Hơn 77% các CEOs đang tìm kiếm nhân viên có được 2 kỹ năng quan trọng này – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Hơn 77% các CEOs đang tìm kiếm nhân viên có được 2 kỹ năng quan trọng này

Apr 10, 2019

kỹ năng đổi mới và sáng tạo

Tim Cook, Oprah Winfrey and Steven Spielberg sharing ideas at Apple Headquarters

&nbsp

Theo khảo sát của PWC, hơn 77% các CEOs đang gặp khó khăn trong việc tìm được những nhân viên có được 2 kỹ năng Sáng Tạo và Đổi Mới (creativity and innovation skills). Tại sao thời đại AI và công nghệ số, các kỹ năng mềm như sáng tạo và đổi mới lại có nhu cầu cao đến vậy? Và bạn có thể làm gì để có thể khỏa lấp được những khoảng trống của thị trường hiện tại?

KHI SÁNG TẠO KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ

Vào những ngày đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, yêu tố Khuôn Khổ (Pattern) luôn quan trọng hơn yếu tố Con Người. Từ nhà máy sản xuất của Henry Ford đến những nguyên tắc quản lý của Edwards Deming (cha đẻ của quy trình quản lý chất lượng), tất cả quy trình đều phải theo khuôn mẫu, và thực tế cho thấy việc tuân thủ theo khuôn khổ mang lại lợi nhuận.

Việc tuân thủ này đảm bảo mọi thiết bị, công dụng cụ và chiếc Model T (chiếc xe hơi Hoa Kỳ nổi tiếng nhất thế kỷ 20) được xuất xưởng một cách ổn định, bền vững nhất có thể. Yếu tố sáng tạo đã từng thúc đẩy Ford thiết kế những hệ thống, quy trình mới trong thời gian đó, nhưng được dừng lại ngay lập tức, vì đổi mới đồng nghĩa với thất bại, mọi phương sai trong quy trình đều là sự thụt lùi trong lợi nhuận. Các biến số dư thừa trong khuôn khổ (pattern) được xác định, cô lập và loại bỏ. (identified – isolated and eliminated).

“Đây là thơi điểm mà những chiếc xe đều có màu đen, bầu không khí thì xám xịt và nước Mỹ thì thật tuyệt vời”. “When cars were black, the air was gray and America was great”

Dường như những doanh nghiệp ngày nay đang cố gắng giải quyết những thách thức đa dạng, với những thứ mới mẻ hơn những gì mà Henry Ford có thể tưởng tượng.

Edwards Deming, cha đẻ của quy trình cải tiến liên tục, và những ý tưởng của ông về quản lý chất lượng (khi lần đầu bị từ chối tại Mỹ) đã giúp hình thành xương sống của nền công nghiệp sản xuất máy móc ở Nhật Bản, từ giữa đến cuối thế kỉ 20. Quy trình ở đây – cụ thể là quy trình sản xuất, là mục tiêu trọng tâm của Deming trong nguyên lý cải tiến liên tục (continuous improvement). Và trong khi, Deming rất thành công trong những chủ đề như “động lực nội tại” (intrinsic motivation) và “sự biến đổi” (transformation) trong đầu sách “The New Economics” , khái niệm của ông vẫn kiên định nhắm vào cải tiến quy trình (process improvement), sự tuân theo các khuôn khổ (pattern matching) và nâng cao hiệu quả (increased efficiency).

Ngày nay, công việc không còn tuân theo những khuôn khổ. Hoặc nếu có sự tồn tại của khuôn khổ đi chăng nữa, máy móc và thuật toán sẽ hỗ trợ truyền tải thông tin và vận hành công việc nhanh hơn cả những người thợ lành nghề nhất. Trong thời đại của trí tuệ nhân tạo và lượng thông tin số hóa khổng lồ, không có gì ngạc nhiên khi các CEO tìm kiếm sự sáng tạo và đổi mới.

&nbsp

PHÁ VỠ CÁC KHUÔN KHỔ

Một khái niệm phổ biến xuất phát từ NLP (neuro-linguistic-programming, phương pháp lập trình ngôn ngữ tư duy) là ý tưởng của việc Phá Vỡ Các Khuôn Khổ. Lợi ích của “phá vỡ các khuôn khổ” rất rõ ràng là: khi các khuôn mẫu bị phá vỡ, các khía cạnh về một vấn đề có thể thay đổi, và từ đó các insights mới sẽ dễ dàng được phát hiện.

