Jack Ma dành 10 năm để chuẩn bị người kế nhiệm, và đây là điều các nhà lãnh đạo nên học hỏi – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Jack Ma dành 10 năm để chuẩn bị người kế nhiệm, và đây là điều các nhà lãnh đạo nên học hỏi

Oct 18, 2018

Vừa qua, Ian Read, CEO của Pfizer đã thông báo về việc nghỉ hưu của mình và chuyển giao lại công việc cho Phó Giám đốc Albert Bourla. GE đã thông báo về sự ra đi của John Flannery, thay thế bằng thành viên hội đồng quản trị Larry Culp. Ở thời đại mà các CEO có thâm niên bắt đầu xem xét đến việc nghỉ hưu, các CEO mới có tầm nhìn ngắn hạn, sự xáo trộn về cấp bậc là chuyện bình thường, hội đồng quản trị và các nhà quản lý tuyển dụng cần tìm kiếm điều gì ở các ứng viên cho vị trí CEO? Hãy cùng tìm câu trả lời ở một trường hợp chuyển giao ở đầu kia của quả đất.

Tháng trước, Jack Ma đã thông báo rằng sẽ rời khỏi vị trí Chủ tịch Điều hành tại Alibaba, công ty mà ông đã sáng lập gần 20 năm về trước, giờ là một trong những đế chế hùng mạnh nhất tại Trung Quốc. Sự thay đổi nhân sự này đáng chú ý ở chỗ Jack Ma đã chuẩn bị người kế nhiệm cho mình trong cả thập niên qua. Daniel Zhang, người đã làm việc tại Alibaba trong 11 năm qua, đã trở thành CEO của công ty này vào 2015. Ông sẽ thay Jack Ma giữ vị trí Chủ tịch Điều hành vào tháng 9 năm 2019. Dù việc CEO trở thành chủ tịch điều hành không hẳn là hiếm, hiếm có công ty nào lại dành đến 10 năm để chuẩn bị cho một vị trí.

Tại sao Jack Ma lại đầu tư nhiều thời gian và công sức như vậy để phát triển Zhang? Ông muốn công ty tồn tại lâu dài. Trong khi các CEO hay thành viên hội đồng quản trị chỉ nghĩ đến giai đoạn 10 năm tới, Jack Ma lại không tính toán theo đơn vị thập niên, mà tính theo hàng thế kỷ. Ông đang lên kế hoạch để công ty tiếp tục tồn tại trong một trăm năm tới, và điều này có nghĩa rằng ông đang chuẩn bị cho nhiều sự chuyển giao. Thời gian thay đổi lãnh đạo luôn là giai đoạn dễ tổn thương trong vòng đời của một công ty. Đó là lý do Jack Ma dành nhiều công sức đến vậy cho sự chuyển giao quyền lực của chính mình.

Trong một nửa nhiệm kỳ của mình, Jack Ma không chỉ lãnh đạo công ty, mà còn đóng vai trò một người hướng dẫn. Trong quá trình coaching và đồng hành về mặt tư tưởng với các nhà điều hành, tôi đã nhận ra rằng những nhà lãnh đạo giỏi nhất cũng là những huấn luyện viên xuất sắc. Và kỹ năng huấn luyện, hướng dẫn không phải lúc nào cũng thuộc về bản năng, chúng có thể cải thiện thông qua rèn luyện. Một trong những lý do tôi tin rằng Jack Ma đã huấn luyện Zhang hiệu quả là trước đây ông đã từng là một giáo viên. Khi kể về câu chuyện của bản thân, Jack Ma đã từng nói rằng “giáo viên” là một trong những danh hiệu mà ông muốn người khác nói về mình. Một trong những lý do nghỉ hưu của ông là vì ông muốn trở lại vai trò giảng dạy. Ông tin rằng những người giáo viên tốt sẽ muốn học sinh của họ vượt qua giới hạn của chính bản thân mình. Với cách nghĩ như vậy, Jack Ma đã xem lãnh đạo và hướng dẫn là hai yếu tố song hành.

Dù không phải ai trong chúng ta cũng có background về giảng dạy, có 3 đặc điểm của một nhà huấn luyện mà chúng ta có thể học tập từ kỹ năng lãnh đạo của Jack Ma.

1. Tập trung vào người được huấn luyện, đừng tập trung vào bản thân

Những nhà lãnh đạo giỏi biết rằng trong việc phát triển nhân lực, phải ưu tiên tập trung vào người đang cần phát triển. Dù nghe có vẻ hiển nhiên, nhiều người vẫn thường xuyên bỏ qua nguyên tắc này và mải mê thể hiện kiến thức bản thân thay vì hướng đến người đang cần kiến thức. Người hướng dẫn phải nhớ rằng mục đích của họ là nâng tầm cho thế hệ tiếp theo, chuẩn bị để họ tiếp quản vị trí tiếp theo.

