Niềm tin và tính riêng tư – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Niềm tin và tính riêng tư

Aug 03, 2018

Câu chuyện “Hà Nội đề xuất thu phí chia sẻ dữ liệu dân cư, thu 300 tỉ đồng/năm”gần đây đặt ra một vấn đề quan trọng hơn rất nhiều về quyền riêng tư của công dân và mức độ tin cậy cần thiết giữa các cá nhân, giữa cá nhân và các dịch vụ công quyền để vận hành xã hội.

Tác giả Đào Trung Thành - CTO, MVV Group, Huấn luyện viên chương trình iCEO.

Phần này, tác giả lấy ý tưởng chủ yếu từ cuốn sách Augmented: Life in the Smart Lane của Brett King và nhiều chỗ copy phần tiếng Việt đang được Saigon Books biên dịch mà tác giả có góp ý và viết lời giới thiệu.

Ở thế giới cũ, thế giới trước “Kỷ nguyên tăng cường (Augmented Age)”- thuật ngữ của Brett King”- tất cả mọi người đã kết nối với nhau. Bạn sống ở làng quê, có khả năng mọi người cùng một họ Nguyễn, Phạm, Trần, Đào, Ở đó người ta biết cả lai lịch 3 đời nhà các bạn và các bạn biết rành rẽ lịch sử cá nhân một người.

Tuy nhiên, khi bạn bước ra phố, mọi việc khác đi ít nhiều. Ở khu phố cũ, mọi người vẫn có thể biết nhau nhưng chưa chắc biết nguồn gốc, xuất xứ, ông bà của người đối diện. Rồi đến một xã hội chung cư khác, nơi mà mọi người may mắn chỉ chào nhau ở cầu thang thì xã xã hội gần gũi với yếu tố tin tưởng hữu hình đến một xã hội nơi mọi người đều hầu như vô danh. Sự vô danh là mảnh đất màu mỡ cho những nỗi sợ hãi như “tôi không biết bạn là ai, bạn trông khác với tôi, bạn không nói được ngôn ngữ của tôi...”

Rồi đến một xã hội trên mạng, tạm gọi là ảo, dù tôi không đồng ý với từ ảo lắm. Đơn giản là nó mới xuất hiện độ chừng 10, 20 năm nay trong đó chúng ta có những avatar, những thực thể số (digital entity) đại diện con người “thực” trên mạng. Như thế nhiều khi chúng ta chỉ biết đến đối phương qua những nick name, hình ảnh mà người ấy cung cấp trên trang cá nhân mà thường là lung linh kỳ ảo hơn đời thường.

Giờ đây khi kết nối với nhau qua cảm biến, dữ liệu, mạng xã hội và trong một bối cảnh rộng lớn hơn, chúng ta cần phải suy nghĩ về sự tin tưởng và quyền riêng tư theo những cách khác nhau.

Lúc ấy sự giao tiếp và thông tin về bản thân là một yếu tố để xây dựng lòng tin với nhau, như thế chúng ta mới có thể giao tiếp và thoải mái tin cậy người đối thoại. Tôi tin nhiều người không muốn kết bạn với một kẻ vô danh trên mạng, núp sau một avatar không có mặt người, loại cây cỏ, chó, mèo gì đó. Khi đó sự riêng tư cần phải được thỏa hiệp ít nhiều để đổi lấy sự tin cậy. Bạn cần phải tiết lộ một vài thông tin cá nhân của bạn cho đối phương để tạo sự tin tưởng trong giao tiếp.

Đương nhiên có nhiều dữ liệu rất thiêng liêng đối với chúng ta. Nhịp tim, dấu vân tay, địa chỉ nhà và các dữ liệu tương tự là những thứ mà chúng ta cảm thấy cần được bảo mật. Tuy nhiên, chúng ta đang chia sẻ dữ liệu trên ứng dụng Zalo, đăng ảnh chụp xung quanh nhà trên Instagram và những tương tác khác với địa chỉ nhà riêng được mã hóa trong dữ liệu. Nếu chúng ta muốn nhận được dịch vụ chăm sóc y tế tiên tiến trong tương lai, chúng ta cũng cần phải chia sẻ dữ liệu sinh học nữa. Mọi việc đều có mặt trắng đen, và cả vùng xám nữa.