Xét về yếu tố “Năng Suất”, trong thời đại thông tin số hóa, các khuôn khổ bắt buộc phải bị phá vỡ. Xét về thời đại của Deming và Ford, họ đưa ra được những cái nhìn sâu sắc trong thời đại công nghiệp hóa, nhưng chiến lược kinh doanh của họ mới thực sự là những kinh nghiệm quý giá mà doanh nhân hiện nay nên học hỏi chứ không phải những khuôn khổ trong hoạt động sản xuất của.

Tính khuôn khổ, bắt buộc vẫn còn quan trọng khi áp dụng cho các quy trình vận chuyển, tuân thủ an toàn trong sản xuất nhưng để nâng cấp được chất lượng dịch vụ, trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thì “Đổi Mới” là vấn đề thiết yếu và “Con Người” là yếu tố cốt lõi để thực hiện điều này.

&nbsp

BẢY TỪ NGỮ “CHẾT CHÓC” TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH HIỆN NAY

Tuân theo những khuôn khổ, hiểu đơn giản là làm theo cách mà những người khác đã làm, đó không phải là một công thức thành công cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức. Hãy xem xét 7 từ sau đây, chúng đại diện cho một công thức vận hành hoàn hảo cho những tập đoàn công nghiệp giữa thể kỉ 20 và chúng cũng là một ly cocktail độc cho một doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại:

“That’s the way we’ve always done things.” – “Đó là cách mà chúng tôi luôn luôn dùng để làm việc”

Khả năng đổi mới (the ability to innovate) là một đặc điểm độc đáo của con người, Một bài viết của Bernard Marr đã từng chỉ rõ về 7 kỹ năng mà máy móc không thể làm tốt hơn con người , trong đó bao gồm: Lập chiến lược, tư duy phản biện và sự đồng cảm.

Khi con người tương tác với những mục tiêu mới, những điều khó dự đoán sẽ được dự đoán. Hãy tập trung vào những yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp của bạn: mô hình dây chuyền lắp ráp rập khuôn (assembly line model) sẽ không phù hợp với văn hóa của sự hợp tác, giao tiếp và tạo ảnh hưởng (collaboration, communication and impact).

&nbsp

SỰ ĐỔI MỚI VƯỢT TRÊN CẢ NHỮNG THUẬT TOÁN

Đổi mới là hướng đi duy nhất để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Quan sát con người và những quy trình hiện có theo một góc nhìn khác là cách tốt nhất để bắt đầu đổi mới.

Cuối cùng, nguồn gốc của mọi kỹ năng mềm mà các công ty đang khao khát chính là “trí tưởng tượng – imagination” , một khả năng độc đáo khác của con người, mà trong chúng ta ai cũng đã từng được sở hữu. Đây là khả năng để đưa ra được câu hỏi”Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?” từ đó nhận được những cơ hội mới, vượt trên những khuôn khổ, đây chính là nhiệm vụ của tất cả các nhà lãnh đạo cần phải làm.

Ngay cả khi bạn không thấy mình là người không có khả năng sáng tạo, hay không có khuynh hướng đổi mới, thì cũng hãy nhìn nhận lại. Bởi vì nếu những gì bạn tạo ra đang là một quy trình lặp đi lặp lại, thì đây chính là thời điểm để bạn “pattern interrupt” – phá vỡ những khuôn khổ, loại bỏ những hành động vô thức (unconscious) chỉ làm theo những gì đã có sẵn.

Có được tư duy phản biện là điều thực cần thiết, vì đó là tiền đề để bạn tạo ra những bước cải tiến cho doanh nghiệp của bạn, vì ngay cả trí tuệ AI cũng không thể làm điều đó cho bạn được đâu.


&nbsp

Chương trình iCEO là chương trình đào tạo cán bộ quản trị trong thời đại 4.0 với mục tiêu mang đến cho các các cấp lãnh đạo những kiến thức để quản trị doanh nghiệp sao cho thông minh (Intelligent) đáp ứng được yêu cầu của xu hướng số hóa (Internet). Chương trình được Việt hóa từ “Path to Excellence”, chương trình quản trị kinh doanh hàng đầu dành cho doanh nghiệp SME của CrossKnowledge, có thời lượng 5 tháng, bao gồm 10 học phần với sự hướng dẫn của HLV trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Học viện MVV và các chuyên gia hàng đầu của các lĩnh vực được giảng dạy.

  • Chương trình được khai giảng tại TP.HCM vào ngày 15/06/2019

    • Tìm hiểu thêm về chương trình tại ĐÂY.