2. Hãy hiểu người mà bạn đang hướng dẫn

Các nhà lãnh đạo giỏi dành thời gian để tìm hiểu người mà họ đang hướng dẫn. Người được hướng dẫn không phải là một cái vỏ rỗng để bạn đổ kiến thức vào. Người đó có điểm mạnh và điểm yếu, có hy vọng và nguyện vọng của mình. Việc hiểu được những đặc điểm này sẽ giúp người hướng dẫn có nền tảng để đưa ra những lời khuyên của mình. Dù không phải ai cũng có 10 năm để xây dựng cho mình một người kế thừa, sự chuẩn bị của Jack Ma cho Zhang cho thấy sự quan trọng của mối quan hệ.

3. Tìm kiếm sự sẵn sàng về tư tưởng

Những nhà lãnh đạo tài năng sẵn sàng từ bỏ sự kiểm soát để đổi lấy sự sẵn sàng của người mà họ đang phát triển. Đạo Phật có một câu nói như sau: “Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện.” Tiêu chí của việc huấn luyện là người được huấn luyện phải sẵn sàng. Sự sẵn sàng ở đây chủ yếu không phải là về kỹ năng hay tài năng, mà là về tư tưởng – động lực trong việc học tập, sẵn sàng tiếp nhận phản hồi và tiếp nhận sự uốn nắn. Việc phát triển đòi hỏi kỷ luật và thực hành thường xuyên. Những nhà lãnh đạo giỏi tìm kiếm sự sẵn sàng về tư tưởng như vậy.

Việc trao quyền của Jack Ma đã thử thách những tiêu chí của chúng ta về quyền lực và sự thành công. Ông đã cho thấy việc đánh giá người lãnh đạo có giỏi hay không không chỉ nằm ở hiệu quả kinh doanh mà công ty đạt được khi người đó đang trong nhiệm kỳ, mà còn nằm ở việc công ty có phát triển tốt hay không sau khi người đó rời đi. Thời gian và nhiệm kỳ không phải là những thước đo duy nhất của quyền lực và sự thành công. Jack Ma đã cho ta thấy một thước đo khác: Sự tổng quản.

Thước đo này đặt ra câu hỏi: Tôi có thể tạo ra một doanh nghiệp bền vững thông qua việc giúp con người phát triển bền vững như thế nào? Đây chắc chắn là một hệ thống giá trị hoàn toàn khác, tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra những người có tầm nhìn xa trông rộng thay vì trở thành một người như vậy. Nó đòi hỏi nhà lãnh đạo không chỉ biết về nhân viên, mà phải hiểu về nhân viên. Điều này đồng nghĩa rằng những nhà lãnh đạo giỏi phải đánh thức được người giáo viên ẩn sâu bên trong họ.

Tác giả: Sanyin Siang, Việt hóa bởi MVV Academy.

Jack Ma dành 10 năm để chuẩn bị người kế nhiệm, và đây là điều các nhà lãnh đạo nên học hỏi

Oct 18, 2018

Vừa qua, Ian Read, CEO của Pfizer đã thông báo về việc nghỉ hưu của mình và chuyển giao lại công việc cho Phó Giám đốc Albert Bourla. GE đã thông báo về sự ra đi của John Flannery, thay thế bằng thành viên hội đồng quản trị Larry Culp. Ở thời đại mà các CEO có thâm niên bắt đầu xem xét đến việc nghỉ hưu, các CEO mới có tầm nhìn ngắn hạn, sự xáo trộn về cấp bậc là chuyện bình thường, hội đồng quản trị và các nhà quản lý tuyển dụng cần tìm kiếm điều gì ở các ứng viên cho vị trí CEO? Hãy cùng tìm câu trả lời ở một trường hợp chuyển giao ở đầu kia của quả đất.

Tháng trước, Jack Ma đã thông báo rằng sẽ rời khỏi vị trí Chủ tịch Điều hành tại Alibaba, công ty mà ông đã sáng lập gần 20 năm về trước, giờ là một trong những đế chế hùng mạnh nhất tại Trung Quốc. Sự thay đổi nhân sự này đáng chú ý ở chỗ Jack Ma đã chuẩn bị người kế nhiệm cho mình trong cả thập niên qua. Daniel Zhang, người đã làm việc tại Alibaba trong 11 năm qua, đã trở thành CEO của công ty này vào 2015. Ông sẽ thay Jack Ma giữ vị trí Chủ tịch Điều hành vào tháng 9 năm 2019. Dù việc CEO trở thành chủ tịch điều hành không hẳn là hiếm, hiếm có công ty nào lại dành đến 10 năm để chuẩn bị cho một vị trí.

Tại sao Jack Ma lại đầu tư nhiều thời gian và công sức như vậy để phát triển Zhang? Ông muốn công ty tồn tại lâu dài. Trong khi các CEO hay thành viên hội đồng quản trị chỉ nghĩ đến giai đoạn 10 năm tới, Jack Ma lại không tính toán theo đơn vị thập niên, mà tính theo hàng thế kỷ. Ông đang lên kế hoạch để công ty tiếp tục tồn tại trong một trăm năm tới, và điều này có nghĩa rằng ông đang chuẩn bị cho nhiều sự chuyển giao. Thời gian thay đổi lãnh đạo luôn là giai đoạn dễ tổn thương trong vòng đời của một công ty. Đó là lý do Jack Ma dành nhiều công sức đến vậy cho sự chuyển giao quyền lực của chính mình.