Ngày nay, nếu chúng ta muốn sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không thương mại, ta cần chia sẻ thông tin cá nhân với hãng đó cũng như với nhân viên an ninh tại sân bay. Nếu không, họ sẽ không cho chúng ta lên máy bay. Tại sao chúng ta tin tưởng giao cho một nhân viên hàng không ngày sinh và địa chỉ nhà riêng của mình hơn là trao đổi với đồng nghiệp? Tuy rằng không có một câu trả lời nhất định, những quyết định này đã được xác định trong hình thức tương tác. Một số tương tác đòi hỏi tính minh bạch và yêu cầu ít tính bảo mật hơn.

Tín hiệu cho sự tin tưởng sẽ trở thành những thành phần ngầm nhúng trong thế giới của chúng ta, nhưng chúng ta phải chia sẻ những dữ liệu nào để được tin tưởng? Nếu bạn đi vào một cửa hàng bán lẻ, tôi không cần phải biết bạn có tiền án tiền sự hay không, con cái bạn học trường nào hay sức khỏe của bạn có tốt không. Tuy nhiên, tôi cẩn biết bạn có đủ tiền trong tài khoản để thực hiện giao dịch hay không cũng như thông tin xác minh danh tính để biết chắc rằng bạn không đánh cắp ví kỹ thuật số của ai đó.

Điều oái oăm là nếu bạn càng muốn bảo mật dữ liệu của mình, sẽ càng ít người tin tưởng bạn. Đương nhiên một số dữ liệu sẽ cần được bảo mật và giữ kín đáo nhưng những dữ liệu khác cần được cởi mở hơn. Nếu không, bạn sẽ không thể sử dụng xe tự lái trong tương lai và khi bạn cấm nó chia sẻ dữ liệu với các phương tiện khác hoặc với mạng lưới vệ tinh giúp nó định vị - đó sẽ là thảm họa cho bạn và những người xung quanh. Nếu bạn từ chối đeo thiết bị theo dõi nhịp tim hoặc không uống thiết bị nuốt để nhận thông tin sinh học, bạn bắt buộc phải trả tiền bảo hiểm y tế cao hơn. Nếu bạn không có hồ sơ việc làm kỹ thuật số, bạn sẽ cho là người bảo thủ hoặc có điều gì đó mờ ám muốn giấu.

Chúng ta hay được cảnh báo không nên đăng thông tin cá nhân của chúng lên Facebook, Instagram hoặc Snapchat, nhưng hai mươi năm trước, chúng ta chẳng thấy có vấn đề gì với cuốn sổ danh bạ chứa tên, địa chỉ và số điện thoại riêng đã được chia sẻ trên những trang vàng.

"Kỷ nguyên Tăng cường" sẽ cho phép bạn an toàn hơn và có nhiều quyền kiểm soát dữ liệu mà bạn chia sẻ hơn bao giờ hết, nhưng hãy chuẩn bị tinh thần rằng nó cũng cần độ minh bạch tối thiểu để bạn được tin tưởng trong xã hội này. Niềm tin trong “Kỷ nguyên Tăng cường” hoàn toàn tùy thuộc vào việc bạn có sử dụng công nghệ hay không và liệu bạn có đủ khả năng tận dụng công nghệ đó để tạo lợi thế cho bản thân trong một cộng đồng kỹ thuật số hay không.

Tóm lại, ở một xã hội số rộng lớn và trong một “Xã hội tăng cường” (Augmented Social) chúng ta cần phải thỏa hiệp giữa tính riêng tư và lòng tin cậy để có thể sống một cách thoải mái trong đó. Bạn sẽ không thể thiết lập lòng tin mà không chia sẻ, không dùng công nghệ và không có lai lịch. Đương nhiên, đừng chia sẻ quá mức, nhưng cũng đừng tự cô lập bản thân.

Tác giả: Đào Trung Thành, CTO - MVV Group, HLV học phần Quản trị Tri thức trong Kỷ nguyên Số trong chương trình Quản trị Kinh doanh Thông minh - iCEO.