&nbsp

Theo Chris Westfall – Forbes Business Blog

Hơn 77% các CEOs đang tìm kiếm nhân viên có được 2 kỹ năng quan trọng này

Apr 10, 2019

kỹ năng đổi mới và sáng tạo

Tim Cook, Oprah Winfrey and Steven Spielberg sharing ideas at Apple Headquarters

&nbsp

Theo khảo sát của PWC, hơn 77% các CEOs đang gặp khó khăn trong việc tìm được những nhân viên có được 2 kỹ năng Sáng Tạo và Đổi Mới (creativity and innovation skills). Tại sao thời đại AI và công nghệ số, các kỹ năng mềm như sáng tạo và đổi mới lại có nhu cầu cao đến vậy? Và bạn có thể làm gì để có thể khỏa lấp được những khoảng trống của thị trường hiện tại?

KHI SÁNG TẠO KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ

Vào những ngày đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, yêu tố Khuôn Khổ (Pattern) luôn quan trọng hơn yếu tố Con Người. Từ nhà máy sản xuất của Henry Ford đến những nguyên tắc quản lý của Edwards Deming (cha đẻ của quy trình quản lý chất lượng), tất cả quy trình đều phải theo khuôn mẫu, và thực tế cho thấy việc tuân thủ theo khuôn khổ mang lại lợi nhuận.

Việc tuân thủ này đảm bảo mọi thiết bị, công dụng cụ và chiếc Model T (chiếc xe hơi Hoa Kỳ nổi tiếng nhất thế kỷ 20) được xuất xưởng một cách ổn định, bền vững nhất có thể. Yếu tố sáng tạo đã từng thúc đẩy Ford thiết kế những hệ thống, quy trình mới trong thời gian đó, nhưng được dừng lại ngay lập tức, vì đổi mới đồng nghĩa với thất bại, mọi phương sai trong quy trình đều là sự thụt lùi trong lợi nhuận. Các biến số dư thừa trong khuôn khổ (pattern) được xác định, cô lập và loại bỏ. (identified – isolated and eliminated).

“Đây là thơi điểm mà những chiếc xe đều có màu đen, bầu không khí thì xám xịt và nước Mỹ thì thật tuyệt vời”. “When cars were black, the air was gray and America was great”

Dường như những doanh nghiệp ngày nay đang cố gắng giải quyết những thách thức đa dạng, với những thứ mới mẻ hơn những gì mà Henry Ford có thể tưởng tượng.

Edwards Deming, cha đẻ của quy trình cải tiến liên tục, và những ý tưởng của ông về quản lý chất lượng (khi lần đầu bị từ chối tại Mỹ) đã giúp hình thành xương sống của nền công nghiệp sản xuất máy móc ở Nhật Bản, từ giữa đến cuối thế kỉ 20. Quy trình ở đây – cụ thể là quy trình sản xuất, là mục tiêu trọng tâm của Deming trong nguyên lý cải tiến liên tục (continuous improvement). Và trong khi, Deming rất thành công trong những chủ đề như “động lực nội tại” (intrinsic motivation) và “sự biến đổi” (transformation) trong đầu sách “The New Economics” , khái niệm của ông vẫn kiên định nhắm vào cải tiến quy trình (process improvement), sự tuân theo các khuôn khổ (pattern matching) và nâng cao hiệu quả (increased efficiency).

Ngày nay, công việc không còn tuân theo những khuôn khổ. Hoặc nếu có sự tồn tại của khuôn khổ đi chăng nữa, máy móc và thuật toán sẽ hỗ trợ truyền tải thông tin và vận hành công việc nhanh hơn cả những người thợ lành nghề nhất. Trong thời đại của trí tuệ nhân tạo và lượng thông tin số hóa khổng lồ, không có gì ngạc nhiên khi các CEO tìm kiếm sự sáng tạo và đổi mới.

&nbsp

PHÁ VỠ CÁC KHUÔN KHỔ

Một khái niệm phổ biến xuất phát từ NLP (neuro-linguistic-programming, phương pháp lập trình ngôn ngữ tư duy) là ý tưởng của việc Phá Vỡ Các Khuôn Khổ. Lợi ích của “phá vỡ các khuôn khổ” rất rõ ràng là: khi các khuôn mẫu bị phá vỡ, các khía cạnh về một vấn đề có thể thay đổi, và từ đó các insights mới sẽ dễ dàng được phát hiện.