Trong một nửa nhiệm kỳ của mình, Jack Ma không chỉ lãnh đạo công ty, mà còn đóng vai trò một người hướng dẫn. Trong quá trình coaching và đồng hành về mặt tư tưởng với các nhà điều hành, tôi đã nhận ra rằng những nhà lãnh đạo giỏi nhất cũng là những huấn luyện viên xuất sắc. Và kỹ năng huấn luyện, hướng dẫn không phải lúc nào cũng thuộc về bản năng, chúng có thể cải thiện thông qua rèn luyện. Một trong những lý do tôi tin rằng Jack Ma đã huấn luyện Zhang hiệu quả là trước đây ông đã từng là một giáo viên. Khi kể về câu chuyện của bản thân, Jack Ma đã từng nói rằng “giáo viên” là một trong những danh hiệu mà ông muốn người khác nói về mình. Một trong những lý do nghỉ hưu của ông là vì ông muốn trở lại vai trò giảng dạy. Ông tin rằng những người giáo viên tốt sẽ muốn học sinh của họ vượt qua giới hạn của chính bản thân mình. Với cách nghĩ như vậy, Jack Ma đã xem lãnh đạo và hướng dẫn là hai yếu tố song hành.

Dù không phải ai trong chúng ta cũng có background về giảng dạy, có 3 đặc điểm của một nhà huấn luyện mà chúng ta có thể học tập từ kỹ năng lãnh đạo của Jack Ma.

1. Tập trung vào người được huấn luyện, đừng tập trung vào bản thân

Những nhà lãnh đạo giỏi biết rằng trong việc phát triển nhân lực, phải ưu tiên tập trung vào người đang cần phát triển. Dù nghe có vẻ hiển nhiên, nhiều người vẫn thường xuyên bỏ qua nguyên tắc này và mải mê thể hiện kiến thức bản thân thay vì hướng đến người đang cần kiến thức. Người hướng dẫn phải nhớ rằng mục đích của họ là nâng tầm cho thế hệ tiếp theo, chuẩn bị để họ tiếp quản vị trí tiếp theo.

2. Hãy hiểu người mà bạn đang hướng dẫn

Các nhà lãnh đạo giỏi dành thời gian để tìm hiểu người mà họ đang hướng dẫn. Người được hướng dẫn không phải là một cái vỏ rỗng để bạn đổ kiến thức vào. Người đó có điểm mạnh và điểm yếu, có hy vọng và nguyện vọng của mình. Việc hiểu được những đặc điểm này sẽ giúp người hướng dẫn có nền tảng để đưa ra những lời khuyên của mình. Dù không phải ai cũng có 10 năm để xây dựng cho mình một người kế thừa, sự chuẩn bị của Jack Ma cho Zhang cho thấy sự quan trọng của mối quan hệ.

3. Tìm kiếm sự sẵn sàng về tư tưởng

Những nhà lãnh đạo tài năng sẵn sàng từ bỏ sự kiểm soát để đổi lấy sự sẵn sàng của người mà họ đang phát triển. Đạo Phật có một câu nói như sau: “Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện.” Tiêu chí của việc huấn luyện là người được huấn luyện phải sẵn sàng. Sự sẵn sàng ở đây chủ yếu không phải là về kỹ năng hay tài năng, mà là về tư tưởng – động lực trong việc học tập, sẵn sàng tiếp nhận phản hồi và tiếp nhận sự uốn nắn. Việc phát triển đòi hỏi kỷ luật và thực hành thường xuyên. Những nhà lãnh đạo giỏi tìm kiếm sự sẵn sàng về tư tưởng như vậy.

Việc trao quyền của Jack Ma đã thử thách những tiêu chí của chúng ta về quyền lực và sự thành công. Ông đã cho thấy việc đánh giá người lãnh đạo có giỏi hay không không chỉ nằm ở hiệu quả kinh doanh mà công ty đạt được khi người đó đang trong nhiệm kỳ, mà còn nằm ở việc công ty có phát triển tốt hay không sau khi người đó rời đi. Thời gian và nhiệm kỳ không phải là những thước đo duy nhất của quyền lực và sự thành công. Jack Ma đã cho ta thấy một thước đo khác: Sự tổng quản.

Thước đo này đặt ra câu hỏi: Tôi có thể tạo ra một doanh nghiệp bền vững thông qua việc giúp con người phát triển bền vững như thế nào? Đây chắc chắn là một hệ thống giá trị hoàn toàn khác, tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra những người có tầm nhìn xa trông rộng thay vì trở thành một người như vậy. Nó đòi hỏi nhà lãnh đạo không chỉ biết về nhân viên, mà phải hiểu về nhân viên. Điều này đồng nghĩa rằng những nhà lãnh đạo giỏi phải đánh thức được người giáo viên ẩn sâu bên trong họ.

Tác giả: Sanyin Siang, Việt hóa bởi MVV Academy.