Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 8: Điều gì mới trong các cuộc khủng hoảng truyền thông hiện nay? Cả thế giới đang quan sát bạn – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Quản lý Khủng hoảng Truyền thông - Ngày 8: Điều gì mới trong các cuộc khủng hoảng truyền thông hiện nay? Cả thế giới đang quan sát bạn

Jul 25, 2018

Thomas Friedman, nhà báo nổi tiếng của Mỹ, người đã ba lần nhận giải Pulizer (người quen thuộc với bạn đọc Việt Nam hơn với vai trò là tác giả của cuốn sách “Chiếc xe Lexus và cây Olive”) kể lại trong chuyên mục mà ông phụ trách trên báo New York Times số ra ngày 27/6/2007: “Ba năm trước, khi tôi đang ở sân bay Logan ở thành phố Boston để lên một chuyến máy bay, tôi quyết định đi mua mấy tờ tạp chí để đọc giết thời gian. Khi tôi tới gần quầy tính tiền, một phụ nữ tiến lại từ phía khác và đứng đằng sau tôi – tôi nghĩ vậy. Nhưng khi tôi đưa tiền để thanh toán, người phụ nữ này nói rất to “xin lỗi nhá, tôi đứng trước đấy”, rồi sau đó, cô ta nhìn như chẻ đôi tôi ra “Tôi biết ông là ai đấy!”. Tôi nói tôi rất xin lỗi, nhưng tôi đứng trước!”. Nhưng nếu câu chuyện đó xảy ra bây giờ – Thomas Friedman nói tiếp – phản ứng của tôi chắc chắn sẽ khác hẳn. Tôi sẽ bảo: “Thưa cô, tôi sai rồi! Xin cứ mua trước! Hay liệu tôi có thể mua mấy tờ báo đó cho cô? Hay để tôi mời cô ăn trưa? Hay để tôi đánh giày cho cô nhé?” Tại sao? Bởi vì tôi nghĩ cô ta có thể có một blog, hay điện thoại di động của cô ta có chức năng chụp hình, và cô ta có thể nói cho cả thế giới nghe về vụ va chạm giữa tôi và cô ta, hoàn toàn theo cái nhìn của cô ấy, mô tả thái độ trịch thượng, thô bạo, cái thái độ làm-như-có-thể-chen-hàng hỗn hào của tôi.

Internet và kết nối 3G, mạng xã hội, điện thoại thông minh…tất cả những cái đó đã đảo ngược thế giới của những chuyên gia quản trị khủng hoảng truyền thông. Chào mừng bạn đến với nỗi kinh hoàng của “báo chí công dân”! Hiện nay, mỗi một người với một tài khoản trên mạng xã hội hoặc sở hữu một blog có thể được coi là một nhà báo, và nếu họ sở hữu một điện thoại thông minh với chức năng chụp hình, họ có thể được coi là một paparazzi. Nếu họ có một tài khoản YouTube, bạn có một phóng viên truyền hình luôn theo sát bạn. Chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có bốn triệu người có tài khoản Facebook, hay 1.6 triệu người sở hữu điện thoại thông minh. Nếu như trước đây, các hệ thống “giám sát tin xấu” chỉ phải theo dõi “hành tung” của khoảng vài trăm nhà báo và thông tin đăng tải trên khoảng hơn một trăm ấn phẩm tại Việt Nam, thì hiện nay, chúng ta đang có khoảng 4 triệu “nhà báo công dân” với gần hai triệu “phóng viên truyền hình nghiệp dư” đang ở trên đường phố, giám sát bạn 24 giờ mỗi ngày, bẩy ngày một tuần. Và đó chưa phải là tin xấu nhất, tin xấu nhất đó là thông tin của họ luôn được cập nhật theo thời gian thực tế (real-time), và nó không bao giờ ngủ.