Niềm tin và tính riêng tư

Aug 03, 2018

Câu chuyện “Hà Nội đề xuất thu phí chia sẻ dữ liệu dân cư, thu 300 tỉ đồng/năm”gần đây đặt ra một vấn đề quan trọng hơn rất nhiều về quyền riêng tư của công dân và mức độ tin cậy cần thiết giữa các cá nhân, giữa cá nhân và các dịch vụ công quyền để vận hành xã hội.

Tác giả Đào Trung Thành - CTO, MVV Group, Huấn luyện viên chương trình iCEO.

Phần này, tác giả lấy ý tưởng chủ yếu từ cuốn sách Augmented: Life in the Smart Lane của Brett King và nhiều chỗ copy phần tiếng Việt đang được Saigon Books biên dịch mà tác giả có góp ý và viết lời giới thiệu.

Ở thế giới cũ, thế giới trước “Kỷ nguyên tăng cường (Augmented Age)”- thuật ngữ của Brett King”- tất cả mọi người đã kết nối với nhau. Bạn sống ở làng quê, có khả năng mọi người cùng một họ Nguyễn, Phạm, Trần, Đào, Ở đó người ta biết cả lai lịch 3 đời nhà các bạn và các bạn biết rành rẽ lịch sử cá nhân một người.

Tuy nhiên, khi bạn bước ra phố, mọi việc khác đi ít nhiều. Ở khu phố cũ, mọi người vẫn có thể biết nhau nhưng chưa chắc biết nguồn gốc, xuất xứ, ông bà của người đối diện. Rồi đến một xã hội chung cư khác, nơi mà mọi người may mắn chỉ chào nhau ở cầu thang thì xã xã hội gần gũi với yếu tố tin tưởng hữu hình đến một xã hội nơi mọi người đều hầu như vô danh. Sự vô danh là mảnh đất màu mỡ cho những nỗi sợ hãi như “tôi không biết bạn là ai, bạn trông khác với tôi, bạn không nói được ngôn ngữ của tôi...”

Rồi đến một xã hội trên mạng, tạm gọi là ảo, dù tôi không đồng ý với từ ảo lắm. Đơn giản là nó mới xuất hiện độ chừng 10, 20 năm nay trong đó chúng ta có những avatar, những thực thể số (digital entity) đại diện con người “thực” trên mạng. Như thế nhiều khi chúng ta chỉ biết đến đối phương qua những nick name, hình ảnh mà người ấy cung cấp trên trang cá nhân mà thường là lung linh kỳ ảo hơn đời thường.

Giờ đây khi kết nối với nhau qua cảm biến, dữ liệu, mạng xã hội và trong một bối cảnh rộng lớn hơn, chúng ta cần phải suy nghĩ về sự tin tưởng và quyền riêng tư theo những cách khác nhau.

Lúc ấy sự giao tiếp và thông tin về bản thân là một yếu tố để xây dựng lòng tin với nhau, như thế chúng ta mới có thể giao tiếp và thoải mái tin cậy người đối thoại. Tôi tin nhiều người không muốn kết bạn với một kẻ vô danh trên mạng, núp sau một avatar không có mặt người, loại cây cỏ, chó, mèo gì đó. Khi đó sự riêng tư cần phải được thỏa hiệp ít nhiều để đổi lấy sự tin cậy. Bạn cần phải tiết lộ một vài thông tin cá nhân của bạn cho đối phương để tạo sự tin tưởng trong giao tiếp.

Đương nhiên có nhiều dữ liệu rất thiêng liêng đối với chúng ta. Nhịp tim, dấu vân tay, địa chỉ nhà và các dữ liệu tương tự là những thứ mà chúng ta cảm thấy cần được bảo mật. Tuy nhiên, chúng ta đang chia sẻ dữ liệu trên ứng dụng Zalo, đăng ảnh chụp xung quanh nhà trên Instagram và những tương tác khác với địa chỉ nhà riêng được mã hóa trong dữ liệu. Nếu chúng ta muốn nhận được dịch vụ chăm sóc y tế tiên tiến trong tương lai, chúng ta cũng cần phải chia sẻ dữ liệu sinh học nữa. Mọi việc đều có mặt trắng đen, và cả vùng xám nữa.

