Jan 13, 2021
Cuộc cách mạng công nghiệp đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực và nó đặt ra thách thức rất lớn cho nên quản trị doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp linh hoạt thay đổi chiến lược để thích nghi thì sẽ nắm bắt được những cơ hội khổng lồ mà cuộc cách mạng này mang lại. Tuy nhiên, thế giới từng chứng kiến sự sụp đổ có hệ thống của những tên tuổi lừng lẫy mà một phần nguyên nhân bắt nguồn từ tư duy quản trị điều hành kinh doanh của các nhà lãnh doanh nghiệp không linh hoạt và thích ứng với hoàn cảnh, điển hình như Nokia.
Vậy chúng ta nên trang bị những gì để có thể đối mặt với những thách thức và phát triển tốt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 này? Hôm nay, tôi là Ngô Ngọc Danh – Giảng viên Học viện doanh nhân MVV sẽ chia sẻ với các bạn về những nguyên tắc và kỹ năng cơ bản trong thời kỳ đổi mới nhé.
Trước đây, tôi đã tình cờ đọc một bài báo viết về sự thay đổi ngoạn mục của một Hãng hàng không nổi tiếng tại Nhật Bản – Japan Arline – JAL. Sự việc xảy ra vào tháng 5 năm 2010 khi các lãnh đạo cấp cao của Hãng hàng không này nhận được thông báo phải tham gia một chương trình đào tạo lãnh đạo, kéo dài 17 buổi trong vòng một tháng. Sau khi nhận được thông báo này, hầu hết các vị lãnh đạo đều tỏ thái độ không đồng tình. Có một lý do chính đáng để giải thích cho phản ứng này là vì JAL đã trở thành cơ quan thuộc sự giám sát của toà án sau khi huỷ niêm yết vào đầu năm và chuẩn bị sẽ có một cuộc tái cơ cấu quy mô lớn sau khoảng hai tháng nữa. Vì thế, đối với các vị lãnh đạo hiện naycó quá nhiều vấn đề khó khăn, cấp bách cần phải giải quyết trong giai đoạn này như việc tái cơ cấu tổ chức hơn là phải tham gia các lớp học đào tạo nhàm chán. Đối với họ, nội dung đào tạo hầu hết là các chương trình mang tính triết lý như mục đích và ý nghĩa của việc kinh doanh là gì hoặc các nội dung liên quan đến thái độ đối với cuộc sống, chẳng hạn như lòng can đảm, tinh thần quyết tâm và sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau hoặc những nội dung chỉ mang tính chất lý luận về việc phải coi trọng dòng tiền và lợi nhuận.
Tại thời điểm đó, ông Inamori Kazuo – Chủ tịch danh dự Kyocera, người được gọi với danh xưng “thần kinh doanh”, đã được mời về làm cố vấn kinh doanh đặc biệt cho JAL khi công ty này đang bên bờ vực phá sản. Sau khi về công ty, ông đã đưa ra một chương trình đào tạo về triết lý kinh doanh và nhân sinh quan tưởng chừng hơi thái quá. Đã có rất nhiều người nghĩ rằng doanh nghiệp không phải là trường học, hơn nữa cách tiếp cận này là không hợp lý trong tình thế khẩn cấp sống còn như vậy. Thế nhưng, sau khi đầu tư rất nhiều thời gian vào chương trình đào tạo đó, ông Inamori Kazuo đã đạt được những thành quả đáng kinh ngạc và chương trình đào tạo này cũng đã khích lệ sự thay đổi về thái độ, quan điểm của các lãnh đạo, quản lý cấp trung và nhân viên về tình hình hiện tại của công ty. Cụ thể, các phi công đã biết tái sử dụng cốc giấy, các kỹ sư biết sử dụng lại găng tay chống dầu,…Tất cả đã cùng tham gia để tiết kiệm chi phí và thay đổi. Từ đó, các rào cản trong tổ chức dần được phá bỏ, JAL hình thành một nền văn hoá mới mà trong đó tất cả đều hướng tới một mục tiêu duy nhất. Chính điều này đã giúp JAL vô cùng thành công trong việc tạo nên kỳ tích hồi sinh trong một thời gian ngắn.
