vậy, trong chương trình đào tạo mà Facebook tổ chức dành riêng cho nhân viên mới, họ đã có cơ hội làm việc tại nhiều bộ phận để quan sát và trải nghiệm trực tiếp từ các nhân viên khác về tinh thần thực hiện sứ mệnh của Facebook. Ngoài ra họ cũng tổ chức cho nhân viên tập trung lại với nhau và thể hiện về sứ mệnh, mục tiêu của công ty bằng ngôn ngữ cá nhân, sau đó trưng bày những nội dung này ở khắp các nơi trong công ty. Thông qua quá trình này, nhân viên sẽ dần dần tự nuôi dưỡng niềm tự hào về công ty mình.

Cuối cùng, công ty phải khiến cho nhân viên có thể tự hào rằng nơi họ làm việc đang có những cố gắng gì để trở thành một tổ chức không chỉ phục vụ lợi ích riêng, và còn vì xã hội, vì một thế giới tươi đẹp hơn và trong đó, bản thân họ có thể đóng góp và cùng đồng hành với công ty để phục vụ lợi ích đó ra sao. Facebook đã thông qua nhiều kênh để giới thiệu về những ảnh hưởng mà sản phẩm hay dịch vụ của họ đang tác động tới thế giới. Tháng 3 năm 2017, họ đã chia sẻ hình ảnh người dân tị nạn Syria ở Hoa Kỳ đang sử dụng ứng dụng Whatsapp để nói chuyện với gia đình. Qua đó, họ đã giúp nhân viên cảm thấy được ý nghĩa của công việc mình làm và cảm thấy tự hào về nó. Đồng thời, Facebook cũng nổi tiếng bởi hoạt động mời nghệ sĩ trong khu vực tới trụ sở của mình để cùng tham gia vào công việc trang trí trụ sở. Có thể thấy, Facebook đã rất thành công trong việc tạo sự say mê trong nhân viên.

Vậy điều quan trọng là gì ? Đó chính là niềm tự hào không phải được hình thành từ một sứ mệnh hay tinh thần gì đó khoa trương, mà nó được gây dựng nên từ chính những điều nhỏ bé mà chúng ta được trải nghiệm tại nơi làm việc. Các bạn hãy thử suy nghĩ xem phương pháp đơn giản có thể giúp các thành viên trong tổ chức của mình cảm thấy tự hào là gì Từ đó tăng thêm niềm say mê của nhân viên đối với doanh nghiệp bạn nhé.

Chúc các bạn thành công.

The secret to creating passion for Facebook employees

Oct 26, 2020

Trong cuộc sống của chúng ta, dù là công việc tại công ty hay việc học hành ở trường lớp, sẽ có nhiều lúc chúng ta tập trung hướng tới một mục tiêu nào đó mà không cần biết thời gian trôi qua thế nào. Người ta gọi trạng thái này là “sự say mê”. Giáo sư Adam Grant của Wharton School – trường Quản trị Kinh doanh đầu tiên của Ivy League cho rằng vấn đề ở đây là có nhiều lãnh đạo đang hiểu và có xu hướng giải quyết những nội dung liên quan tới niềm say mê bằng một khái niệm rất mơ hồ, đại khái. Gần như chẳng có ai biết rằng điều gì thực sự ảnh hưởng đến sự say mê, nỗ lực nào là cần thiết để kích thích niềm say mê này trong công ty.

Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn về bí quyết tạo sự say mê cho nhân viên Facebook từ một nghiên cứu mà phòng nhân sự của Facebook và Giáo sư Adam Grant đã thực hiện, nhằm nâng cao tinh thần say mê trong nhân viên ở công sở.

Tháng 4 năm 2017, Lori Goler – Trưởng phòng nhân sự của Facebook đã trình bày một kết quả nghiên cứu nội bộ trong cuộc phỏng vấn với Fastcompany. Đây là kết quả mà Facebook đã tiến hành khảo sát với các nhân viên dựa trên những dữ liệu nội bộ được thu thập trong suốt thời gian qua. Theo đó, họ đã xây dựng được khoảng 100 câu hỏi bằng cách lặp lại nhiều lần những nội dung khảo sát theo dạng Pulse survey, nghĩa là thường xuyên điều tra một cách đơn giản bằng những câu hỏi ngắn gọn. Qua đó, họ đã rút ra được những yếu tố hình thành nên sự say mê ở nhân viên công sở. Những yếu tố đó bao gồm: đồng nghiệp giỏi, lãnh đạo tốt, văn hóa tôn trọng tính tự chủ, cân bằng giữa công việc và gia đình…vv.Thế nhưng một điểm đáng ngạc nhiên đó là yếu tố lớn nhất có tác động thúc đẩy sự say mê của nhân viên ở công sở chính là Pride – Niềm tự hào.

Trên thực tế, tự hào là khái niệm mà chúng ta có thể thường xuyên cảm nhận được ngay cả ở môi trường sinh hoạt thường ngày. Khi vượt qua một kỳ thi nào đó với một thành tích suất sắc, chúng ta cũng có thể cảm thấy tự hào về bản thân mình. Hay khi các đội bóng hoặc cầu thủ quốc gia mà ta cổ vũ đã chiến thắng trong một trận đấu nào đó, ta cũng sẽ cảm thấy tự hào về họ. Tuy nhiên, cho tới bây giờ vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc niềm tự hào có ảnh hưởng tích cực như thế nào tới sự say mê của các nhân viên công sở.