Sự kết nối của mạng xã hội, các cộng đồng ảo khiến cho các vấn đề có xu hướng “lây lan” nhanh chóng hơn rất nhiều, và nếu như trước khi, người ta chủ yếu e ngại một vấn đề ở Việt Nam có thể tình cờ xuất hiện trên báo chí quốc tế, thì giờ đây, người ta không phải e ngại, mà chắc chắn rằng một vấn đề quốc tế, hay vấn đề xảy ra ở một nơi xa lạ nào đó, chẳng mấy chốc sẽ là một vấn đề mà công ty hay thương hiệu ở Việt Nam phải đối mặt. Khi một nghiên cứu gây sốc được đưa lên mặt báo ở Úc, chỉ tối hôm đó, thông tin này đã được đưa lên thảo luận trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ ở Việt Nam với số lượng thành viên lên đến hàng triệu người (vì một trong những thành viên của họ đang sinh sống ở Úc). Cuộc thảo luận này nhanh chóng trở thành nóng bỏng, với hàng ngàn lượt bình luận, phân tích, và chỉ sáng hôm sau, đã xuất hiện trên một số trang báo mạng và cả báo in ở Việt Nam.

Vì cần cạnh tranh về tốc độ của thông tin, cũng như độ “nóng” của các sự kiện, xu hướng các tờ báo in trước đây từng có uy tín lấy thông tin từ những nguồn phi chính thống và khó có thể kiểm chứng như các diễn đàn, các cuộc thảo luận trên mạng xã hội, những tin đồn đại vô căn cứ càng ngày càng phổ biến. Đó là lý do đối với các chuyên gia quản trị khủng hoảng truyền thông, nguyên tắc “hai mươi tư giờ vàng” từ lâu đã trở nên lạc hậu. “Chúng ta không có hai mươi tư giờ. Thậm chí chúng ta không có đến hai mươi tư phút. Chắc giờ chúng ta chỉ có hơn hai phút đồng hồ để quyết định bước đi kế tiếp của chúng ta” – là câu nói cửa miệng của họ hiện nay.

Nguồn: Nguyễn Thanh Sơn

Xem thêm:

Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 1
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 2
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 3
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 4
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 5
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 6
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 7
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 9
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 10
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 11
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 12
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 13

Quản lý Khủng hoảng Truyền thông - Ngày 8: Điều gì mới trong các cuộc khủng hoảng truyền thông hiện nay? Cả thế giới đang quan sát bạn

Jul 25, 2018

Thomas Friedman, nhà báo nổi tiếng của Mỹ, người đã ba lần nhận giải Pulizer (người quen thuộc với bạn đọc Việt Nam hơn với vai trò là tác giả của cuốn sách “Chiếc xe Lexus và cây Olive”) kể lại trong chuyên mục mà ông phụ trách trên báo New York Times số ra ngày 27/6/2007: “Ba năm trước, khi tôi đang ở sân bay Logan ở thành phố Boston để lên một chuyến máy bay, tôi quyết định đi mua mấy tờ tạp chí để đọc giết thời gian. Khi tôi tới gần quầy tính tiền, một phụ nữ tiến lại từ phía khác và đứng đằng sau tôi – tôi nghĩ vậy. Nhưng khi tôi đưa tiền để thanh toán, người phụ nữ này nói rất to “xin lỗi nhá, tôi đứng trước đấy”, rồi sau đó, cô ta nhìn như chẻ đôi tôi ra “Tôi biết ông là ai đấy!”. Tôi nói tôi rất xin lỗi, nhưng tôi đứng trước!”. Nhưng nếu câu chuyện đó xảy ra bây giờ – Thomas Friedman nói tiếp – phản ứng của tôi chắc chắn sẽ khác hẳn. Tôi sẽ bảo: “Thưa cô, tôi sai rồi! Xin cứ mua trước! Hay liệu tôi có thể mua mấy tờ báo đó cho cô? Hay để tôi mời cô ăn trưa? Hay để tôi đánh giày cho cô nhé?” Tại sao? Bởi vì tôi nghĩ cô ta có thể có một blog, hay điện thoại di động của cô ta có chức năng chụp hình, và cô ta có thể nói cho cả thế giới nghe về vụ va chạm giữa tôi và cô ta, hoàn toàn theo cái nhìn của cô ấy, mô tả thái độ trịch thượng, thô bạo, cái thái độ làm-như-có-thể-chen-hàng hỗn hào của tôi.

