Theo Google, đây là 10 phẩm chất mà những nhà quản lý giỏi nhất đều có – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Theo Google, đây là 10 phẩm chất mà những nhà quản lý giỏi nhất đều có

Nov 27, 2018

Từ năm 2008, Google đã bắt đầu một cuộc nghiên cứu về những yếu tố làm nên một nhà quản lý tuyệt vời. Nó được gọi là Dự án Oxygen. Đây là điều họ tìm ra.

Dự án Oxygen

Google đã tìm cách để xác định điểm chung giữa những nhà quản lý giỏi nhất tại công ty này. Dựa trên một cuộc khảo sát nội bộ, Google đã áp dụng những kết quả thu được vào các chương trình phát triển kỹ năng quản trị.

Theo thời gian, Google phát hiện ra rằng khi công khai và đào tạo các nhà quản lý theo những nguyên tắc này, họ đã nhận được sự cải thiện rõ rệt về tỷ lệ nghỉ việc, sự hài lòng và hiệu suất làm việc.

10 hành vi của một nhà quản lý tuyệt vời

Dưới đây là 10 hành vi tạo nên một nhà quản lý tuyệt vời tại Google:

1. Là người huấn luyện giỏi

Một nhà quản trị tuyệt vời không chỉ là người có hiệu suất làm việc tốt. Họ đầu tư thời gian và năng lượng vào việc huấn luyện người khác. Họ chia sẻ những phương pháp làm việc tốt nhất để giúp các thành viên trong đội ngũ phát triển.

2. Trao quyền và không micromanage

Bạn đã làm điều gì để trao quyền cho những thành viên trong đội của mình, cũng như cho những người khác trong tổ chức?

Micromanage (quản lý từng chi tiết) là một trong những sai lầm lớn mà những nhà quản lý thiếu kinh nghiệm thường mắc. Hãy linh hoạt. Đôi khi, bạn cần phải tránh ra để nhân viên làm công việc của họ. Không ai thích một người quản lý từng li từng tí cả.

3. Tạo ra một môi trường gắn kết, thể hiện sự quan tâm đến thành công và hạnh phúc của nhân viên

Hãy gắn kết mọi người và khiến họ trở thành một phần của nhiệm vụ. Hãy tạo ra một môi trường trong đó tất cả mọi người đều có thể đặt câu hỏi, thử nghiệm và đều xuất ý tưởng mới.

4. Có năng suất làm việc cao và hướng đến kết quả

Kết quả là quan trọng, nhưng bạn cần phải tạo ra một văn hóa trong đó tất cả mọi người đều cố gắng hết mình để mang đến kết quả mong đợi.

Hãy vẽ ra một kết quả mà bạn muốn nhận được và hướng dẫn nhân viên cách để đạt được kết quả đó. Đừng chỉ đặt ra mục tiêu và hy vọng sẽ đạt được kết quả như ý.

5. Là một người truyền thông tốt, có khả năng lắng nghe và chia sẻ thông tin

Có quá nhiều nhà quản lý thất bại bởi vì họ không thể truyền thông. Truyền thông không thể thực hiện từ trên xuống hay không có định hướng. Việc lắng nghe là vô cùng quan trọng. Hãy đầu tư thời gian để đến tận nơi và lắng nghe chia sẻ của nhân viên.

6. Hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp và cùng thảo luận về hiệu quả công việc với nhân viên

Đừng tập trung vào những điều mà nhân viên có thể làm cho bạn. Hãy tập trung vào những điều bạn có thể làm cho họ – và bạn có thể cùng họ đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức như thế nào.

Lộ trình phát triển nghề nghiệp là rất quan trọng – hãy cho nhân viên của bạn điều họ cần phát triển. Việc phản hồi (tích cực và xây dựng) cũng rất quan trọng, hãy đảm bảo bạn thực hiện đúng điều này.

7. Có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng cho đội ngũ

Nếu người quản lý không có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng, làm sao đội ngũ phát triển được? Đầu tiên, nhà quản lý cần đặt ra nền tảng và định hướng cho cả nhóm.

8. Có những kỹ năng quan trọng để hướng dẫn cho cả nhóm khi cần

Các nhà quản lý không ngừng làm việc khi họ trở thành quản lý. Thay vào đó, họ bắt tay vào công việc khó khăn.

Không chỉ có thể giúp đạt được kết quả tốt hơn, bạn còn có thể tăng cường uy tín khi thể hiện chuyên môn của mình.

9. Hợp tác toàn tổ chức

Đội ngũ của bạn không phải là một hòn đảo biệt lập. Bạn cần hợp tác với những bộ phận khác trên toàn tổ chức. Bạn có chuyên môn mà ai đó trong một bộ phân khác có thể cần, và họ cũng có những kỹ năng hữu ích đối với bạn.

Mọi người chia sẻ càng nhiều thì tổ chức càng phát triển. Việc hợp tác tạo ra những kết quả rất tuyệt vời.

10. Là một người ra quyết định giỏi

Việc phân tích rất hữu ích. Chiến lược cũng quan trọng. Tuy nhiên, không gì có thể thay thế khả năng ra quyết định.

Bạn có thể dành thời gian vô hạn cho việc phân tích, lên chiến lược và thử nghiệm, nhưng chỉ có hành động mới đem lại kết quả.

Tìm hiểu thêm về chương trình phát triển Kỹ năng lãnh đạo cũng như các chương trình đào tạo nội bộ của chúng tôi bằng cách để lại thông tin liên hệ tại ĐÂY.