Qua câu chuyện trên, ta có thể thấy rằng sự đổi mới được coi là giá trị cao nhất trong thời đại hiện nay và đã có rất nhiều tổ chức nhìn ra được tầm quan trọng của khả năng thay đổi, tính linh hoạt, tư duy sáng tạo phá vỡ mọi quy luật trong sự phát triển bền vững của công ty.
Trên thực tế, có nhiều sách đào tạo về kinh doanh nhấn mạnh rằng bạn cần phải thiết lập chiến lược thích nghi với môi trường thay đổi và bạn phải hình thành văn hóa của tổ chức sao cho phù hợp với chiến lược của bạn. Điều này là đúng, tuy nhiên cá nhân tôi nghĩ rằng văn hóa của tổ chức quan trọng hơn chiến lược. Do các yếu tố như sự vô lý của con người và sự giới hạn của thông tin…nên chúng ta không thể thiết lập một chiến lược hoàn hảo đáp ứng được mọi sự thay đổi môi trường. Do vậy, nếu bạn có một nền văn hóa tổ chức vững mạnh, ngay cả khi bạn nhất thời đưa ra chiến lược sai lầm thì các thành viên trong tổ chức cũng sẽ điều chỉnh và nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của môi trường. Ngược lại, nếu văn hóa tổ chức yếu kém, dù tổ chức có đang đạt được thành quả cao trong một thời gian ngắn thông qua một chiến lược ngẫu nhiên phù hợp với môi trường, thì thành quả đó cũng khó có thể được duy trì bền lâu.
Văn hoá tổ chức là giá trị mà tất cả các thành viên trong tổ chức đó cùng chia sẻ. Nó là tiêu chuẩn và nguyên tắc để mọi người cùng hành động và đánh giá. Nếu giá trị của tổ chức được thống nhất, rõ ràng, nó có thể đem lại một môi trường làm việc lành mạnh, lý tưởng và đầy nhiệt huyết cho nhân viên.
Nhưng nếu tiêu chuẩn để hành động và đánh giá không rõ ràng và thường xuyên thay đổi, tổ chức sẽ mất đi phương hướng của mình như thể nó là một con thuyền đang được chèo lái theo nhiều hướng khác nhau, tức là tổ chức đó dễ bị lung lay. Ông Inamori Kazuo đã nhìn thấu được điều này và xác định rằng việc thay đổi ý thức của các thành viên là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian đó của JAL. Đó là chính là lý do tại sao ông ấy là một CEO vĩ đại.
Cùng với việc thay đổi triết lý cơ bản về cuộc sống, thái độ căn bản đối với việc quản lý của các thành viên trong tổ chức JAL ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và sáng suốt hơn. Bởi vì họ cùng nhau tham gia thay đổi, họ đã tạo ra được những thành quả đáng kinh ngạc. Hiện tượng bất đồng ý kiến giữa bộ phận lập chiến lược và bộ phận thực hiện chiến lược; thói quen lập chiến lược xa rời với thực tế trước đây đã biến mất. Lợi nhuận cho mỗi chuyến bay được tính toán một cách kỹ lưỡng, các quyết định được người chịu trách nhiệm xem xét và đưa ra một cách cẩn trọng nên sự kém hiệu quả và lãng phí đã dần được hạn chế. Điều này sẽ không thể xảy ra nếu không có sự thay đổi trong tổ chức.