Xét về yếu tố “Năng Suất”, trong thời đại thông tin số hóa, các khuôn khổ bắt buộc phải bị phá vỡ. Xét về thời đại của Deming và Ford, họ đưa ra được những cái nhìn sâu sắc trong thời đại công nghiệp hóa, nhưng chiến lược kinh doanh của họ mới thực sự là những kinh nghiệm quý giá mà doanh nhân hiện nay nên học hỏi chứ không phải những khuôn khổ trong hoạt động sản xuất của.

Tính khuôn khổ, bắt buộc vẫn còn quan trọng khi áp dụng cho các quy trình vận chuyển, tuân thủ an toàn trong sản xuất nhưng để nâng cấp được chất lượng dịch vụ, trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thì “Đổi Mới” là vấn đề thiết yếu và “Con Người” là yếu tố cốt lõi để thực hiện điều này.

&nbsp

BẢY TỪ NGỮ “CHẾT CHÓC” TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH HIỆN NAY

Tuân theo những khuôn khổ, hiểu đơn giản là làm theo cách mà những người khác đã làm, đó không phải là một công thức thành công cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức. Hãy xem xét 7 từ sau đây, chúng đại diện cho một công thức vận hành hoàn hảo cho những tập đoàn công nghiệp giữa thể kỉ 20 và chúng cũng là một ly cocktail độc cho một doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại:

“That’s the way we’ve always done things.” – “Đó là cách mà chúng tôi luôn luôn dùng để làm việc”

Khả năng đổi mới (the ability to innovate) là một đặc điểm độc đáo của con người, Một bài viết của Bernard Marr đã từng chỉ rõ về 7 kỹ năng mà máy móc không thể làm tốt hơn con người , trong đó bao gồm: Lập chiến lược, tư duy phản biện và sự đồng cảm.

Khi con người tương tác với những mục tiêu mới, những điều khó dự đoán sẽ được dự đoán. Hãy tập trung vào những yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp của bạn: mô hình dây chuyền lắp ráp rập khuôn (assembly line model) sẽ không phù hợp với văn hóa của sự hợp tác, giao tiếp và tạo ảnh hưởng (collaboration, communication and impact).

&nbsp

SỰ ĐỔI MỚI VƯỢT TRÊN CẢ NHỮNG THUẬT TOÁN

Đổi mới là hướng đi duy nhất để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Quan sát con người và những quy trình hiện có theo một góc nhìn khác là cách tốt nhất để bắt đầu đổi mới.

Cuối cùng, nguồn gốc của mọi kỹ năng mềm mà các công ty đang khao khát chính là “trí tưởng tượng – imagination” , một khả năng độc đáo khác của con người, mà trong chúng ta ai cũng đã từng được sở hữu. Đây là khả năng để đưa ra được câu hỏi”Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?” từ đó nhận được những cơ hội mới, vượt trên những khuôn khổ, đây chính là nhiệm vụ của tất cả các nhà lãnh đạo cần phải làm.

Ngay cả khi bạn không thấy mình là người không có khả năng sáng tạo, hay không có khuynh hướng đổi mới, thì cũng hãy nhìn nhận lại. Bởi vì nếu những gì bạn tạo ra đang là một quy trình lặp đi lặp lại, thì đây chính là thời điểm để bạn “pattern interrupt” – phá vỡ những khuôn khổ, loại bỏ những hành động vô thức (unconscious) chỉ làm theo những gì đã có sẵn.

Có được tư duy phản biện là điều thực cần thiết, vì đó là tiền đề để bạn tạo ra những bước cải tiến cho doanh nghiệp của bạn, vì ngay cả trí tuệ AI cũng không thể làm điều đó cho bạn được đâu.


&nbsp

Chương trình iCEO là chương trình đào tạo cán bộ quản trị trong thời đại 4.0 với mục tiêu mang đến cho các các cấp lãnh đạo những kiến thức để quản trị doanh nghiệp sao cho thông minh (Intelligent) đáp ứng được yêu cầu của xu hướng số hóa (Internet). Chương trình được Việt hóa từ “Path to Excellence”, chương trình quản trị kinh doanh hàng đầu dành cho doanh nghiệp SME của CrossKnowledge, có thời lượng 5 tháng, bao gồm 10 học phần với sự hướng dẫn của HLV trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Học viện MVV và các chuyên gia hàng đầu của các lĩnh vực được giảng dạy.

  • Chương trình được khai giảng tại TP.HCM vào ngày 15/06/2019

    • Tìm hiểu thêm về chương trình tại ĐÂY.

&nbsp

Theo Chris Westfall – Forbes Business Blog