Ngày nay, nếu chúng ta muốn sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không thương mại, ta cần chia sẻ thông tin cá nhân với hãng đó cũng như với nhân viên an ninh tại sân bay. Nếu không, họ sẽ không cho chúng ta lên máy bay. Tại sao chúng ta tin tưởng giao cho một nhân viên hàng không ngày sinh và địa chỉ nhà riêng của mình hơn là trao đổi với đồng nghiệp? Tuy rằng không có một câu trả lời nhất định, những quyết định này đã được xác định trong hình thức tương tác. Một số tương tác đòi hỏi tính minh bạch và yêu cầu ít tính bảo mật hơn.

Tín hiệu cho sự tin tưởng sẽ trở thành những thành phần ngầm nhúng trong thế giới của chúng ta, nhưng chúng ta phải chia sẻ những dữ liệu nào để được tin tưởng? Nếu bạn đi vào một cửa hàng bán lẻ, tôi không cần phải biết bạn có tiền án tiền sự hay không, con cái bạn học trường nào hay sức khỏe của bạn có tốt không. Tuy nhiên, tôi cẩn biết bạn có đủ tiền trong tài khoản để thực hiện giao dịch hay không cũng như thông tin xác minh danh tính để biết chắc rằng bạn không đánh cắp ví kỹ thuật số của ai đó.

Điều oái oăm là nếu bạn càng muốn bảo mật dữ liệu của mình, sẽ càng ít người tin tưởng bạn. Đương nhiên một số dữ liệu sẽ cần được bảo mật và giữ kín đáo nhưng những dữ liệu khác cần được cởi mở hơn. Nếu không, bạn sẽ không thể sử dụng xe tự lái trong tương lai và khi bạn cấm nó chia sẻ dữ liệu với các phương tiện khác hoặc với mạng lưới vệ tinh giúp nó định vị - đó sẽ là thảm họa cho bạn và những người xung quanh. Nếu bạn từ chối đeo thiết bị theo dõi nhịp tim hoặc không uống thiết bị nuốt để nhận thông tin sinh học, bạn bắt buộc phải trả tiền bảo hiểm y tế cao hơn. Nếu bạn không có hồ sơ việc làm kỹ thuật số, bạn sẽ cho là người bảo thủ hoặc có điều gì đó mờ ám muốn giấu.

Chúng ta hay được cảnh báo không nên đăng thông tin cá nhân của chúng lên Facebook, Instagram hoặc Snapchat, nhưng hai mươi năm trước, chúng ta chẳng thấy có vấn đề gì với cuốn sổ danh bạ chứa tên, địa chỉ và số điện thoại riêng đã được chia sẻ trên những trang vàng.

"Kỷ nguyên Tăng cường" sẽ cho phép bạn an toàn hơn và có nhiều quyền kiểm soát dữ liệu mà bạn chia sẻ hơn bao giờ hết, nhưng hãy chuẩn bị tinh thần rằng nó cũng cần độ minh bạch tối thiểu để bạn được tin tưởng trong xã hội này. Niềm tin trong “Kỷ nguyên Tăng cường” hoàn toàn tùy thuộc vào việc bạn có sử dụng công nghệ hay không và liệu bạn có đủ khả năng tận dụng công nghệ đó để tạo lợi thế cho bản thân trong một cộng đồng kỹ thuật số hay không.

Tóm lại, ở một xã hội số rộng lớn và trong một “Xã hội tăng cường” (Augmented Social) chúng ta cần phải thỏa hiệp giữa tính riêng tư và lòng tin cậy để có thể sống một cách thoải mái trong đó. Bạn sẽ không thể thiết lập lòng tin mà không chia sẻ, không dùng công nghệ và không có lai lịch. Đương nhiên, đừng chia sẻ quá mức, nhưng cũng đừng tự cô lập bản thân.

Tác giả: Đào Trung Thành, CTO - MVV Group, HLV học phần Quản trị Tri thức trong Kỷ nguyên Số trong chương trình Quản trị Kinh doanh Thông minh - iCEO.