Gần đây, một nhóm điều tra của DBR đã thực hiện tìm hiểu các yếu tố làm nên thành công của câu lạc bộ bóng chày tại một Trường trung học phổ thông ở Hàn Quốc. Để thoát khỏi nguy cơ bị đóng cửa, trường này đã thành lập một câu lạc bộ bóng chày. Do không hề có chút danh tiếng nào, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thành lập một câu lạc bộ bao gồm những tuyển thủ bóng chày không có đủ khả năng theo học tại những trường trung học danh tiếng. Thế nhưng, các thành viên trong nhóm đều là những học sinh lớp 10 của một trường ở vùng nông thôn, và họ đã gặt hái được thành tích kinh ngạc trong giải vô địch quốc gia.
Bí quyết thành công ở đây không phải là nhờ có một chiến lược hào nhoáng, mà nó dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ bản một cách đáng ngạc nhiên. Đội bóng chày của này đã đưa ra nguyên tắc cho các tuyển thủ là dù có mệt đến đâu vẫn phải tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp. Huấn luyện viên câu lạc bộ bóng chày theo sát và động viên các tuyển thủ tham dự các buổi học trên lớp chăm chỉ. Ngoài ra, ông đã truyền dạy cho các tuyển thủ những triết lý vững chắc, trong đó nhấn mạnh về đạo đức con người. Ví dụ như đức tính thành thật còn quan trọng hơn cả kỹ năng chơi bóng chày. Ông đã dẫn dắt các tuyển thủ để không dao động kể cả khi có khó khăn, thất bại. Với ông việc kiên định rèn luyện những nền tảng, nguyên tắc cơ bản còn quan trọng hơn những bài học về kỹ thuật. Các tuyển thủ của đội bóng này – những người chỉ được trang bị hành trang là đạo đức và nền tảng cơ bản đã bất chấp sự ngăn cản của các giáo viên khác về khả năng thua cuộc và họ đã thắp lên tinh thần quyết chiến, càn quét giải bóng chày quốc gia và trở thành nhà vô địch cực kỳ ấn tượng.
Tôi tin rằng chiến lược tốt nhất để đối phó với mọi thách thức trong thời đại mà mọi thứ không chắc chắn như hiện nay đang nằm trong chính những nguyên tắc và kỹ năng cơ bản như vậy. Nếu niềm tin và những giá trị mà các thành viên trong một tổ chức cùng chia sẻ thực sự vững vàng, thì kỳ tích có thể được tạo ra trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.
Tôi hy vọng qua nội dung chia sẻ như trên sẽ giúp các bạn rút ra được những nguyên tắc và kỹ năng cơ bản để ứng phó kịp thời và nắm bắt được những cơ hội trong thời kỳ đổi mới này.
Chúc các bạn thành công
Sign up for newsletters
Highlights
Jan 13, 2021
The industrial revolution is strongly affecting almost all industries and fields and it poses a great challenge for corporate governance. If the enterprise flexibly changes its strategy to adapt, it will seize the huge opportunities that this revolution brings. However, the world has seen a systematic collapse of famous names, partly caused by the business management thinking of business leaders who are not flexible and adaptable to business. scene, as typical as Nokia.
So what should we equip to face the challenges and thrive in this era of industrial revolution 4.0? Today, my name is Ngo Ngoc Danh – MVV Entrepreneur Academy will share with you about the basic principles and skills in the innovation period.
Previously, I happened to read an article about the spectacular change of a famous airline in Japan – Japan Arline – JAL. The incident happened in May 2010 when the leaders The airline’s senior leaders were told to attend a leadership training program that lasted 17 sessions a month. After receiving this announcement, most of the leaders expressed disagreement. There is a good reason for this response is that JAL became a body of court scrutiny after delisting at the beginning of the year and is set to have a large-scale restructuring later. about two months. Therefore, for the current leaders, there are too many difficult and urgent issues to be solved at this stage like organizational restructuring rather than having to attend boring training classes. For them, the training content is mostly philosophical programs like what the purpose and meaning of the business is or content related to an attitude towards life, such as courage. , the spirit of determination and concern to help each other or the only theoretical content about having to respect cash flow and profit.