Phòng nghiên cứu của Facebook cũng nói rằng, họ đã rất ngạc nhiên khi biết niềm tự hào chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới sự say mê của nhân viên. Nhân viên của Facebook cảm thấy tự hào về công ty khi họ thấy có thêm nhiều nhân lực ưu tú gia nhập Facebook để cùng mình thực hiện sứ mệnh cho công ty, và khi đó họ sẽ dành năng lượng của mình theo hướng tích cực để giúp ích cho công ty. Nghĩa là họ coi trọng mục tiêu của công ty chính là mục tiêu của bản thân và một khi họ tự giác dành nhiều nỗ lực, cố gắng của bản thân cho sự phát triển của công ty thì đó cũng chính là lúc họ cảm thấy tự hào về công ty mình.

Vậy để nhân viên có thể có được niềm tự hào đó, người lãnh đạo phải làm như thế nào? Giáo sư Adam Grant cho rằng vấn đề ở đây là có nhiều lãnh đạo đang hiểu và có xu hướng giải quyết những nội dung liên quan tới niềm tự hào bằng một khái niệm rất mơ hồ, đại khái. Ông đã nhấn mạnh rằng, trên thực tế, quan trọng là người lãnh đạo phải có những hành động cụ thể giúp cho nhân viên cảm thấy tự hào.

Phương pháp đó bao gồm: Thứ nhất, tạo niềm tin tích cực và sự lạc quan về một tương lai tươi sáng của công ty. Đây chính là yếu tố đầu tiên để có thể khích lệ và tạo nên niềm tự hào cho nhân viên. Mark Zukerberg đã nói về tương lai của công ty trong những buổi gặp mặt toàn thể nhân viên trong công ty được tổ chức hàng tuần. Ở đây, quan trọng là Mark không chỉ đơn thuần chia sẻ về kết quả tài chính mà còn đưa ra những câu chuyện thực tế để có thể tìm thấy sự đồng cảm với nhân viên của mình. Ví dụ, vào tháng 12 năm 2016, trong khi đang nói về viễn cảnh tổng thể cho mức độ và tương lai phát triển dự án VR của Facebook, Mark đã chia sẻ cho toàn bộ nhân viên về hình ảnh lưu lại khoảnh khắc con gái của anh. Khi những nhân viên trực tiếp nhìn thấy cảnh này đã nói rằng, họ rất xúc động và cảm thấy như bản thân mình cũng đang ngồi trong phòng khách của Mark để cùng trải nghiệm khoảnh khắc đó. Qua đó ta thấy, việc chúng ta chỉ ra tương lai tươi sáng của công ty và khiến nhân viên có được tinh thần tích cực và lạc quan chính là động lực lớn để có thể thúc đẩy một doanh nghiệp phát triển.

Bí quyết thứ hai, đó là việc chia sẻ sứ mệnh của công ty. Khi nói tới từ “sứ mệnh”, chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng tới việc có rất nhiều lãnh đạo sẽ đề xuất đến mục tiêu và tầm nhìn của công ty. Tuy nhiên, việc chia sẻ về sứ mệnh của Facebook không chỉ được thực hiện giữa các lãnh đạo mà chủ yếu lại được thực hiện bởi các đồng nghiệp với nhau. Nghĩa là, khi các nhân viên càng dành nhiều thời gian hoạt động, làm việc cùng nhau thì họ sẽ càng trở nên thân thiết và có thể họ sẽ trở thành tấm gương tốt cho những đồng nghiệp khác có thể học hỏi trong hiện tại hoặc tương lai. Cũng chính vì vậy, trong chương trình đào tạo mà Facebook tổ chức dành riêng cho nhân viên mới, họ đã có cơ hội làm việc tại nhiều bộ phận để quan sát và trải nghiệm trực tiếp từ các nhân viên khác về tinh thần thực hiện sứ mệnh của Facebook. Ngoài ra họ cũng tổ chức cho nhân viên tập trung lại với nhau và thể hiện về sứ mệnh, mục tiêu của công ty bằng ngôn ngữ cá nhân, sau đó trưng bày những nội dung này ở khắp các nơi trong công ty. Thông qua quá trình này, nhân viên sẽ dần dần tự nuôi dưỡng niềm tự hào về công ty mình.

Cuối cùng, công ty phải khiến cho nhân viên có thể tự hào rằng nơi họ làm việc đang có những cố gắng gì để trở thành một tổ chức không chỉ phục vụ lợi ích riêng, và còn vì xã hội, vì một thế giới tươi đẹp hơn và trong đó, bản thân họ có thể đóng góp và cùng đồng hành với công ty để phục vụ lợi ích đó ra sao. Facebook đã thông qua nhiều kênh để giới thiệu về những ảnh hưởng mà sản phẩm hay dịch vụ của họ đang tác động tới thế giới. Tháng 3 năm 2017, họ đã chia sẻ hình ảnh người dân tị nạn Syria ở Hoa Kỳ đang sử dụng ứng dụng Whatsapp để nói chuyện với gia đình. Qua đó, họ đã giúp nhân viên cảm thấy được ý nghĩa của công việc mình làm và cảm thấy tự hào về nó. Đồng thời, Facebook cũng nổi tiếng bởi hoạt động mời nghệ sĩ trong khu vực tới trụ sở của mình để cùng tham gia vào công việc trang trí trụ sở. Có thể thấy, Facebook đã rất thành công trong việc tạo sự say mê trong nhân viên.

Vậy điều quan trọng là gì ? Đó chính là niềm tự hào không phải được hình thành từ một sứ mệnh hay tinh thần gì đó khoa trương, mà nó được gây dựng nên từ chính những điều nhỏ bé mà chúng ta được trải nghiệm tại nơi làm việc. Các bạn hãy thử suy nghĩ xem phương pháp đơn giản có thể giúp các thành viên trong tổ chức của mình cảm thấy tự hào là gì Từ đó tăng thêm niềm say mê của nhân viên đối với doanh nghiệp bạn nhé.

Chúc các bạn thành công.