Internet và kết nối 3G, mạng xã hội, điện thoại thông minh…tất cả những cái đó đã đảo ngược thế giới của những chuyên gia quản trị khủng hoảng truyền thông. Chào mừng bạn đến với nỗi kinh hoàng của “báo chí công dân”! Hiện nay, mỗi một người với một tài khoản trên mạng xã hội hoặc sở hữu một blog có thể được coi là một nhà báo, và nếu họ sở hữu một điện thoại thông minh với chức năng chụp hình, họ có thể được coi là một paparazzi. Nếu họ có một tài khoản YouTube, bạn có một phóng viên truyền hình luôn theo sát bạn. Chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có bốn triệu người có tài khoản Facebook, hay 1.6 triệu người sở hữu điện thoại thông minh. Nếu như trước đây, các hệ thống “giám sát tin xấu” chỉ phải theo dõi “hành tung” của khoảng vài trăm nhà báo và thông tin đăng tải trên khoảng hơn một trăm ấn phẩm tại Việt Nam, thì hiện nay, chúng ta đang có khoảng 4 triệu “nhà báo công dân” với gần hai triệu “phóng viên truyền hình nghiệp dư” đang ở trên đường phố, giám sát bạn 24 giờ mỗi ngày, bẩy ngày một tuần. Và đó chưa phải là tin xấu nhất, tin xấu nhất đó là thông tin của họ luôn được cập nhật theo thời gian thực tế (real-time), và nó không bao giờ ngủ.

Sự kết nối của mạng xã hội, các cộng đồng ảo khiến cho các vấn đề có xu hướng “lây lan” nhanh chóng hơn rất nhiều, và nếu như trước khi, người ta chủ yếu e ngại một vấn đề ở Việt Nam có thể tình cờ xuất hiện trên báo chí quốc tế, thì giờ đây, người ta không phải e ngại, mà chắc chắn rằng một vấn đề quốc tế, hay vấn đề xảy ra ở một nơi xa lạ nào đó, chẳng mấy chốc sẽ là một vấn đề mà công ty hay thương hiệu ở Việt Nam phải đối mặt. Khi một nghiên cứu gây sốc được đưa lên mặt báo ở Úc, chỉ tối hôm đó, thông tin này đã được đưa lên thảo luận trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ ở Việt Nam với số lượng thành viên lên đến hàng triệu người (vì một trong những thành viên của họ đang sinh sống ở Úc). Cuộc thảo luận này nhanh chóng trở thành nóng bỏng, với hàng ngàn lượt bình luận, phân tích, và chỉ sáng hôm sau, đã xuất hiện trên một số trang báo mạng và cả báo in ở Việt Nam.

Vì cần cạnh tranh về tốc độ của thông tin, cũng như độ “nóng” của các sự kiện, xu hướng các tờ báo in trước đây từng có uy tín lấy thông tin từ những nguồn phi chính thống và khó có thể kiểm chứng như các diễn đàn, các cuộc thảo luận trên mạng xã hội, những tin đồn đại vô căn cứ càng ngày càng phổ biến. Đó là lý do đối với các chuyên gia quản trị khủng hoảng truyền thông, nguyên tắc “hai mươi tư giờ vàng” từ lâu đã trở nên lạc hậu. “Chúng ta không có hai mươi tư giờ. Thậm chí chúng ta không có đến hai mươi tư phút. Chắc giờ chúng ta chỉ có hơn hai phút đồng hồ để quyết định bước đi kế tiếp của chúng ta” – là câu nói cửa miệng của họ hiện nay.

Nguồn: Nguyễn Thanh Sơn

Xem thêm:

Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 1
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 2
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 3
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 4
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 5
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 6
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 7
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 9
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 10
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 11
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 12
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 13