At that time, Mr. Inamori Kazuo – Honorary Chairman of Kyocera, who was called “entrepreneurship”, was invited to be JAL’s special business advisor when the company was on the verge of bankruptcy. . After returning to the company, he launched a training program on business philosophy and life that seemed a bit outrageous. There have been a lot of people who think that business is not school, furthermore this approach is unreasonable in such a critical emergency. However, after investing a lot of time in that training program, Mr. Inamori Kazuo has achieved amazing results and this training program has also encouraged a change in attitudes and attitudes of leaders, middle managers and employees about the current situation of the company. Specifically, the pilots know how to reuse paper cups, engineers know how to reuse oil-resistant gloves, … All joined together to save costs and change. Since then, the barriers in the organization are gradually broken down, and JAL has formed a new culture in which all are towards a single goal. This has helped JAL to be extremely successful in creating a revival miracle in a short time.
Through the above story, we can see that innovation is considered the highest value in the current era and many organizations recognize the importance of the ability to change, flexibility, and thinking. Creativity breaks all rules in the sustainable development of the company.
In fact, there are many business training books that emphasize that you need to set up a strategy to adapt to the changing environment and that you must shape your organization’s culture to match your strategy. This is true, however I personally think that organizational culture is more important than strategy. Due to factors such as human absurdity and limited information … we cannot formulate a perfect strategy to respond to all environmental changes. Therefore, if you have a strong organizational culture, even if you temporarily make the wrong strategy, the members of the organization will adjust and quickly adapt to the changes of the environment. . Conversely, if the organizational culture is weak, even if the organization is achieving high performance in a short period of time through an environmentally sound random strategy, then that performance will hardly be sustained. durable.
Organizational culture is a value that all members of the organization share. It is the standard and the principle for everyone to act and evaluate. If the organizational values are unified and clear, it can bring a healthy, ideal and enthusiastic working environment to employees.
But if the criteria for action and evaluation are not clear and constantly changing, the organization loses its direction as if it were a boat being driven in different directions, i.e. the organization. easy to be shaken. Mr. Inamori Kazuo saw through this and determined that changing the members’ consciousness was the most important task of JAL’s time. That is exactly why he is such a great CEO.
Along with the change of the basic philosophy of life, the basic attitude towards the management of the members of the JAL organization becomes stronger and more intelligent. Because they participate in the change together, they have achieved amazing results. The phenomenon of disagreement between the strategy planning department and the strategy implementation department; the former habit of strategic planning was gone. Profits per flight are carefully calculated, decisions are carefully reviewed and made by the responsible person, so inefficiency and waste have been gradually reduced. This wouldn’t have happened without a change in organization.
Recently, a DBR investigation team investigated the factors that make a baseball club successful in a Korean high school. To escape the danger of being shut down, the school formed a baseball club. With no reputation at all, they had no choice but to form a club of baseball players who could not afford to attend prestigious high schools. However, the team members were all 10th graders of a rural school, and they had achieved amazing achievements in the national championships.
The secret to success here is not because of a flashy strategy, but it is based on surprising fundamentals and principles. This baseball team has laid out the rules for the Players, no matter how tired they are, still have to participate fully in class. The baseball club coach closely follows and encourages the players to attend classes hard. In addition, he taught the players a solid philosophy, which emphasizes human morality. For example, honesty is more important than the skill of playing baseball. He led the players to not waver even when there were difficulties and failures. For him the steadfast training of foundations and fundamentals is more important than technical lessons. The players of this team – who were armed only with the ethics and basic foundations, defied other teachers’ resistance to the possibility of losing and sparked a spirit of determination, sweep the national baseball tournament and become an extremely impressive champion.
I believe that the best strategy for dealing with all the challenges in an age where things are so uncertain lies within the very basic principles and skills. If the beliefs and values that members of an organization share are truly strong, a feat can be created under any difficult situation.
I hope through the above sharing content will help you draw the basic principles and skills to promptly respond and seize opportunities in this innovation period.
Good luck to you
Sign up for newsletters
Highlights