Tác giả: Zack Friedman, Founder & CEO, Make Lemonade

Theo Google, đây là 10 phẩm chất mà những nhà quản lý giỏi nhất đều có

Nov 27, 2018

Từ năm 2008, Google đã bắt đầu một cuộc nghiên cứu về những yếu tố làm nên một nhà quản lý tuyệt vời. Nó được gọi là Dự án Oxygen. Đây là điều họ tìm ra.

Dự án Oxygen

Google đã tìm cách để xác định điểm chung giữa những nhà quản lý giỏi nhất tại công ty này. Dựa trên một cuộc khảo sát nội bộ, Google đã áp dụng những kết quả thu được vào các chương trình phát triển kỹ năng quản trị.

Theo thời gian, Google phát hiện ra rằng khi công khai và đào tạo các nhà quản lý theo những nguyên tắc này, họ đã nhận được sự cải thiện rõ rệt về tỷ lệ nghỉ việc, sự hài lòng và hiệu suất làm việc.

10 hành vi của một nhà quản lý tuyệt vời

Dưới đây là 10 hành vi tạo nên một nhà quản lý tuyệt vời tại Google:

1. Là người huấn luyện giỏi

Một nhà quản trị tuyệt vời không chỉ là người có hiệu suất làm việc tốt. Họ đầu tư thời gian và năng lượng vào việc huấn luyện người khác. Họ chia sẻ những phương pháp làm việc tốt nhất để giúp các thành viên trong đội ngũ phát triển.

2. Trao quyền và không micromanage

Bạn đã làm điều gì để trao quyền cho những thành viên trong đội của mình, cũng như cho những người khác trong tổ chức?

Micromanage (quản lý từng chi tiết) là một trong những sai lầm lớn mà những nhà quản lý thiếu kinh nghiệm thường mắc. Hãy linh hoạt. Đôi khi, bạn cần phải tránh ra để nhân viên làm công việc của họ. Không ai thích một người quản lý từng li từng tí cả.

3. Tạo ra một môi trường gắn kết, thể hiện sự quan tâm đến thành công và hạnh phúc của nhân viên

Hãy gắn kết mọi người và khiến họ trở thành một phần của nhiệm vụ. Hãy tạo ra một môi trường trong đó tất cả mọi người đều có thể đặt câu hỏi, thử nghiệm và đều xuất ý tưởng mới.

4. Có năng suất làm việc cao và hướng đến kết quả

Kết quả là quan trọng, nhưng bạn cần phải tạo ra một văn hóa trong đó tất cả mọi người đều cố gắng hết mình để mang đến kết quả mong đợi.

Hãy vẽ ra một kết quả mà bạn muốn nhận được và hướng dẫn nhân viên cách để đạt được kết quả đó. Đừng chỉ đặt ra mục tiêu và hy vọng sẽ đạt được kết quả như ý.

5. Là một người truyền thông tốt, có khả năng lắng nghe và chia sẻ thông tin

Có quá nhiều nhà quản lý thất bại bởi vì họ không thể truyền thông. Truyền thông không thể thực hiện từ trên xuống hay không có định hướng. Việc lắng nghe là vô cùng quan trọng. Hãy đầu tư thời gian để đến tận nơi và lắng nghe chia sẻ của nhân viên.

6. Hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp và cùng thảo luận về hiệu quả công việc với nhân viên

Đừng tập trung vào những điều mà nhân viên có thể làm cho bạn. Hãy tập trung vào những điều bạn có thể làm cho họ – và bạn có thể cùng họ đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức như thế nào.

Lộ trình phát triển nghề nghiệp là rất quan trọng – hãy cho nhân viên của bạn điều họ cần phát triển. Việc phản hồi (tích cực và xây dựng) cũng rất quan trọng, hãy đảm bảo bạn thực hiện đúng điều này.

7. Có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng cho đội ngũ

Nếu người quản lý không có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng, làm sao đội ngũ phát triển được? Đầu tiên, nhà quản lý cần đặt ra nền tảng và định hướng cho cả nhóm.

8. Có những kỹ năng quan trọng để hướng dẫn cho cả nhóm khi cần

Các nhà quản lý không ngừng làm việc khi họ trở thành quản lý. Thay vào đó, họ bắt tay vào công việc khó khăn.

Không chỉ có thể giúp đạt được kết quả tốt hơn, bạn còn có thể tăng cường uy tín khi thể hiện chuyên môn của mình.

9. Hợp tác toàn tổ chức

Đội ngũ của bạn không phải là một hòn đảo biệt lập. Bạn cần hợp tác với những bộ phận khác trên toàn tổ chức. Bạn có chuyên môn mà ai đó trong một bộ phân khác có thể cần, và họ cũng có những kỹ năng hữu ích đối với bạn.

Mọi người chia sẻ càng nhiều thì tổ chức càng phát triển. Việc hợp tác tạo ra những kết quả rất tuyệt vời.

10. Là một người ra quyết định giỏi

Việc phân tích rất hữu ích. Chiến lược cũng quan trọng. Tuy nhiên, không gì có thể thay thế khả năng ra quyết định.

Bạn có thể dành thời gian vô hạn cho việc phân tích, lên chiến lược và thử nghiệm, nhưng chỉ có hành động mới đem lại kết quả.

Tìm hiểu thêm về chương trình phát triển Kỹ năng lãnh đạo cũng như các chương trình đào tạo nội bộ của chúng tôi bằng cách để lại thông tin liên hệ tại ĐÂY.

Tác giả: Zack Friedman, Founder & CEO, Make Lemonade